Sáng lên rừng chăn bò, chiều đi thi
Gia tài lớn nhất của gia đình là ba con bò nên dù chiều phải đi thi THPT quốc gia, buổi sáng Nguyễn Văn Ánh vẫn phải lên rừng coi ngó bò giúp mẹ.
Thí sinh Nguyễn Văn Ánh tranh thủ ôn bài lúc bò no cỏ – Ảnh: NHẬT LINH
Nhà của Ánh thuộc diện nghèo nhất xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế. Năm miệng ăn trong nhà đều trông cả vào đàn bò ba con do một dự án kinh tế hỗ trợ và một sào lúa.
Cái nghèo khiến anh trai Ánh phải bỏ học đại học giữa chừng đi làm phụ giúp gia đình. Nhà đã nghèo lại càng nghèo thêm, mọi gánh nặng đều dồn lên vai mẹ.
Thương mẹ, Ánh quyết định sáng đi học thì chiều xin đi làm phụ hồ giúp mẹ nuôi em. Suy nghĩ cơm áo gạo tiền đã khiến một cậu nhóc 17 tuổi phải “chín ép” để trưởng thành sớm.
Do thể hình nhỏ con, sức khỏe lại yếu nên Ánh không được chủ thầu thuê đi phụ hồ nhiều như các thanh niên cùng trang lứa trong xóm. Mỗi lần được chủ gọi phụ và trả công 100.000 đồng/buổi, cậu học trò mừng rơn ra mặt. Số tiền này Ánh đều đưa về cho mẹ mua thêm ngọn rau, con cá trong bữa ăn đạm bạc hằng ngày.
“Vừa rồi tranh thủ mấy ngày nghỉ để chuẩn bị thi, mình đi phụ hồ được hơn 1 triệu đồng. Số tiền này mình đưa cho mẹ để mẹ đóng học phí còn nợ ở trường cho mình và em gái” – Ánh nói.
Video đang HOT
Trong đợt thi lần này, dự định chỉ thi để xét tốt nghiệp nên ngoài các môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thì Ánh chọn thi thêm nhóm môn khoa học xã hội.
Buổi sáng ngày thi thứ hai được nghỉ nên Ánh quyết định lên rừng chăn đàn bò ba con của gia đình phụ mẹ. Trước khi ra khỏi nhà, cậu học trò nghèo không quên cầm theo sách vở, bộ đề thi… của hai môn tiếng Anh và địa lý theo để tranh thủ ôn tập.
Sau khi cho bò ăn no, Ánh bắt đầu chọn một gốc cây mát mẻ rồi lôi bài tập các môn học ra chăm chú đọc. Ánh nói lực học môn tiếng Anh của mình không được tốt, nên đành phải chịu khó xem nhiều bài giải trắc nghiệm ở các đề thi thử mới mong kiếm được điểm môn này.
Thấy con của các chú, các bác trong xóm đi học mà mê. Vậy nên sau khi thi xong năm nay, mình sẽ xin đi làm phụ hồ tích góp thêm tiền. Nếu được thì năm sau mình sẽ thi tiếp lên ĐH, CĐ
Thí sinh Nguyễn Văn Ánh
Ánh chia sẻ với chúng tôi rằng Ánh rất muốn đi học ĐH ngành công nghệ thông tin, nhưng vì nhà không có tiền nên trước mắt chỉ chọn thi để xét tốt nghiệp.
Nói về cậu học trò của mình, cô Hồ Thị Lý, giáo viên Trường THPT Hương Giang (huyện Nam Đông), cho biết Ánh là học sinh ngoan, hiền lành.
Dù gia cảnh khó khăn, thường xuyên phải đi làm phụ hồ giúp gia đình nhưng Ánh rất chịu khó trong học tập. Tuy còn rụt rè trước đám đông, nhưng mỗi lần có bài khó là Ánh thường mạnh dạn hỏi bạn bè và thầy cô ngay.
Theo tuoitre.vn
Hà Tĩnh: Cảm phục anh thợ hồ hơn 20 lần hiến máu cứu người
"Mình hiến máu cứu người không vì mục đích gì cả mà nó xuất phát từ cái tâm thôi. Mỗi lần đi hiến máu mình không hề có đắn đo, cứ nghĩ việc mình làm sẽ giúp được nhiều người là trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái rồi."
Đó là chia sẻ bộc bạch của anh Nguyễn Đức Dương (SN 1975, trú thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Mặc dù công việc hàng ngày vất vả, bộn bề với nỗi lo "cơm áo gạo tiền", nhưng gần 9 năm qua, anh đã 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện cứu người.
Chia sẻ về câu chuyện "bén duyên" với hoạt động hiến máu, anh Dương cho biết, năm 2009, trong một lần nghe loa phát thanh xã vận động người dân đi hiến máu, anh đã một mình lên UBND huyện tham gia hiến máu lần đầu tiên. Lúc ấy, kết quả xét nghiệm cho biết anh có nhóm máu AB, có thể cho máu để cứu người nên anh vui lắm, cái cảm giác đó đối với anh không sao quên được.
Anh Dương rất vui vẻ khi kể về hoạt động hiến máu cứu người của mình.
Ngày ngày đi phụ hồ, hoặc ai thuê gì làm nấy; vợ cũng không có việc làm, 2 con nhỏ đang trong độ tuổi đi học cùng người mẹ già nên cuộc sống gia đình anh Dương hết sức vất vả. Thế nhưng, hễ có người bệnh cần hiến máu là anh lại sẵn sàng tình nguyện tham gia.
"Ngoài việc hiến máu ở các đợt phát động, thì khi có bệnh nhân nghèo mổ tim, thận hoặc cần máu điều trị bệnh hiểm nghèo, tôi luôn sẵn sàng. Có những năm tôi hiến đến 3 lần như năm 2014 và năm 2017" - anh Dương nói.
Có người cho rằng anh "gàn dở", đi phụ hồ kiếm từng đồng đóng học cho con mà lại cho máu không lấy tiền; nhưng với anh, hiến máu cứu người là hành động cao cả, nhân văn. Minh chứng cho điều đó, kể từ lần hiến máu đầu tiên, đến nay anh Dương đã có "bảng thành tích" với 18 lần hiến máu tại Bệnh viện đa huyện Lộc Hà và 3 lần hiến máu trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.
Hàng chục tấm giấy chứng nhận hiến máu của các hội viên trong nhóm mà anh Dương vận động được anh Dương cất giữ cẩn thận.
Ngoài việc tự mình đi hiến máu, anh Dương còn vận động được rất nhiều thanh niên ở địa phương cùng tham gia. Đến nay, anh đã thành lập nhóm và vận động được gần 100 lượt hiến máu.
Nhận xét về anh phụ hồ có tấm lòng cao cả này, anh Đào Khắc Qúy - Bí thư Huyện đoàn Lộc Hà nói: "Với sức khỏe tốt và sự nhiệt tình, nhiều năm qua, anh Dương đã tích cực hiến máu cứu người, giúp nhiều bệnh nhân nghèo vượt qua cơn nguy kịch. Anh Dương là tấm gương điển hình về hoạt động hiến máu của địa phương".
Với nghĩa cử cao đẹp của người thợ hồ, Hội Chữ thập đỏ từ huyện đến tỉnh đã nhiều lần trao tặng Giấy khen cho anh Dương.
Với những thành tích 21 lần hiến máu tình nguyện anh Dương đã nhận rất nhiều Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong công tác hiến máu tình nguyện.
Tiến Hiệp
Theo Dân trí
Thủy điện "chặn" đường lên rẫy của dân Ngày 25/11, ông Trần Đình Khởi, Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã gửi tờ trình lên UBND huyện về việc Thủy điện Thượng Nhật (thôn 3, xã Thượng Nhật) tích nước ảnh hưởng người dân. Theo ông Khởi, công trình thủy điện Thượng Nhật đã tiến hành với tiến độ 60%. Hiện đường...