Sáng 1/6, gần 86.000 thí sinh làm thủ tục dự thi vào lớp 10 ở Hà Nội
Sáng nay (1/6), gần 86.000 thí sinh sẽ đến các điểm thi làm thủ tục để bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội năm học 2019-2020.
Năm nay, gần 86.000 học sinh sẽ phải cạnh tranh để có suất vào hơn 100 trường THPT công lập của Hà Nội, với tổng số hơn 64.400 chỉ tiêu, bao gồm cả hệ chuyên.
Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng 21.400 học sinh (khoảng 25% tổng số thí sinh dự thi) sẽ phải theo học tại các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính hoặc trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn, hoặc theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.
Đây cũng là năm đầu tiên Hà Nội tuyển sinh theo phương thức mới: chỉ sử dụng kết quả thi tuyển thay vì kết hợp thi tuyển và xét tuyển như các năm trước đây. Học sinh sẽ phải thi 4 môn thay vì 2 môn như trước.
Cụ thể, học sinh sẽ dự thi bốn môn, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử, trong hai ngày 2 và 3/6. Từ chiều ngày 3/6 đến 5/6 là thời gian thi của các thí sinh dự thi trường chuyên và chương trình song bằng.
Trước đó, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 toàn TP Hà Nội có 169 điểm thi với 3.600 phòng thi.
Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi
Video đang HOT
Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội áp dụng theo quy chế thi THPT quốc gia 2019 nên tại tất cả các điểm thi của Hà Nội đều lắp camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản đề thi, bài thi cũng như phòng chấm bài thi tự luận, trắc nghiệm của kỳ thi.
Hệ thống camera này không có kết nối internet; phải có bộ lưu điện dự phòng, dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày, số lượng và vị trí lắp đặt camera phải đảm bảo bao quát được toàn bộ các hoạt động trong phòng.
Đối với môn Ngoại ngữ, sáng ngày 3/6, thí sinh làm bài tự luận vào tờ đề thi, trả lời phần trắc nghiệm vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Đối với bài thi Lịch sử thí sinh trả lời trực tiếp vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Thí sinh chú ý nghe cán bộ coi thi hướng dẫn việc ghi đủ thông tin vào các mục trên phiếu trả lời trắc nghiệm, đặc biệt là ghi và tô số báo danh.
Ngay sau khi phát đề thi, thí sinh phải kiểm tra tình trạng đề có bị mờ, nhòe phải lập tức báo cáo cán bộ coi thi. Nếu sau 10 phút đối với môn Ngoại ngữ, 5 phút đối với đề Lịch sử thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài thi.
Khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thi thứ nhất giơ cao túi đựng đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau của túi vẫn còn nguyên niêm phong. 2 thí sinh sẽ được chứng kiến và ký biên bản xác nhận đề thi còn nguyên nhãn niêm phong.
Theo infonet
Những thay đổi quan trọng lần đầu áp dụng tuyển sinh lớp 10 Hà Nội
Năm nay, lần đầu tiên Hà Nội chỉ thi tuyển sinh lớp 10 mà không kết hợp xét tuyển sau hơn chục năm; lần đầu tiên có môn thi trắc nghiệm, lắp camera giám sát khu bảo quản đề thi, bài thi và khu chấm thi...
Thí sinh dự thi lớp 10 tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) năm học 2018-2019 - ẢNH: NGỌC THẮNG
Sáng qua (30.5), Sở GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác coi thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 diễn ra ngày 2 - 3.6, trong đó nhấn mạnh cách thức thực hiện những nội dung quan trọng này.
Lưu ý khi lần đầu tiên có môn thi trắc nghiệm
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 ở Hà Nội có 4 môn thi gồm: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử. Trong đó lần đầu tiên có môn thi dưới hình thức trắc nghiệm là lịch sử và một phần của môn ngoại ngữ.
Bài thi môn lịch sử có thời gian làm bài 60 phút và sẽ có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh (TS) liền kề không trùng mã đề. TS làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.
Sự điều chỉnh này kéo theo nhiều phần việc trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi. Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng đặc biệt lưu ý các cán bộ làm nhiệm vụ coi thi cần hướng dẫn kỹ TS về kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm để tránh những thiệt thòi về kết quả bài thi khi TS dự thi vào lớp 10 chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài thi trắc nghiệm.
Lắp camera giám sát tại cả 169 điểm thi
Ông Phạm Quốc Toản cho biết: "Năm nay, toàn thành phố có 169 điểm thi với hơn 3.600 phòng thi đáp ứng các điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ thi đã được rà soát và chốt danh sách cụ thể. Kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội áp dụng theo quy chế thi THPT quốc gia nên năm nay lắp camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi cũng như phòng chấm bài thi tự luận, trắc nghiệm của kỳ thi.
Sở GD-ĐT cũng bố trí mỗi điểm thi có một nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ việc giám sát vận hành hệ thống camera theo đúng quy định.
Người dân "nín thở theo dõi" kỳ thi
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, tổng số TS đăng ký dự thi vào lớp 10 năm nay là hơn 85.870, mặc dù số lượng giảm so với năm 2018 gần 10.000 TS, song so với năm 2017 vẫn nhiều hơn 10.000 TS. Đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất trong năm 2019 của Hà Nội. Thành phố huy động gần 11.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
Theo danh sách số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở từng trường THPT công lập không chuyên mà Sở GD-ĐT đã công bố, nhiều trường có tỷ lệ "chọi" khá cao. Đứng đầu trong danh sách này là THPT Chu Văn An, Sơn Tây, Yên Hòa, Nhân Chính... đều có tỷ lệ "chọi" từ 1/2,1 trở lên. Đáng chú ý, một số trường tốp giữa cũng có tỷ lệ khá cao như Nguyễn Văn Cừ 1/1,9; Trương Định 1/1,9; Vân Nội 1/1,7; Tây Hồ 1/1,5...
Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, so sánh số lượng TS dự thi vào lớp 10 của Hà Nội lớn hơn so với tổng dân số của tỉnh Hà Giang để nhấn mạnh về tính phức tạp và quan trọng của kỳ thi này. "Với tính chất cạnh tranh của kỳ thi này, người dân thủ đô đang "nín thở" theo dõi chúng ta, không chỉ ở khâu tổ chức ra đề, coi thi thế nào mà việc chấm thi, xét tuyển, nhập học... ra sao cũng phải làm hết sức nghiêm túc, tuyệt đối tuân thủ quy chế, quy định", ông Quang nhấn mạnh.
Tuyệt đối không để xảy ra sự cố lọt đề như năm 2018
Ông Lê Ngọc Quang nhắc lại sự cố lọt đề cả 2 môn văn và toán trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 (do một cán bộ coi thi được điều động thay thế, dùng điện thoại di động chụp đề thi gửi ra ngoài trong quá trình TS đang làm bài thi) để nhấn mạnh yêu cầu các phòng GD-ĐT cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia làm nhiệm vụ tại kỳ thi. Trước mỗi buổi thi cần yêu cầu 100% cán bộ, nhân viên giao nộp thiết bị điện tử cá nhân... tuyệt đối không để xảy ra sai phạm lọt, lộ đề thi.
Theo Thanh niên
Áp lực hãi hùng của nam sinh lớp trưởng khi trượt lớp 10 Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày phải sống trong áp lực khủng khiếp. Việt Anh có một thời cấp 2 theo em là "đáng mong ước". Bởi suốt 9 năm học, cả cấp 1 và 2, em đều...