Sản xuất iPhone 14 chậm hơn 3 tuần so với kế hoạch
Quá trình kiểm tra xác thực cho ít nhất một mẫu iPhone 14 đang chậm hơn 3 tuần so với kế hoạch do các nhà máy có trụ sở tại Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng phong tỏa.
Theo Nikkei Asia, trong trường hợp xấu nhất, sự chậm trễ này được cho là có thể ảnh hưởng đến sản lượng lô hàng iPhone 14 đầu tiên. Bất chấp các nới lỏng đang được triển khai, việc phong tỏa ở Thượng Hải và các khu vực lân cận bắt đầu vào cuối tháng 3 đã gây ra tác động lâu dài đến chuỗi cung ứng của Apple.
Apple đau đầu với chuỗi cung ứng iPhone 14 bị ảnh hưởng bởi các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc
Giám đốc điều hành tại một đối tác cung cấp của Apple cho biết: “Thật khó để bù đắp thời gian đã mất. Apple và các nhà cung cấp của họ đang làm việc suốt ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ”. Vị lãnh đạo này cũng nói thêm rằng các nhà máy ở Thượng Hải đang phục hồi với tốc độ “khá chậm”.
Apple được cho là đã yêu cầu các nhà cung cấp xúc tiến các nỗ lực phát triển sản phẩm để bù đắp khoảng thời gian đã mất trước khi sự chậm trễ ảnh hưởng đến lịch trình sản xuất iPhone điển hình. Apple dự kiến sẽ ra mắt 4 mẫu iPhone mới trong năm nay, gồm iPhone 14 6,1 inch, iPhone 14 Pro 6,1 inch, iPhone 14 Max 6,7 inch và iPhone 14 Pro Max 6,7 inch.
Hiện vẫn chưa rõ mẫu máy nào bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự chậm trễ do lệnh phong tỏa. Nguồn tin của Nikkei cho biết tất cả bốn mẫu iPhone 14 hiện trong giai đoạn phát triển của Kiểm tra xác thực kỹ thuật (EVT). Thông thường, tất cả các mẫu iPhone mới đều hoàn thành EVT và bước vào giai đoạn xác minh vào cuối tháng 6.
Sau giai đoạn phát triển iPhone mới, các đối tác lắp ráp chính của Apple là Foxconn và Pegatron sẽ bước vào giai đoạn được gọi là Giới thiệu sản phẩm mới (NPI), trong đó quy trình sản xuất sẽ được phác thảo cho thiết kế mới nhất. NPI diễn ra sau khi số quy trình xác nhận được thực hiện, thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 8, trước khi chuyển sang sản xuất hàng loạt.
Video đang HOT
Hoạt động sản xuất iPhone 14 được cho là đang chậm tiến độ 3 tuần so với thông thường
“Nếu quá trình phát triển có thể được đẩy nhanh và chuyển sang giai đoạn tiếp theo vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, các nhà cung cấp vẫn có thể đáp ứng được thời hạn sản xuất hàng loạt vào đầu tháng 9. Tuy nhiên nó thực sự phụ thuộc vào việc liệu quá trình có thể được tăng tốc nhanh chóng hay không”, một nguồn tin cho biết thêm.
Báo cáo nói thêm rằng, do các hạn chế về sinh hoạt và đi lại ở Thượng Hải vẫn được áp dụng nên hoạt động sản xuất iPhone 14 tiếp tục bị ảnh hưởng và hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường. Nhà phân tích cấp cao về chuỗi cung ứng Qiu Shifang cho biết với Nikkei rằng tình hình này có thể ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất mà còn sự phát triển của các sản phẩm mới. Ông nói: “Sẽ mất ít nhất một đến hai tháng để khôi phục chuỗi cung ứng”.
Apple đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam, Ấn Độ
Hãng công nghệ vừa thông báo với đối tác sẽ đẩy mạnh sản xuất ở các quốc gia châu Á nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.
Theo Wall Street Journal, Apple thông báo đến các đối tác rằng hãng sẽ tăng cường sản xuất các dòng sản phẩm của mình bên ngoài Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ là 2 quốc gia được hãng công nghệ nhắm đến để xây dựng các cơ sở mới, trong đó có iPhone.
Trong thời điểm này, những động thái của Apple được theo dõi chặt chẽ. Wall Street Journal nhận định bất kỳ quyết định nào của Apple cũng có thể ảnh hưởng tới những nhà sản xuất Mỹ khác trong thời gian tới.
Tránh phụ thuộc Trung Quốc
Năm 2021, các nhà máy tại Ấn Độ sản xuất khoảng 3,1% lượng iPhone cung ứng cho Apple. Con số đó có thể tăng lên 6-7% trong năm nay. Toàn bộ phần còn lại được sản xuất tại Trung Quốc.
Ban đầu, Apple có ý định biến Ấn Độ thành "Trung Quốc thứ 2". Tuy nhiên, hãng phải cân nhắc lại vì các đối tác không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia đang có nhiều xung đột về chính trị với Trung Quốc.
Do đó, hãng đã chuyển hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, vốn là một trong những trung tâm chế tạo, sản xuất chính của Samsung.
Apple có ý định mở rộng chuỗi cung ứng sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Mỹ ngày 17/5, CEO Tim Cook cho biết Apple có mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Đồng thời, ông còn dự tính tăng số lượng nhà cung cấp nội địa và nâng tỷ lệ sử dụng sản phẩm trong nước trong thời gian tới.
Vào tháng 4, khi được hỏi về tình hình chuỗi cung ứng, CEO Tim Cook từng khẳng định chuỗi cung ứng và những sản phẩm của họ hiện có tính toàn cầu hóa. "Chúng tôi đang tìm cách tối ưu hóa những nguồn lực mình đang có", ông bổ sung.
Táo khuyết nhiều năm qua đã tìm cách tránh phụ thuộc chuỗi sản xuất ở Trung Quốc, nhưng gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Giờ đây, khi tình hình đã ổn định hơn, hãng lại đẩy mạnh kế hoạch này và tìm kiếm những lãnh thổ khác để đa dạng hóa cơ sở sản xuất.
Hiện nay, hơn 90% thiết bị của Táo khuyết như iPhone, iPad và MacBook được chế tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia này, Apple có thể đối mặt với nhiều rủi ro do xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặt khác, do chính sách hạn chế nhập cảnh của Trung Quốc, các lãnh đạo và kỹ sư của tập đoàn công nghệ này không thể thường xuyên đến thăm xưởng sản xuất, từ đó khó theo dõi tiến độ làm việc. Tình trạng thiếu hụt năng lượng, mất điện diện rộng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Lợi thế của Trung Quốc
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, nguyên nhân khiến Apple vẫn giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài với Trung Quốc là do lực lượng lao động giàu kinh nghiệm và giá nhân công rẻ.
Cụ thể, quốc gia này sở hữu lượng người lao động lành nghề lớn nhất trong khu vực châu Á. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ Apple trong việc cung cấp đất đai, nhân công và nguyên vật liệu để sản xuất iPhone.
Một điểm mạnh khác của Trung Quốc lại nằm ở thị trường smartphone và máy tính sôi động, chiếm đến 1/5 lượng bán ra của Táo khuyết. Trong đó, iPhone giữ ngôi đầu bảng với 4 vị trí top đầu danh sách điện thoại bán chạy nhất quốc gia này.
Lực lượng nhân công rẻ và lành nghề là thế mạnh lớn nhất của Trung Quốc.
"Sở hữu thị trường lớn và hệ sinh thái phục vụ cho sản xuất lâu đời, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ", chuyên gia cho biết.
Do đó, việc chuyển trọng tâm sản xuất sang Việt Nam hay Ấn Độ sẽ khó tránh khỏi khó khăn và tốn nhiều thời gian, 9to5mac nhận định.
Mặt khác, theo Wall Street Journal, việc Apple mở rộng nhà máy ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc sẽ khiến nhiều công ty khác cân nhắc giảm phụ thuộc nguyên vật liệu vào đất nước này.
Đồng thời, các chuyên gia trong giới cho rằng kế hoạch này buộc Táo khuyết phải đầu tư số tiền lớn. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do giá cả hàng hóa tăng cao, thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Trước đó, Foxconn, đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đã mở thêm nhiều xưởng sản xuất ở Ấn Độ để đánh ứng nhu cầu mua iPhone cho thị trường nội địa quốc gia này. Những sản phẩm sắp sửa được ra mắt của Táo khuyết như kính AR được cho là sản xuất ở các quốc gia bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Foxconn tuyển thêm công nhân để đẩy mạnh sản xuất iPhone Foxconn đã bắt đầu thúc đẩy tuyển dụng công nhân tại các nhà máy sản xuất ở Trịnh Châu, Trung Quốc, thường được biết đến với hoạt động sản xuất iPhone trước lịch thời vụ thường niên trong nhiều năm qua. Theo AppleInsider, cơ sở sản xuất ở Trịnh Châu của Foxconn đã bắt đầu đợt tuyển dụng lớn vào tháng 5 nhằm...