Săn trứng kiến ở miền núi Thanh Hóa, chế biến thành món ngon ít người được nếm
Nghề săn trứng kiến của người dân Thanh Hóa đòi hỏi sự khéo léo, nếu không nhanh và cẩn thận thì đàn kiến bu khắp người và tấn công.
Vào bìa rừng đi săn trứng kiến
Khi tiết trời bắt đầu nắng ấm (khoảng tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch hàng năm), là thời điểm săn bắt trứng kiến của người dân các huyện miền núi Thanh Hóa như: Cẩm Thủy, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh,…
Trứng kiến thường làm tổ trên các cành cây ở bìa rừng như: Cây xoan, nhãn, vải, tre… có những tổ cách mặt đất đến cả chục mét. Vì vậy, người săn bắt phải trèo lên thân cây mới thu được “chiến lợi phẩm”.
Có thâm niên săn bắt trứng kiến hàng chục năm nay, anh Hà Văn Khơi (33 tuổi), trú ở thôn Đan, xã Ái Thượng (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) cho biết: Mùa săn trứng kiến thường được người dân căn cứ vào mùa hoa xoan. Khi loài hoa này nở cũng là thời điểm thu hoạch trứng kiến của bà con nơi đây.
Dụng cụ săn bắt trứng kiến khá đơn giản, mỗi người chỉ dắt bên mình một con dao, vài chiếc túi để đựng “chiến lợi phẩm”. Theo anh Khơi, nghề săn trứng kiến đòi hỏi sự khéo léo, động tác nhanh nhẹn, tránh bị kiến tấn công.
Loại kiến ở miền núi xứ Thanh thường là kiến đen hoặc vàng. Mỗi tổ kiến có hàng nghìn ngăn nuôi trứng. Vì vậy, sau khi hạ tổ kiến xuống đất, người thợ sẽ đặt tổ kiến lên chiếc mâm, mẹt hoặc bạt mang theo.
Sau đó, dùng dao khéo léo tách tổ kiến thành những miếng nhỏ, kiến trưởng thành sẽ thoát ra ngoài. Lúc này, thợ săn kiến sẽ dùng cành cây xua đuổi kiến rời khỏi tổ, để lại những hạt trứng kiến trắng muốt và bóng mẩy như hạt gạo. Người thợ sẽ sàng sẩy sạch cành, lá khô rồi cho vào túi đựng.
“Để thu hoạch được nhiều trứng kiến, chúng tôi thường chọn những ngày nắng ráo vì dễ leo trèo, việc xua đuổi kiến trưởng thành cũng dễ dàng hơn. Dù đã có kinh nghiệm, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những lần bị kiến tấn công, bu đầy người”, anh Khơi chia sẻ.
Theo kinh nghiệm của anh Khơi, khi bị kiến tấn công phải thật bình tĩnh, tìm cách rảy kiến ra khỏi người. Nếu la hét hay nhảy chồm lên càng khiến chúng bu vào đốt nhiều hơn.
Video đang HOT
Vào mùa săn bắt trứng kiến, trung bình mỗi ngày anh Khơi thu hoạch được 2-3 kg trứng kiến. Nếu may mắn, có hôm anh Khơi săn bắt được 4-5kg trứng kiến. Hiện nay, giá bán trứng kiến đang dao động khoảng 170.000 – 200.000 đồng/kg.
Anh Khơi cho biết, trứng kiến có vị ngọt, thơm, rất bùi và bổ dưỡng. Vì vậy, khi săn bắt được trứng kiến, bà con nơi đây thường giữ lại một ít để ăn, số còn lại bán cho các nhà hàng, chế biến thành những món đặc sản hút khách.
Khi lên với vùng cao Thanh Hóa, thực khách có thể thưởng thức những món ăn ngon làm từ trứng kiến như: Xôi trứng kiến, trứng kiến rang sả, cháo trứng kiến, cuốn lá lốt hoặc đơn giản là làm nhân bánh hay nấu canh,…
Thưởng thức hương vị khó quên từ trứng kiến
Xôi trứng kiến
Đây là món đặc sản khi du lịch ở miền Tây xứ Thanh vào mùa này. Món ăn dân dã này sẽ mang tới cảm giác khác lạ cho thực khách ngay lần đầu thưởng thức. Khác với những loại xôi thông thường, xôi trứng kiến có vị ngọt, dẻo thơm và béo ngậy tự nhiên khiến thực khách không thể nào quên.
Nguyên liệu để làm nên món ăn tuyệt hảo này rất đơn giản, chỉ có gạo nếp nương, trứng kiến, một chút hành khô phi thơm. Đặc biệt, xôi trứng kiến thường được bà con gói trong lá chuối ngự, giúp giữ nóng và làm cho xôi không bị nhão.
Xôi trứng kiến ngày nay đã có mặt tại nhiều nhà hàng, và là điểm nhấn cho thực khách khi có dịp về miền Tây xứ Thanh du lịch.
Trứng kiến xào xúc bánh đa
Đây là món ăn tuyệt hảo đảm bảo làm say lòng thực khách khi nhậu. Trứng kiến chính là “linh hồn” tạo nên món đặc sản khó quên này.
Từng hạt trứng kiến bóng mẩy được phi thơm cùng hành, ớt, mộc nhĩ băm nhỏ. Trong khi, bánh đa được chiên giòn, khi ăn thực khách sẽ bẻ bánh đa thưởng thức cùng trứng kiến.
Món ăn này vừa có vị bùi bùi, thơm ngọt của trứng kiến hòa quyện cùng hương vị cay cây, thơm lừng của hành, mộc nhĩ và ớt. Trứng kiến xào xúc bánh đa rất thích hợp khi nhậu cùng vài ly bia lạnh.
Canh trứng kiến cá giòn
Sự độc đáo của món ăn này không phải dùng để ăn cùng cơm mà là món ngon tuyệt hảo khi cơn say đã ngà ngà. Húp một ngụm, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt, thanh là lạ.
Canh trứng kiến cá giòn, khi thưởng thức thực khách sẽ cảm nhận được từng hạt trứng kiến tanh tách trong miệng, vừa ngọt vừa bùi. Trong khi, cá giòn sần sật, dấn thêm mùi thơm đặc trưng của sả.
Húp hết một bát, thực khách sẽ bừng tỉnh sau cơn say. Canh trứng kiến cá giòn vừa có tác dụng giảm say vừa chống đói bụng và bảo vệ chiếc dạ dày của bạn.
Bánh trứng kiến
Là món ăn đặc sản của vùng cao. Món bánh đặc biệt này với “linh hồn” là những hạt trứng kiến bóng mẩy. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp dẻo thơm và được gói bằng lá vả non, thứ lá có tác dụng giải nhiệt vô cùng hiệu quả.
Những chiếc bánh trứng được gói vuông vắn sẽ được hấp chín trước khi thưởng thức. Món ăn đặc sản này vừa có vị thơm ngon, béo ngậy của trứng kiến đã thấm đều gia vị. Lớp bột bao bọc bên ngoài vừa mềm vừa dẻo. Nếu đã từng một lần thưởng thức món bánh này, đảm bảo thực khách sẽ khó lòng quên.
Thầy giáo không bàn chân gần 30 năm vẫn miệt mài đạp xe đi dạy học
Bằng sự nỗ lực, không bao giờ từ bỏ, thầy giáo làng biển Đào Thanh Hương ở Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã vượt mọi sóng gió của cuộc đời để đi dạy học.
Tổ ấm nhỏ của thầy giáo Đào Thanh Hương, giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Đa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), cách trường chừng 1 km. Gần 30 năm nay, người thầy ấy vẫn đều đặn đến trường bằng xe đạp, dù di chứng chất độc da cam đã khiến thầy bị khuyết đôi bàn chân và một phần cánh tay trái.
Người thầy vượt qua nghịch cảnh
Từ lúc sinh ra, cậu bé làng biển Thanh Hương đã mang theo bên mình những khiếm khuyết trên cơ thể do di chứng chất độc da cam từ người cha từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Năm lên 3 tuổi, Thanh Hương được mẹ cho tập bước đi, nhưng với đôi chân ngắn nên cứ bước đi là ngã. Đến khi chai cả vùng da chân, nơi tiếp xúc với mặt đất, cậu mới biết đi.
Đến tuổi đi học, Thanh Hương vượt qua mọi mặc cảm, tự ti cùng bạn bè tới lớp. Tuy sinh ra với cơ thể không lành lặn nhưng bù lại Thanh Hương học rất tốt. Những năm học cấp 1, cấp 2 ở trường làng, cậu bé Thanh Hương liên tục đạt học sinh giỏi.
Lên cấp 3, chặng đường tìm đến tri thức của Thanh Hương trở nên khó khăn khi ngôi trường cách nhà hơn 10km. Khi đó, cậu nhận ra những khiếm khuyết trên cơ thể đã trở thành rào cản ngăn cậu học trò theo đuổi ước mơ. Không cam chịu số phận, Thanh Hương quyết tâm tập đi xe đạp.
"Đến bây giờ, tôi cũng không nhớ bao nhiêu lần ngã xe đạp, bị bầm dập cả tay, chân. Những lúc đau đớn nhất, tôi luôn nghĩ đến hình ảnh cha mẹ đã hy sinh vì tôi. Cứ như thế, sau rất nhiều lần vật lộn với chiếc xe đạp, cuối cùng tôi cũng có thể bắt đầu cuộc hành trình chinh phục ước mơ của mình", thầy Hương kể.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Thanh Hương quyết định thi Sư phạm Ngữ văn, với ước mơ được trở thành người "gieo chữ" cho trẻ nghèo trên mảnh đất quê hương. Dù trúng tuyển với số điểm khá cao nhưng ngày nhập học, Thanh Hương bị nhà trường từ chối.
Không chấp nhận ước mơ bị đứt gãy giữa đường, Thanh Hương đã viết tâm thư gửi hiệu trưởng, trình bày mong muốn được đi học và cam kết chỉ học hai năm đầu đại cương ở trường, sau đó sẽ xin liên hệ học tập nơi khác. Sau hơn một tuần thấp thỏm đợi phản hồi từ phía nhà trường, cuối cùng chàng trai làng biển cũng vỡ òa hạnh phúc khi nhà trường thông báo lịch nhập học.
Sau 2 năm học đại cương tại trường, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Thanh Hương được nhà trường đồng ý cho hoàn thành chương trình học. Từ đây, giấc mơ trở thành thầy giáo của chàng trai làng biển xứ Thanh đã đến rất gần.
Hạnh phúc nở hoa với người thầy làng biển
Tốt nghiệp đại học với thành tích tốt, thầy giáo trẻ Đào Thanh Hương được điều động về Trường THCS Đa Lộc dạy học trên chính mảnh đất quê hương. Như lửa thử vàng, gian nan thử sức, những ngày đầu về công tác, thầy gặp không ít khó khăn, nhất là những ánh mắt nghi ngờ của không ít phụ huynh và những cô, cậu học trò.
Bằng tình yêu nghề hòa với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy đã truyền dạy kiến thức cho học trò một cách hăng say. Đồng thời, thầy cũng luôn cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện để các em vượt qua khó khăn cùng nỗi sợ hãi vô hình của bản thân.
Sự tận tâm của thầy giáo trẻ đối với bậc học và học trò thân yêu cuối cùng cũng được đền đáp, với sự tin yêu của đồng nghiệp và các em học sinh. "Chính lứa học trò đầu tiên đã tạo động lực rất lớn để tôi thêm vững vàng với công việc mà mình đã chọn", thầy Hương bộc bạch.
Đến nay, sau 25 năm gắn bó với nghề chèo đò, thầy liên tục là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. "Hành trình gần 30 năm dạy học không thể kể hết những niềm vui xen lẫn biết bao nỗi buồn. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi đó là thỏa mãn niềm ao ước được trở thành thầy giáo, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc bồi dưỡng nhân tài cho quê hương", thầy Hương chia sẻ.
Không chỉ nổi tiếng là tấm gương về nghị lực, thầy giáo Đào Thanh Hương còn được nhiều người ngưỡng mộ vì có một gia đình hạnh phúc. Hậu phương của thầy cũng là đồng nghiệp, cô giáo Trần Thị Hương. Chính ngôi trường gắn bó một thời tuổi thơ đã se duyên cho thầy gặp được người vợ tào khang của mình.
Nhìn lại chặng đường sóng gió đã đi qua, thầy giáo làng biển Đào Thanh Hương cảm thấy mãn nguyện với tổ ấm hạnh phúc bên người vợ tào khang cùng 2 cậu con trai được sinh ra khỏe mạnh, lành lặn. Chính sự nỗ lực, không bao giờ từ bỏ là chìa khóa giúp thầy vượt qua những sóng gió trong cuộc đời.
Xôn xao clip người phụ nữ bị còng tay lăng mạ, đụng chạm thân thể vào CSGT Một số đoạn clip đang chia sẻ chóng mặt trên các diễn đàn mạng xã hội Facebook ghi lại cảnh người phụ nữ bị còng tay ở Thanh Hóa lăng mạ, xúc phạm CSGT đang làm nhiệm vụ Từ chiều tối ngày 16-2, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ trung...