Sàn tiền mã hóa lớn nhất tuyên bố vẫn lời dù thị trường lao dốc
Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới xét theo khối lượng giao dịch, vẫn đang có lãi dù thị trường tiền mã hóa giảm giá mạnh và ảm đạm trong năm qua.
CEO Binance, ông Changpeng Zhao
ẢNH: REUTERS
Theo CNBC, Giám đốc tài chính Binance Wei Zhou cho hay: “Đến nay, ngay cả trong thị trường giảm giá này, chúng tôi vẫn điều hành một doanh nghiệp có lợi nhuận”. Năm 2018, giá các đồng mã hóa phổ biến nhất giảm mạnh. Bitcoin, đồng mã hóa có giá nhất, giảm 80% từ mốc cao kỷ lục cận 20.000 USD lập được hồi tháng 12.2017
CFO sàn giao dịch cho biết Binance không công khai tình hình tài chính. Số liệu mà truyền thông công bố là ước tính dựa trên các dữ liệu công khai sẵn có. The Block ước tính Binance kiếm được 446 triệu USD năm qua dựa trên phân tích về số tiền hãng đã bỏ ra để mua lại đồng BNB, đồng mã hóa của sàn, bằng lợi nhuận ròng.
CEO Binance Changpeng Zhao chia sẻ trên kênh Bloomberg hồi tháng 7.2018 rằng Binance đặt mục tiêu có lợi nhuận ròng từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD năm qua. Hãng thành lập tháng 7.2017, trở thành cái tên lớn trong mảng giao dịch tiền mã hóa chỉ trong thời gian ngắn. Binance từng huy động được 15 triệu USD trong đợt gọi vốn cho đồng mã hóa mới (ICO).
Năm 2019, khối lượng giao dịch trên Binance thấp hơn đáng kể so với mức cuối năm 2017, khi toàn thị trường tiền mã hóa bay cao. Dù vậy, sàn vẫn là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất xét theo khối lượng. Coinmarketcap ghi nhận sàn đạt 715 triệu USD giá trị giao dịch trong 24 giờ qua.
Công ty điều hành sàn giao trách nhiệm tài chính cho ông Wei Zhou vào tháng 9.2018. Ông Wei trước đây từng làm CFO tại trang việc làm Trung Quốc Zhaopin và hãng quảng cáo TV Charm Communications đến lúc cả hai hãng IPO. Khi được hỏi liệu Binance có kế hoạch lên sàn chứng khoán hay không, Wei cho biết hãng hiện “chưa có kế hoạch” trong ngắn hạn.
Về các thương vụ thâu tóm, sáp nhập tiềm năng, ông Wei cho hay Binance luôn đề cao các sản phẩm chất lượng tốt. Năm ngoái, hãng mua công ty sản xuất ví tiền mã hóa Trust Wallet với giá không được tiết lộ, và rót 2,5 triệu USD cho startup Úc TravelbyBit, vốn cho phép người dùng đặt chuyến bay bằng tiền mã hóa.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Bitcoin có giá 0 đồng: Tiên liệu choáng váng, dân buôn tiền ảo 'vỡ trận'
Hàng nghìn nhà đầu tư đã "dừng cuộc chơi" khi những đồng tiền mã hóa đã tuột dốc không phanh sau quãng thời gian tăng phi mã. Nhưng cuộc chơi mới tỷ USD được các doanh nghiệp toàn cầu khởi động.
Họ tiếp tục phát triển công nghệ nền tảng đã tạo ra các đồng tiền mã hóa đó, với kỳ vọng đây sẽ là bước đột phá, tương tự như cú hích Internet vào thập niên 2000.
Bitcoin vỡ trận
"Tôi tin rằng giá trị của Bitcoin sẽ trở về 0. Đồng tiền ảo này chỉ mang ý nghĩa về mặt công nghệ và tôi không cho rằng nó mang nhiều ý nghĩa của một đơn vị tiền tệ", Jeff Schumacher, nhà sáng lập BCG Digital Ventures, cho hay trong khuôn khổ Diễn đần Kinh tế Thế giới (WEF) vừa diễn ra tại Davos, theo CNBC.
Đây không phải là lần đầu Bitcoin bị "chê" thậm tệ. Từ cuối năm 2017 đến nay, khi Bitcoin lên giá đến đỉnh điểm, nhiều chuyên gia kinh tế hay đại diện cho các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới đều lên tiếng nghi ngại về bong bóng Bitcoin.
Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác đang giảm mạnh.
Trong 2 năm gần đây, tiền mã hóa biến động bất thường khiến tâm trạng nhà đầu tư liên tục đi từ trạng thái lên "mây xanh" rồi xuống "vực thẳm". Thống kê cho thấy toàn thị trường tiền mã hóa đã bốc hơi 710 tỷ USD với hơn 2.400 loại tiền mã hóa khác nhau, trong đó chủ lực vẫn là Bitcoin.
Sự kỳ vọng vào các loại đồng tiền mã hóa được đẩy lên đỉnh điểm khi muốn trở thành một đồng tiền thanh toán thông thường và phổ biến. Vai trò này dần đi lệch khi tiền mã hóa sau đó trở thành sản phẩm đầu tư tài chính, rồi biến thành tiền "ảo" lúc nào không hay.
Theo tờ The Economist, Bitcoin đã thất bại trong mục tiêu nêu trên, kèm theo đó là tính bảo mật kém (ước tính khoảng 14% nguồn cung tiền mã hóa lớn đã bị xâm phạm), bản chất phi tập trung khiến không có ai bảo vệ người tiêu dùng, giá cả thì biến động quá mạnh đến người dùng khó có thể cất giữ để trở thành phương tiện trao đổi hàng hóa dịch vụ khác. Các loại tiền mã hóa khác, đến nay, cũng trong tình trạng tương tự khi rất ít các điểm giao dịch chấp nhận.
Trên thế giới, có gần 14.000 điểm đã chấp nhận đồng Bitcoin, nhưng tương lai của đồng này vẫn còn là dấu hỏi.
Trông chờ Blockchain
Trong khi tiền mã hóa vẫn đặt dấu hỏi về giá trị mang lại cho nền kinh tế, thì công nghệ Blockchain đứng đằng sau mới là "ăn tiền". Theo báo cáo của Diar, trong 9 tháng đầu năm 2018, có khoảng 3,9 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm được rót vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến Blockchain và tiền mã hóa, tăng 280% so với cùng kỳ.
Blockchain hiện được nghiên cứu và triển khai ứng dụng từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, ở nhiều ngành chủ chốt. Một ví dụ là Amazon Web Service (thuộc Amazon) cho biết sẽ ứng dụng Blockchain để giúp các đối tác của họ quản lý khách hàng. Chuỗi bán lẻ Walmart cũng công bố kế hoạch ứng dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc hàng hóa kinh doanh trong chuỗi của họ. Lĩnh vực logistics còn có sự tham gia của Maersk, công ty vận tải hàng hóa toàn cầu bằng đường biển, hay các công ty công nghệ như IBM, Oracle.
Blockchain, công nghệ nền tảng đứng sau Bitcoin, nay mới là điều mà cả thế giới quan tâm.
Tương tự, lĩnh vực hấp dẫn là tài chính cũng không thiếu mặt các anh tài như JP Morgan, Citibank. Nhiều ngân hàng cũng có tư duy cởi mở khi chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa. Năm 2017, có 90% ngân hàng lớn ở Bắc Mỹ và châu Âu nghiên cứu và ứng dụng Blockchain. Thị trường công nghệ Blockchain toàn cầu năm 2024 ước đạt 20 tỷ USD, tăng 70 lần so với năm 2014.
Đầu tư vào Blockchain sẽ là trào lưu mới. Báo cáo của Xu hướng Công nghệ năm 2019 của Deloitte cho thấy, Blockchain là ưu tiên đầu tư của nhiều doanh nghiệp, với 39% phản hồi rằng tổ chức sẽ đầu tư khoảng 5 triệu USD vào Blockchain công nghệ trong nhiều năm tới.
Tương tự, khảo sát của tờ The Economist cho thấy, các doanh nghiệp toàn cầu không ngại ngần về chi phí hay lợi nhuận mà đang thử nghiệm nhiều sáng chế liên quan đến Blockchain. "Khi Blockchain ngày càng thu hút và ảnh hưởng, các công ty tài chính, công nghệ và chăm sóc sức khỏe sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong vòng 2 đến 3 năm tới", tờ này nhận định.
Một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain và tiền mã hóa, phổ biến nhất vẫn là các lĩnh vực ví điện tử, sàn giao dịch, mỏ "đào", xác thực thông tin, lưu trữ và tài chính.
Trên thực tế, ngoài những khoản đầu tư được biết đến dưới vai trò liên quan đến tiền mã hóa, Blockchain còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác.
"Blockchain là công nghệ mang tính cách mạng vì có thể áp dụng cho bất kỳ loại giao dịch nào liên quan đến giá trị từ tiền tệ, hàng hóa đến bất động sản. Ứng dụng tiềm năng của công nghệ này gần như bất tận, từ thu thuế đến việc cho người di cư gửi tiền về quê nhà", báo cáo của WEF nhìn nhận.
Không chỉ doanh nghiệp mà chính phủ nhiều nước cũng đưa Blockchain vào chương trình hành động. Chẳng hạn như Canada hay Dubai dự kiến xây dựng thành phố thông minh được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain. Nhóm các nước phát triển ở châu Âu (OECD) tin rằng Blockchain có thể giúp việc thu và quản lý thuế hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, năm 2014, Ngân hàng Nhà nước không thừa nhận tiền mã hóa như là một hình thức thanh toán hợp lệ, nhưng Chính phủ đang lên kế hoạch hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số. Ở diễn biến khác, Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị trung gian hạ tầng thanh toán cho nền tài chính Việt Nam, công bố hợp tác với NETS (Singapore) để nghiên cứu việc chuyển tiền xuyên quốc gia dựa trên công nghệ Blockchain.
Năm 2017, huy động vốn ICO chủ yếu vào các công ty Blockchain thì năm 2018 đã chuyển sang các lĩnh vực khác, với mức độ nghiên cứu sâu hơn.
Công nghệ Blockchain hiện được so sánh với phát kiến Internet vào đầu những năm 1990, khi đó mới chỉ manh nha, tốc độ kết nối chậm và nhiều thứ cản trở. Tuy nhiên, Internet bùng nổ vào thập niên 2000 đã thực sự thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế và cuộc sống của con người.
Mặc dù được ca tụng khá nhiều nhưng trên thực tế, chưa có nhiều ứng dụng thực tiễn của Blockchain vào cuộc sống. Các chuyên gia tin rằng, tiềm năng dài hạn của Blockchain là rất lớn, nhưng công nghệ này cần lấy được sự tin tưởng cho người dùng, mang lại sự thuận tiện và chi phí thấp hơn đối với các giao dịch hàng ngày.
Với người dùng, đằng sau những câu chuyện hào nhoáng về quảng cáo còn có nguy cơ rò rỉ dữ liệu và bảo mật. Tương tự, theo khảo sát của Deloitte, các vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là các quy định pháp lý chưa rõ ràng, khả năng thay thế hoặc ứng dụng vào hệ thống hiện tại, nguy cơ an ninh mạng, tiềm năng lợi nhuận không rõ ràng và kiến thức về công nghệ mới này.
Theo Deloitte, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào Blockchain nhưng khó khăn là không ít.
Blockchain, hay còn gọi là chuỗi khối dữ liệu, là công nghệ nền tảng đứng sau sự phát triển của các loại tiền mã hóa như Bitcoin. Mỗi khối chứa thông tin, bao gồm cả dữ liệu giao dịch đã được mã hóa của khối trước đó. Đặc tính của Blockchain là tính phi tập trung, minh bạch và bất biến.
Blockchain có thể giúp cắt giảm chi phí hoạt động. Báo cáo của Santander, ngân hàng lớn thứ 5 của châu Âu, cho biết công nghệ chuỗi khối này có thể giúp ngành tài chính cắt giảm 20 tỷ USD chi phí vào năm 2022.
Các ứng dụng có thể sớm đưa vào thực tiễn là tài chính ngân hàng, sản xuất (truy xuất nguồn gốc), y tế (quản lý dữ liệu), giáo dục, sở hữu trí tuệ, công nghệ, viễn thông,...
Một xu hướng khác là doanh nghiệp không có đủ năng lực nghiên cứu, có thể đi thuê các doanh nghiệp đã phát triển nền tảng Blockchain thực hiện "gia công" giúp mình. Theo báo cáo của Zion Market, dịch vụ cho thuê Blockchain (Blockchain as a Service - BaaS) đang là một trong những xu hướng hiện nay.
Việt Dũng
Theo vietnamnet.vn
Người mê tiền mã hóa có cách mới để kiếm lời Sau biến động mạnh trong giá cả tiền mã hóa năm qua, một số nhà đầu tư giờ hài lòng với việc kiếm lời từ chính số tiền mã hóa mà họ nắm giữ. Ảnh: Bloomberg Theo Bloomberg , giới đầu tư tiền mã hóa thích hoạt động gọi là "tích góp" (staking), tức đồng mã hóa được đặt trong ví kỹ thuật...