Sẵn sàng phương án chống ngập và ứng phó thiên tai
Trước những diễn biến khó lường về tình trạng mưa, dông lốc, ngập do triều cường tăng cao, UBND TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là trong bối cảnh thành phố đang chuẩn bị bước vào mùa mưa.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tiêu thoát nước trên địa bàn TP để giúp thoát nước tốt sau những cơn mưa lớn, hạn chế gây ngập úng. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tác động của thiên tai
TPHCM đang bước vào mùa mưa, dông lốc, triều cường. Tình trạng này đã và đang có những tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố (TP). Đặc biệt, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra nhiều rủi ro thiên tai cho TP. Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chỉ ra rằng, TP bị ảnh hưởng khoảng 10% tất cả các cơn bão. Thường các cơn bão này mang theo lượng mưa lớn, làm tăng ngập cục bộ và những đợt nước dâng trong bão dọc theo bờ biển TP gây ra ngập nghiêm trọng trên diện rộng với độ sâu 1-1,2m. Nhiệt độ mặt nước dự báo tăng lên ở Biển Đông sẽ làm gia tăng cường độ bão xảy ra gần TP. Các trận bão nhiệt đới được dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn ở phía Nam Việt Nam, và vì vậy sẽ có xác suất ảnh hưởng đến TPHCM nhiều hơn.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2021, TP ghi nhận 1 đợt triều cường vào tháng 1-2021, đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An là 1,61m. Cùng với đó, trên địa bàn TP cũng đã xảy ra 3 vụ sạt lở bờ sông (1 vụ sạt lở tại TP Thủ Đức và 2 vụ tại huyện Cần Giờ) với tổng diện tích đất sạt lở khoảng 1.120m 2, thiệt hại 67m kè. Riêng lượng mưa trong tháng 6-2021 tại Tân Sơn Hòa đạt 159mm.
Chưa hết, qua số liệu thống kê kết quả độ mặn đo được tại các trạm khảo sát, trong 6 tháng đầu năm 2021, độ mặn cực đại tại các trạm đo đạt đỉnh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3-2021 (ghi nhận trong tháng 2, tại trạm đo Mũi Nhà Bè độ mặn đã đạt 12,5%; Cầu Ông Thìn đạt 10,46% trong tháng 3). Độ mặn cực đại tháng 5 và tháng 6 giảm mạnh so với độ mặn cực đại trong 4 tháng đầu năm 2021.
Video đang HOT
Về tình trạng mưa dông, ngày 5 và 6-5-2021, trên địa bàn xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ và quận 8 đã xảy ra mưa dông, lốc xoáy làm tốc mái, hư hỏng 15 căn nhà, 2 trụ điện, ngã đổ 10 cây xanh và gây thiệt hại nhiều tài sản, vật chất khác của người dân trên địa bàn TP.
Đồng bộ giải pháp ứng phó
Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá để ngăn ngừa, phòng chống.
Theo ông Đinh Minh Hiệp, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TPHCM, trước mắt, các cấp, ngành, đơn vị có liên quan cần rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương, đơn vị, nhất là trong điều kiện có dịch bệnh. Cùng với đó, phải xây dựng hoàn thiện lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã để ứng phó, xử lý sự cố khi xảy ra thiên tai. Mặt khác, các địa phương, đơn vị triển khai kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại các đơn vị, địa bàn trực thuộc, kết hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình phòng chống thiên tai, đê điều, thủy lợi để phát huy hiệu quả công trình trong mùa mưa bão năm 2021. Quan trọng hơn, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai.
Trước những đề xuất cũng như thực tế tình trạng thiên tai đang xảy ra trên địa bàn TP, UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trước mùa mưa lũ 2021.
Theo đó, UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện và các đơn vị chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai trong thời gian ngắn nhất. Điều này tạo cơ sở để các đơn vị chức năng sớm có mặt bằng thi công hoàn thành dứt điểm các dự án, nhằm phát huy hiệu quả ngăn triều, phòng chống ngập úng, sạt lở bảo vệ an toàn khu dân cư.
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng TP cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án của đơn vị làm chủ đầu tư. Với các tuyến cống mới, sau khi hoàn thành phải đảm bảo đấu nối với các cống hiện hữu, nghiên cứu lắp đặt các cửa van, cửa xả đảm bảo tiêu thoát nước chống ngập úng cho khu vực. Các đơn vị liên quan cũng phải bám sát, chỉ đạo kịp thời các đơn vị thi công theo dõi và phân công lực lượng ứng trực, khi cần thiết vận hành máy bơm cơ động để chống ngập úng khi mưa lớn xảy ra.
Riêng UBND TP Thủ Đức, UBND các quận, huyện có công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai xung yếu, cấp bách đã được TP chấp thuận đầu tư, UBND TPHCM yêu cầu quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nội dung mà TP đã chỉ đạo về việc sẵn sàng ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai ngã đổ cây xanh, giàn giáo, quảng cáo, lưới điện trong mùa mưa lũ 2021…
Hà Tĩnh: Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ 2021
Trước thực trạng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa xung yếu ở các địa phương chưa đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc chỉ đạo tăng cường đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021.
Hà Tĩnh là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ.
Theo đó, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 307/KH-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Văn bản số 276/KH-UBND ngày 21/8/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Thủy lợi.
Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các công trình thủy lợi, có phân công cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức quản lý chuyên ngành, các địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn công trình thủy lợi.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, lập báo cáo (bao gồm danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2021) và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước ngày 10/4/2021 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; xây dựng phương án trình thẩm định, phê duyệt theo quy định và huy động các nguồn lực để tổ chức khắc phục, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát, đánh giá các quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi để bổ sung, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp; tổ chức vận hành các công trình theo đúng quy trình đã được phê duyệt.
Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước và sau mùa mưa, lũ; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ; trực ban và giám sát an toàn công trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thực hiện giải tỏa vật cản, phát quang phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nhiều công trình đê điều, hồ chứa xung yếu ở trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng mất an toàn.
Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập. Đối với các hồ chứa xung yếu phải xây dựng phương án tích nước hợp lý để đảm bảo an toàn công trình và dân cư vùng hạ du, đồng thời lập phương án di dời dân trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du, rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa; tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các thành phố, thị xã, khu công nghiệp...
Tổ chức vận hành thử các cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở vùng hạ du khi xả lũ hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
Đôn đốc, kiểm tra các công trình thủy lợi đang thi công xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa lũ. Các công trình đã được bố trí vốn như: Các hồ chứa thuộc dự án nâng cao an toàn đập WB8; hồ Đập Khẩn (huyện Hương Khê), đập Khe Chọ (huyện Nghi Xuân), đập Chàng Vương (huyện Kỳ Anh)... đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm 2021.
Đối với công trình hồ Rào Trổ, đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng khẩn trương hoàn thành các hồ sơ thủ tục theo đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ. Tổ chức xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các công trình đang thi công và vùng hạ du, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương, đơn vị theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức kiểm tra, rà soát nhân lực, vật tư, thiết bị như: Rọ thép, đá hộc, bao tải, máy phát điện dự phòng... phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng và vật tư, phương tiện ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Giữ vững mặt trận nông nghiệp, đạt 'mục tiêu kép' trước thiên tai, dịch bệnh Đúc kết những bài học kinh nghiệm ứng phó thiên tai, dịch bệnh, nông dân Tiền Giang vẫn giữ vững mặt trận nông nghiệp, tổ chức sản xuất thắng lợi, giành những vụ mùa bội thu, đời sống ổn định, tạo ra nguồn nông sản hàng hóa lớn cung ứng cho thị trường, bảo đảm an ninh lương thực trong thời điểm khó...