Sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh vì tương lai an toàn và bền vững
Năm nay, lần đầu tiên thế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness 27/12), giữa lúc đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn cầu với hơn 80 triệu ca mắc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại ngoại ô Colombo, Sri Lanka ngày 21/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12 được kỷ niệm theo Nghị quyết vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua các đây 20 ngày. Đây là nghị quyết đầu tiên của ĐHĐ LHQ trong lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả quốc gia thành viên.
Trong thông điệp nhân ngày này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ đại dịch COVID-19 đã để lại cho cộng đồng quốc tế 3 bài học, mà trước hết là thế giới phải có năng lực chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện, phòng chống và đẩy lùi mọi mối nguy hiểm của dịch bệnh. Bài học thứ hai, là sự chuẩn bị sẵn sàng đó không chỉ phụ thuộc vào hệ thống y tế, mà còn ở các chính phủ, các cộng đồng, các tổ chức bảo vệ sức khỏe khác. Bài học cuối cùng chính là mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe của con người, động vật và Trái Đất. Nói cách khác, những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người đều không đem lại thành quả nếu không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái.
Nhìn lại diễn biến dịch COVID-19 từ đầu năm, có thể nói rằng dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh, gây hậu quả nặng nề như hiện nay, một phần xuất phát từ tâm lý chủ quan, lơ là, khi nhiều nước thời gian đầu coi đây chỉ là “bệnh cúm mùa ” không nguy hiểm, dẫn tới không có sự chuẩn bị hoặc không đưa ra biện pháp phòng chống kịp thời. Thực trạng đó đã khiến ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế mạnh cũng rơi vào bị động và “trở tay không kịp” khi dịch bệnh lây lan mạnh. Mỹ, dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, song sau vài làn sóng dịch tái bùng phát, hệ thống y tế đã nhanh chóng rơi vào quá tải vì đối phó với số ca nhập viện do COVID-19 liên tục tăng vọt. Hiện tại ít nhất 15 bang ghi nhận số ca mắc cao nhất kể từ đầu dịch. Khẩu trang và máy trợ thở nhanh chóng trở nên khan hiếm.
Video đang HOT
Tại nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu, các bệnh viện cũng bị rơi vào cảnh quá tải, thiếu trang thiết bị bảo hộ và không có nguồn lực dự phòng khi đại dịch bất ngờ ập đến. Những quốc gia phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang đau đầu vì tình trạng quá tải do số ca bệnh tăng nhanh.
Viễn cảnh này không phải là chưa được dự báo trước. Trong báo cáo công bố tháng 9/2019 – chỉ vài tháng trước khi dịch COVID-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, Ủy ban Giám sát sự sẵn sàng toàn cầu (GPMB) đã cảnh báo về thực trạng thế giới hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho các đại dịch có nguy cơ tàn phá. Bản thân Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cũng phải thừa nhận thực tế rằng “thế giới đang vận hành theo chu kỳ của hoảng loạn và thiếu chuẩn bị”, là dồn ngân sách khi xảy ra đại dịch và chi rất nhiều tiền để dập dịch nhưng không làm gì để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh tiếp theo.
Đánh giá những kinh nghiệm phòng chống COVID-19 ở Việt Nam, vốn được cộng đồng quốc tế thừa nhận là “hình mẫu”, “điểm sáng” trong ứng phó với đại dịch, Giám đốc Điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho rằng Việt Nam có thể kiểm soát thành công các đợt bùng phát dịch vì “Việt Nam đã từ lâu phát triển một hệ thống toàn diện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm”. WHO đã đề cao cách thức Việt Nam sẵn sàng chủ động ứng phó với COVID-19 trong đợt dịch đầu tiên cũng như đợt tái bùng phát ở Đà Nẵng và kêu gọi các nước khác tham khảo những biện pháp mà Việt Nam áp dụng. Giới chuyên gia quốc tế đều chung nhận định rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những biện pháp đồng bộ, linh hoạt, Việt Nam, dù nguồn lực còn hạn hẹp, đã làm được điều mà nhiều nước giàu khác trên thế giới phải “bó tay”, là khống chế thành công các đợt dịch bùng phát.
Tới nay, dù trải qua 2 giai đoạn và 4 đợt dịch, bao gồm cả thời gian ứng phó với tình huống dịch lây lan trong cộng đồng, đặc biệt tại Đà Nẵng cuối tháng 7/2020 với chùm ca bệnh lây lan rất phức tạp trong bệnh viện rồi tỏa đi một số địa phương khác, song dù ở hoàn cảnh, giai đoạn nào, các cấp, ngành chức năng từ trung ương đến địa phương và người dân ở Việt Nam cũng nhanh chóng vào cuộc, triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định biện pháp chống dịch xuyên suốt “ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch”. Chính những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19 đã khiến cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ khi Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy để Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết thành lập “Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh” vào ngày 27/12 hằng năm.
Giới chuyên gia nhận định năm 2020 đã thay đổi thế giới theo cách chưa từng có tiền lệ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay do sự xuất hiện của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây cũng có thể được xem là cơ hội để thế giới nhìn lại và rút ra những bài học cho tương lai. Một trong những bài học đắt giá nhất từ đại dịch COVID-19 có lẽ là luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng y tế có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
Đề cập tới cuộc khủng hoảng COVID-19, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Lịch sử đã nói với chúng ta rằng đây không phải là đại dịch cuối cùng, vì đại dịch là một phần của cuộc sống”. Điều đó cho thấy ý nghĩa của Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12, tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng, các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế về việc thường xuyên phòng bệnh, thường xuyên phòng dịch, đồng thời tăng cường năng để đối phó kịp thời và đầy đủ với bất kỳ dịch bệnh nào xảy ra, để dập tắt nó nhanh chóng. Các quốc gia cần đầu tư cho năng lực sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu tác động của các tình huống nguy cấp ở tất cả các cấp độ, đồng thời tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế, trên tinh thần “ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người”, để “chúng ta có thể đảm bảo những đứa trẻ của chúng ta và các thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp quản một thế giới an toàn, phục hồi tốt và bền vững hơn”, như thông điệp LHQ khẳng định nhân Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12.
Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết kép về Kiểm điểm kiến trúc xây dựng hòa bình
Nội dung Nghị quyết khẳng định lại trách nhiệm chủ đạo của quốc gia đối với giữ vững và xây dựng hòa bình, ghi nhận ảnh hưởng của COVID-19 đối với tiến trình này.
Ngày 21/12 (theo giờ New York), với sự phối hợp chặt chẽ về thời gian, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã cùng lúc thông qua Nghị quyết kép về Kiểm điểm kiến trúc xây dựng hòa bình, với mục đích thúc đẩy thực hiện các nghị quyết có liên quan từ trước đến nay về chủ đề này.
Thông qua Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Nội dung Nghị quyết khẳng định lại trách nhiệm chủ đạo của quốc gia đối với giữ vững và xây dựng hòa bình, ghi nhận ảnh hưởng của COVID-19 đối với tiến trình này, hoan nghênh báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về xây dựng hòa bình và giữ vững hòa bình, đóng góp của Ủy ban Xây dựng hòa LHQ (PBC) và các cuộc tham vấn khu vực, chủ đề đóng góp cho tiến trình kiểm điểm. Đồng thời, Nghị quyết cũng hoan nghênh tiến độ triển khai các nghị quyết kép có liên quan và khuyến khích các nước thành viên và hệ thống LHQ, thông qua quan hệ đối tác với các bên liên quan gồm tổ chức khu vực, tiểu khu vực, thể chế tài chính quốc tế... xây dựng hòa bình địa phương, tiếp tục triển khai các nghị quyết về xây dựng và duy trì hòa bình.
Nghị quyết cũng ghi nhận tài chính cho xây dựng hòa bình tiếp tục là một thách thức và quyết định tổ chức một cuộc họp cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính bền vững và kêu gọi kiểm điểm toàn diện xây dựng hòa bình LHQ vào năm 2025, kêu gọi Tổng Thư ký LHQ có báo cáo giữa kỳ vào năm 2022 và báo cáo chi tiết năm 2024 để phục vụ kiểm điểm, đồng thời tiếp tục báo cáo 2 năm/lần sau khi kiểm điểm về việc thực hiện các nghị quyết xây dựng hòa bình và duy trì hòa bình.
Tại phiên thông qua Nghị quyết tại Đại hội đồng, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhận định nghị quyết kép sẽ tiếp tục thúc đẩy nỗ lực chung toàn cầu về kiến trúc xây dựng hòa bình, trong đó cần chú trọng phòng ngừa xung đột, giải quyết gốc rễ vấn đề xung đột, tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ và thanh niên, củng cố hoạt động của Ủy ban Xây dựng hòa bình LHQ. Các nỗ lực này cần có cách tiếp cận bao trùm, có tính đến các chính sách quốc gia và nhu cầu của người dân.
Tiến trình xây dựng, thương lượng Nghị quyết do New Zealand, và Saint Vincent và Grenadines là các nước đồng bảo trợ chủ trì đã diễn ra từ tháng 10 đến 12 năm nay./.
Việt Nam, Nga, Nam Phi kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Phi thực dân hóa Việt Nam, Nga và Nam Phi đã tổ chức sự kiện bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc để kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Liên hợp quốc về Trao độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa. Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu...