Sẵn sàng nguồn lực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Sở GD-ĐT TPHCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1, năm học 2021-2022 đối với lớp 6 và năm học 2022-2023 đối với lớp 10.
Ảnh minh họa
Việc triển khai được thực hiện qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 kéo dài từ nay đến tháng 6-2020, ngành giáo dục hoàn thành bồi dưỡng cán bộ cốt cán và giáo viên; đồng thời tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 6-2020 đến tháng 6-2021, ngành giáo dục tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đảm bảo thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 2 và lớp 6, đồng thời hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phụ trách 2 khối lớp này.
Giai đoạn 3 từ tháng 6-2021 đến tháng 6-2022 với mục tiêu tiếp tục rà soát và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở 3 khối lớp gồm khối 3, 7 và 10, hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở 3 khối lớp này, đặc biệt lưu ý đảm bảo con người và cơ sở vật chất cho các bộ môn nghệ thuật.
Giai đoạn cuối từ tháng 6-2022 đến tháng 7-2023, tiếp tục rà soát và bổ sung cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chất lượng và số lượng, triển khai đối với các khối lớp còn lại (gồm lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12).
THU TÂM
Theo SGGP
Kiến nghị điều chỉnh Nghị định 86 về trường quốc tế cho phù hợp thực tiễn
Làm sao huy động được các nguồn lực của xã hội cũng như là có được các chương trình tốt nhất để góp phần đổi mới về giáo dục và đặc biệt là giáo dục phổ thông.
Bà Đặng Thị Thu Huyền - Trưởng phòng tổ chức hành chính (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), chia sẻ quan điểm về trường quốc tế:
"Tôi đánh giá rất cao những hoạt động của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, không những nêu vấn đề mà còn góp phần để giải quyết vấn đề, mà ở đây là câu chuyện chính sách, rất quan trọng trong thời điểm hiện nay khi mà vừa qua một loạt các sự kiện mà báo chí đã phản ánh.
Vậy câu chuyện ở đây là các cơ quan quản lý phải bắt tay vào để sửa đổi, bổ sung các vấn đề về văn bản để làm sao đó quản lý được hệ thống các trường này và tạo điều kiện để các trường phát triển.
Làm sao huy động được các nguồn lực của xã hội cũng như là có được các chương trình tốt nhất để góp phần đổi mới về giáo dục và đặc biệt là giáo dục phổ thông.
Kiến nghị điều chỉnh Nghị định 86 về trường quốc tế cho phù hợp thực tiễn. Video: Tùng Dương.
Với câu chuyện của trường chúng tôi thì tôi thấy Nghị định 86 như Báo Giáo dục Việt Nam đã phân tích trong thời gian qua thì đã thấy có bất cập rồi.
Bất cập ở chỗ nó không bao phủ hết những hiện tại thực tế hoạt động của các trường hiện nay, bởi vì trước khi có Nghị định 86 thì hàng loạt các trường quốc tế vẫn hiện hành rồi.
Vấn đề Báo Giáo dục đặt ra là: Người Việt có thể mở trường quốc tế cho người Việt, tại sao không? Tại sao cứ phải là nhà đầu tư ngước ngoài?
Phân tích ở đây là theo vốn, có câu chuyện là 1% người nước ngoài tham gia và thế là lập tức trường đó trở thành trường quốc tế hoặc trường có yếu tố nước ngoài theo khái niệm định danh, để từ đó mà phân loại cái nào là trường quốc tế và cái nào không quốc tế, tôi cho là không đúng.
Vậy bản chất là gì? Nó phải đi vào thực chất trường đó, chương trình đó có đạt tính chất quốc tế hay không?
Ta phải xuất phát từ góc độ đó để có hệ quy chiếu, điều chỉnh và phải rất đa dạng ở nhiều góc độ, ví dụ: Có nhiều phụ huynh chỉ chọn cấp một cho con mình nhưng cấp hai họ lại chọn theo hướng khác và cấp ba lại là một hướng khác hẳn.Thầy cô giáo dạy ở trường đó như thế nào? Chất lượng như thế nào và cuối cùng là có đáp ứng được nhu cầu của người học không?
Phụ huynh có quyền lựa chọn theo nhu cầu của họ, và nhu cầu thì rất đa dạng và hoàn toàn chính đáng.
Rõ ràng ở đây là quản lý như thế nào và quản lý đến đâu? Và yếu tố quốc tế tôi cho rằng ở đâu nó cũng có những quy chuẩn, nếu như trường dạy chương trình IB hay Cambridge thì rõ ràng trường phải tuân thủ những quy định của chương trình đó, từ giáo viên, quy trình quản lý...thì mới được công nhận.
Có 3 kiến nghị: Thứ nhất là có quy định về quản lý chương trình nước ngoài và cấp bằng. Hiện nay đã có chương trình rồi nhưng quy định về quản lý chương trình trong Nghị định 86 vẫn chưa bao phủ hết các vấn đề nào là song ngữ, tăng cường...
Thứ hai là: Các cơ sở tư thục được phép mở trường quốc tế, vậy công lập thì sao? Trường của chúng tôi là trường công lập tự chủ tài chính, nhưng chúng tôi thấy rằng cần phải đưa một mô hình rất hay của Phần Lan về Việt Nam mà Giáo dục Phần Lan đã được cả thế giới thừa nhận.
Chúng tôi cho rằng sứ mạng của trường đại học phải làm ra những kiến thức mới, phải đưa ra những định hướng mới để góp phần chứng minh.Trường Đại học Tôn Đức Thắng suốt 5 năm trời có thành lập một nhóm nghiên cứu, lựa chọn mô hình nào để mang về Việt Nam để từ đó đánh giá, phân tích nghiên cứu.
Và để ra được ngôi trường này thì hoàn toàn không dễ dàng gì, sau khi nghiên cứu kỹ về người Phần Lan, cách giảng dạy, tổ chức thực hiện chương trình ...rồi từ đó chúng tôi mới đốc rút ra và thấy cần phải đào tạo giáo viên Việt Nam theo hướng đó như thế nào. Đó cũng là định hướng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng hướng tới.
Nhưng thực tế chúng tôi cũng đang vướng, mặc dù là quyết định của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh có ghi rõ ràng là Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan, và để ra được ngôi trường này thì có đề án từ Thủ tướng Chính phủ quyết xuống, rồi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có mấy văn bản.
Nhưng hiện nay trong thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thì trường lại không nằm trong mục có yếu tố nước ngoài vì không có vốn nước ngoài.
Mặc dù Hiệu trưởng của trường là người Phần Lan, giáo viên là người Phần Lan, chương trình của Phần Lan dạy tại trường đã được Bộ Giáo dục của Phần Lan thừa nhận.
Chính vì vậy cái nghị định 86 phải được đánh giá lại và điều chỉnh sớm để có thể bao phủ được hết các loại hình hiện nay, để tháo gỡ được vướng mắc cho các trường.Khi xây dựng trường thì kiến trúc sư là người Phần Lan thiết kế, 100% trang thiết bị dạy học chúng tôi cũng nhập khẩu từ Phần Lan, chúng tôi không dám bỏ bất cứ một thứ gì dù là nhỏ nhất với mục đích giữ nguyên bản theo mô hình Phần Lan.
Để tránh làm sao có những trường không đạt quốc tế nhưng lại được hiểu nhầm là quốc tế, và có những trường thực sự là quốc tế thì lại không được thừa nhận.
Tôi thấy rằng định hướng mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa ra thì rất là đúng."
Ngày 10/9, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm: "Quản lý và phát triển hệ thống trường quốc tế theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP". Hội thảo để lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà đầu tư về vấn đề này, tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị với các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách giáo dục, kiến nghị với các cơ quan chức năng. Tham dự Tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Xuân Thu (Đại học RMIT Melbourne), người đặt nền móng cho việc thành lập Trường đại học RMIT Việt Nam. Bà Phạm Thị Minh An - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Olympia. Bà Phạm Lệ Thủy phụ trách chương trình song bằng quốc tế của Trường trung học phổ thông Olympia. Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam, Phần Lan (Trường Đại học Tôn Đức Thắng). Bà Đặng Thị Thu Huyền - Trưởng phòng tổ chức hành chính (Trường Đại học Tôn Đức Thắng).
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Bộ sách giáo khoa Công nghệ giáo dục bị loại: Băn khoăn khi triển khai chương trình mới Bộ sách giáo khoa lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại gồm Tiếng Việt, Toán vừa bị hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa loại từ vòng 1. Trước đó, bộ sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục 1 đã được triển khai dạy học trong nhiều nhà trường suốt 40 năm qua với hơn 900.000 học sinh theo...