Sẵn sàng cho cuộc sống ‘bình thường mới’ – Bài 2: Chắt chiu, củng cố từng thành quả đạt được
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động phòng, chống dịch Thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực: Mở rộng được vùng an toàn, vùng xanh; cơ bản bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; công tác điều trị từng bước được hoàn thiện, số ca tử vong đang giảm dần…
Vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu khi khi số ca nhiễm liên tục tăng cao lên đến hàng ngàn ca mỗi ngày kéo theo đó là số ca tử vong rất lớn cũng như rất nhiều vấn đề phát sinh về an sinh xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, TP Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đã từng bước củng cố đội hình, điều chỉnh các chiến lược nhằm sớm kiểm soát được dịch COVID-19.
Những kết quả tích cực
Chốt kiểm soát dịch trên tuyến đường ở phường Tân Hưng Thuận, Quận 12. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động phòng, chống dịch Thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực: mở rộng được vùng an toàn, vùng xanh; cơ bản bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; công tác điều trị từng bước được hoàn thiện, số ca tử vong đang giảm dần…
Với việc tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, quán triệt phương châm mỗi xã, phường, thị trấn là một “pháo đài”, mỗi người dân là một “chiến sĩ”, vận động nhân dân thực hiện triệt để “ai ở đâu ở yên đó”, lưu lượng trên đường đã giảm 90% so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 16, góp phần hạn chế tối đa lây lan của dịch bệnh.
Việc tổ chức thu dung, phân loại, phát thuốc điều trị ngày càng kịp thời tại cộng đồng; tập trung chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở, thành lập 512 trạm y tế lưu động, tổ chức cung ứng túi thuốc A, B, C kịp thời, qua đó đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu điều trị tại cộng đồng, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, góp phần giảm thấp nhất các ca chuyển nặng, nguy kịch chỉ còn mức dưới 2% và số ca tử vong.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện số ca F0 tử vong trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Số bệnh nhân nặng mới nhập viện giảm rất nhiều ở các tầng. Các y, bác sĩ đang nỗ lực cứu những trường hợp nặng; hy vọng trong thời gian tới, số ca bệnh nặng giảm đáng kể. Trước đó, số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh rất cao như ngày 22/8 là 340 ca và duy trì mức trên 300 ca ngày, tuy nhiên trong những ngày qua giảm xuống dưới 200 ca/ngày, ngày 20/9 còn 182 ca.
Trước diễn biến dịch lây lan nhanh, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố, cùng với sự đồng tình, ủng hộ của người dân, nhiều địa phương tại TP Hồ Chí Minh, nhất là các khu phố đã triển khai mô hình giữ vững, mở rộng các “vùng xanh” an toàn với dịch COVID-19 do các lực lượng, người dân tại chỗ tham gia, hình thành các tổ tự quản, thay nhau túc trực, canh gác ở các điểm chốt vào khu dân cư. Đến nay, Thành phố có hơn 60% khu phố, tổ dân phố là “vùng xanh”, trong đó có 3 quận, huyện gồm Quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ cơ bản đạt tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19. Tại các khu vực “vùng xanh”, một số hoạt động kinh tế, di chuyển, đi chợ… đã từng bước được nới lỏng.
Sau nhiều tháng bị “đóng băng” nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, ngày 19/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh và UBND các huyện Cần Giờ, Củ Chi đã tổ chức các tour du lịch về nguồn với các du khách đầu tiên chính là lực lượng tuyến đầu, tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố suốt thời gian qua.
Video đang HOT
Mang tính chất thí điểm với sự tham gia rất hạn chế của du khách, các chương trình “Hành trình xanh về vùng Đất Thép”, “Cần Giờ – Thiên nhiên tươi đẹp” là những minh chứng quan trọng, mang rất nhiều ý nghĩa trong việc kiểm soát dịch COVID-19 của thành phố mang tên Bác trong hơn 100 ngày căng mình chống dịch.
“Thông qua hoạt động này, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mong muốn tạo thêm niềm tin vững chắc cho nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây còn là lời cảm ơn thiết thực cũng như phần nào chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với lực lượng tuyến đầu chịu nhiều căng thẳng, áp lực bởi tình hình dịch COVID-19 thời gian qua”, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh chia sẻ.
Về thực hiện chiến lược căn cơ, phủ kín vaccine phòng COVID-19, cùng với sự quan tâm, phân bổ vaccine từ Bộ Y tế với tinh thần ưu tiên tối đa sự cho thành phố, chính quyền TP Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn vaccine. Đây là minh chứng cho nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua để sớm đưa cuộc sống trở lại “bình thường mới” trong điều kiện nguồn vaccine phòng COVID-19 rất hạn chế hiện nay. Đến ngày 21/9, Thành phố đã bao phủ vaccine phòng COVID-19 được hơn 90 % mũi 1 và gần 20 % mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên với hơn 8,7 triệu mũi tiêm, trong đó có hơn 2 triệu người tiêm mũi 2.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đánh giá, TP Hồ Chí Minh đã đi được những bước rất dài trong công tác phòng, chống dịch và sẽ còn một giai đoạn nữa, tính bằng tuần, để tiến tới kiểm soát được dịch bệnh. Do đó, Thành phố cần xác định lại “bản đồ” đánh giá nguy cơ dịch bệnh đến tận tổ dân phố, khu phố và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng tổ dân phố, từng khu phố đó.
“Từ nay đến cuối tháng 9, Thành phố sẽ tập trung các hoạt động củng cố các kết quả đạt được, trong đó tập trung tiêm vaccine, để mũi 1 đạt tỷ lệ cao nhất và đẩy nhanh tiêm mũi 2. Đây là điều kiện để nhanh chóng mở của lại các hoạt động bình thường cũng như các hoạt động kinh tế – xã hội”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Còn nhiều thách thức ở phía trước
Bà Đào Thị Khang (85 tuổi, Quận 12, TP Hồ Chí Minh) được tổ y tế lưu động đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Việc kiểm soát dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tuy đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên diễn biến dịch vẫn còn rất phức tạp, đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, nhất là trong bối cảnh biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, phải thay đổi chiến lược sống chung trong môi trường có dịch, không thể quét sạch COVID-19 cùng với đó là sức chịu của người dân, doanh nghiệp đã tới ngưỡng.
Con số ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở TP Hồ Chí Minh vẫn còn ở mức cao, trung bình trên dưới 5.000 ca/ngày. Ghi nhận trong ngày 21/9, Thành phố vẫn có tới hơn 6.500 ca bệnh COVID-19. Cùng với đó, số trường hợp nhập viện với tình trạng nặng cần hỗ trợ hô hấp vẫn còn cao; tỷ lệ tử vong tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, với trên 150 ca/ngày.
Trong công tác điều trị, Thành phố cũng đã triển khai rất nhiều giải pháp, tăng cường nguồn lực giúp công tác chăm sóc và quản lý người F0 tại cộng đồng, tại nhà tốt hơn, nhất là hoạt động thăm khám và cấp cứu F0 tại nhà. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp F0 chưa tiếp cận được thuốc kịp thời và khó liên hệ nhân viên y tế khi cần trợ giúp, làm tăng nguy cơ nhập viện trong bệnh cảnh rất nặng hoặc tử vong sớm ngay khi nhập viện.
Về công tác an sinh xã hội, trải qua thời gian giãn cách kéo dài, số người dân khó khăn cũng gia tăng rất cao. Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố, trên địa bàn hiện có hơn 2 triệu hộ với gần 6,9 triệu nhân khẩu trong hộ có hoàn cảnh khó khăn (bao gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo) và hơn 1,3 triệu người lao động có thu nhập hoặc giảm sâu thu nhập, bị giãn cách, đời sống gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề phát sinh, diễn biến phức tạp về tình hình an ninh trật tự xã hội, giải quyết việc làm…
Trước diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhiều hoạt động nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất gặp khó khăn khi tạm ngưng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình, số lượng giấy phép và vốn đăng ký cấp mới của doanh nghiệp trong 15 ngày đầu tháng 8/2021 đạt mức rất thấp, chỉ có 265 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký là 6.646 tỷ đồng; so với tháng cùng kỳ năm trước thì số giấy phép giảm đến 85,5% và số vốn cũng giảm 95,4%.
Liên quan đến vấn đề này, trong một nghiên cứu về chỉ số kinh doanh trong môi trường phong tỏa và giãn cách xã hội do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đầu tháng 9/2021 cho biết: Do phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài, 18% doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần nhu cầu sản xuất, đơn hàng sang các nước khác. Bên cạnh đó, 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc chuyển dịch sản xuất. “Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực”, ông Alain Cany, chủ tịch EuroCham cho biết.
Về phần mình, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: Khi tình thế cấp thiết buộc TP Hồ Chí Minh phải thực hiện biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, những khó khăn phiền phức tăng lên, thậm chí nhiều lần. Tình hình càng kéo dài thì sự lo âu, căng thẳng càng tăng, thử thách với thành phố càng lớn.
Nỗ lực khống chế dịch bệnh, từng bước trở về trạng thái bình thường mới
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực phía Nam đang đạt được những kết quả khả quan.
Một số địa phương đã từng bước khống chế được dịch bệnh, dần phục hồi trạng thái bình thường mới.
Để có thể sớm đưa toàn vùng trở về trạng thái bình thường mới, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đòi hỏi phải tiếp tục được triển khai đồng bộ, khẩn trương, phù hợp thực tế từng địa phương, đảm bảo thích ứng an toàn phòng, chống dịch.
Kiểm soát dịch, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội
Người dân "vùng xanh" Quận 7, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi được đi siêu thị một lần/tuần. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và phòng, chống dịch trên toàn địa bàn theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết ngày 30/9/2021. Tại các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh như Quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động như: Cho phép người dân đi chợ 1 lần/1 tuần theo kế hoạch được UBND thành phố chấp thuận; bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo kế hoạch của UBND các địa phương, tuân thủ Bộ Tiêu chí an toàn do UBND Thành phố ban hành. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo kế hoạch đã đề ra của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và Bộ Tiêu chí an toàn do UBND Thành phố ban hành.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động trên địa bàn. Cụ thể, UBND Thành phố cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hằng ngày, gồm: Dịch vụ bưu chính, viễn thông; dịch vụ cung cấp thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập; dịch vụ ăn uống hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ bán mang đi thông qua đặt hàng trực tuyến; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y; dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này; sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm...
Tỉnh Bình Dương (địa phương liền kề Thành phố Hồ Chí Minh) đang nỗ lực mở rộng các "vùng xanh", tiếp tục thu hẹp các "vùng đỏ", đưa toàn tỉnh sớm trở về trạng thái bình thường mới. Tính đến ngày 19/9, Bình Dương đã có 6/9 huyện, thị xã, thành phố trở thành "vùng xanh" gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để giảm mạnh "vùng đỏ", "vùng vàng" hay "điểm đỏ", "điểm vàng", thực hiện "xanh hóa" địa bàn, xây dựng và bảo vệ bền vững các "vùng xanh"; triển khai tổ chức thực hiện khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội.
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) chuyên sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư nước ngoài tại đường số 5, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (Phường Hoà Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) thực hiện "3 tại chỗ" cho 700 người lao động. Ảnh: TTXVN phát
Cùng với thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, Bình Dương đã ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội. Theo đó, tỉnh xác định lộ trình hỗ trợ phục hồi kinh tế được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 15/9 - 31/10/2021, ưu tiên triển khai việc phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các "vùng xanh" gồm các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một; tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp khóa chặt "vùng đỏ", "điểm đỏ"; mở rộng "vùng xanh; xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Giai đoạn 2, từ sau ngày 31/10, nếu lượng vaccine được cung cấp liên tục, đầy đủ, khoảng đầu tháng 10, Bình Dương sẽ hoàn thành tiêm đủ 2 mũi vaccine cho toàn bộ người dân trong tỉnh. Sau 15 ngày để vaccine phát huy tác dụng, tức là đến ngày 31/10, tỉnh Bình Dương sẽ cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng. Trường hợp dịch bệnh được kiểm soát thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", tỉnh sẽ mở cửa lại các hoạt động kinh tế - xã hội một cách có chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, loại trừ một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch như: Karaoke, vũ trường, quán bar, massage... Trường hợp dịch diễn biến xấu hơn, tùy theo mức độ và khuyến nghị của ngành Y tế, tỉnh sẽ điều chỉnh quay về giai đoạn trước đó hoặc quản lý chặt hơn.
Giai đoạn 3, từ sau ngày 31/12/2021: Trường hợp kiểm soát dịch bệnh thành công và không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", Bình Dương sẽ mở cửa lại toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Một số ngành nghề nhạy cảm, dễ gây bùng phát dịch sẽ phải có tiêu chí điều kiện hoạt động phù hợp. Trường hợp diễn biến dịch xấu hơn, tùy theo mức độ và khuyến nghị của ngành Y tế, tỉnh sẽ điều chỉnh quay về giai đoạn trước đó hoặc quản lý chặt hơn.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vừa qua, Sóc Trăng đã trở thành tỉnh đầu tiên trong khu vực trở về trạng thái bình thường mới. Từ 0 giờ ngày 16/9, tỉnh chính thức triển khai phương án phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, tỉnh không lơ là, chủ quan với kết quả ban đầu đạt được trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các biện pháp phòng, chống dịch vẫn dược duy trì, đặc biệt là thực hiện tốt thông điệp "5K". Các chợ truyền thống trên địa bàn được hoạt động nhưng phải đảm bảo phân luồng lối vào - lối ra; người dân được đi chợ 2 ngày/lần theo phiếu do UBND cấp xã cấp. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ven các tuyến đường thuộc "luồng xanh" quốc gia chỉ được bán mang đi. Tỉnh tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát dịch cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để kiểm soát chặt người và phương tiện ra - vào các địa phương. Tỉnh vẫn yêu cầu tạm dừng các hoạt động như: Văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, các sự kiện chưa cần thiết...
Tỉnh Sóc Trăng cũng quy định áp dụng cụ thể cho từng vùng, như: Đối với "vùng xanh", các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, cơ sở lưu trú, các nhà máy xí nghiệp, công ty, cơ sở giáo dục được hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; việc lưu thông của người dân giữa các "vùng xanh" phải đảm bảo có giấy đi đường do UBND cấp xã cấp và phải thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế khi qua chốt kiểm dịch...
Người dân đồng thuận, đồng lòng thực hiện phòng, chống dịch
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn thăm, tặng quà một chốt kiểm dịch địa bàn giữa thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN
Chia sẻ niềm vui khi thành phố Sóc Trăng được trở về trạng thái bình thường mới, ông Nguyễn Hoàng Thái, ở Phường 2, thành phố Sóc Trăng chia sẻ: "Gia đình tôi kinh doanh quán cơm từ nhiều năm nay. Khi dịch COVID-19 kéo dài, việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Nay, việc kiểm soát dịch bệnh đạt nhiều kết quả khả quan, địa phương trở lại trạng thái bình thường mới. Dù vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch chứ không thể lơi lỏng, song gia đình tôi rất phấn khởi và vẫn luôn nhắc nhở nhau thực hiện tốt các quy định của địa phương khi mở cửa quán cơm để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Như vậy, công việc kinh doanh của gia đình mới được ổn định".
Bà Trương Ngọc Khánh, đại diện Công ty TNHH Taekwang Cần Thơ cho biết: Công ty đồng thuận và luôn chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch do cơ quan chức năng để ra. Thời gian qua, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, Công ty duy trì sản xuất theo phương án "3 tại chỗ". Một số lao động của Công ty đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, Công ty mong muốn được tổ chức sản xuất theo phương án "một cung đường xanh". Khi đó, sản xuất sẽ ổn định hơn, tâm lý người lao động thoải mái hơn, năng suất lao động cao hơn. Công ty sẽ gửi danh sách về các địa phương người lao động cư trú và mong muốn có sự phối hợp cùng giám sát phòng dịch. Trong quá trình thực hiện, Công ty cam kết sẽ thực hiện nghiêm, đúng theo lộ trình, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Hà, ở phường Phú Mỹ, Quận 7 - nơi cơ bản kiểm soát được dịch, chia sẻ: Mặc dù công tác kiểm soát dịch tại thành phố còn nhiều khó khăn, song bà đồng thuận và yên tâm với lộ trình mà thành phố đề ra là kiểm soát dịch, an toàn đến đâu mở cửa trở lại đến đó và không thể lơ là trong phòng, chống dịch. Sau thời gian dài thực hiện triệt để giãn cách, với phiếu đi mua hàng hóa được chính quyền địa phương cấp từ ngày 16/9, bà đã có thể đến siêu thị gần nhà để trực tiếp mua thực phẩm trở lại. Bà chỉ mong thời gian tới, các địa bàn khác ở thành phố cũng kiểm soát tốt dịch bệnh, cùng sớm được trở lại trạng thái bình thường mới, để cuộc sống lại sôi động, người lớn đi làm, trẻ em được đến trường học tập, song song với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an sinh xã hội Ngày 15/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng thông tin, Sở đang lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan đưa học sinh, giáo viên đang ở ngoài thành phố trở về trước ngày 1/10. Nhà sách Giáo dục - Công ty Cổ phần sách và Thiết bị Giáo dục Miền Trung (địa chỉ 272, Trần Cao...