Sản lượng thịt, cá, tôm giảm mạnh do dịch Covid-19, thế giới đối mặt với thiếu hụt thực phẩm
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp quốc (FAO) dự báo tình trạng thiếu hụt thực phẩm giàu protein sẽ diễn ra trong năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những thiếu hụt đã được dự đoán trước của thực phẩm giàu protein sẽ kéo theo mức tiêu thụ giảm trên toàn cầu, đặc biệt tại các khu vục nghèo đói, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khoẻ trẻ em.
Do Covid-19, nguồn cung thực phẩm đã bị ảnh hưởng và giảm đi đáng kể cả về sản xuất và tiêu thụ như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và các nguồn protein thực vật như đậu tương… bên cạnh những con số về những thương vong trực tiếp từ đại dịch.
Báo cáo nhấn mạnh, sự mở rộng của ngành sản xuất thịt thế giới đã bị kéo chậm lại do những gián đoạn thị trường gây ra bởi đại dịch toàn cầu.
Những khó khăn về kinh tế liên quan đến dịch Covid-19, mức tiêu dùng giảm mạnh từ ngành dịch vụ thực phẩm do các lệnh cách ly xã hội; tắc nghẽn trong chuỗi logistic; khối lượng tồn kho các sản phẩm chưa bán được khá lớn; hạn chế trong việc vận chuyển và tình trạng tồn đọng hàng tại cảng là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của giao thương thịt toàn cầu.
Tổng sản lượng thịt trên toàn thế giới năm 2020 sẽ giảm 1,7% so với năm 2019, trong khi giá thịt quốc tế đã giảm 8,6% kể từ tháng 01 năm 2020, dẫn đến thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất.
Thực phẩm giàu protein (Nguồn: The Economic Times).
Mặc dù sản lượng sữa trên thế giới đang cho thấy sự phục hồi với khả năng tăng 0,8% trong năm nay, xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ giảm 4% trong năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu bất ổn gây ra bởi dịch COVID-19.
Đại dịch sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến thị trường hải sản do các hoạt động của các đội tàu đánh bị đình trệ. Việc thu hoạch nuôi trồng thủy sản bị chậm trễ và chỉ tiêu dự trữ giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng tới sản xuất của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều như tôm, cá hồi, cá basa, cá rô phi, cá vược biển đen và cá tráp.
Mùa nuôi tôm tại Châu Á thường bắt đầu vào tháng 4, đã bị trì hoãn tới tháng 6/tháng 7. Ví dụ tại Ấn Độ, sản lượng tôm nuôi dự báo sẽ giảm 30 – 40% trong năm nay.
Nhu cầu thế giới đối với cả tôm tươi và tôm đông lạnh cũng đang giảm đáng kể, cùng lúc nhu cầu cá hồi được dự báo sẽ sụt giảm ít nhất 15% so với năm 2019. Doanh thu bán lẻ, đặc biệt đối với cá hồi và thịt cá hồi tươi, đã giảm mạnh – một thị trường được dự báo sẽ không thể phục hồi trong một thời gian ngắn, báo cáo nêu rõ.
Nguồn protein thực vật như đậu tương cũng đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong mùa canh tác 2019/2020, sản lượng dầu thực vật dự kiến sẽ giảm so với mùa sản xuất trước; mức giảm mạnh về sản lượng của đậu tương và hạt cải dầu lớn hơn tăng trưởng về sản lượng của các cây trồng khác, theo báo cáo của FAO.
Những tác động tiềm tàng
Protein là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống cơ bản, nhưng ước tính có một tỷ người trên toàn thế giới hiện đang thiếu hụt protein. Trình trang này diễn ra nghiêm trọng nhất tại Trung Phi và Nam Á, nơi có khoảng 30% trẻ em đang tiêu thụ quá ít protein.
Tình trạng thiếu hụt protein gây ra nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor), căn bệnh gây chậm phát triển và chướng bụng ở trẻ; bệnh phù nề, gây ra chứng sưng và phù trên da; bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến suy gan; cùng với các vấn đề khác liên quan đến da, tóc, móng và cơ.
Video đang HOT
Việc thiếu hụt protein cũng gây ra tình trạng vết thương lâu lành, làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ gãy xương và kìm hãm tăng trưởng, ảnh hưởng tới hơn 160 triệu trẻ em hàng năm. Nếu không được chữa trị, một số tình trạng bệnh lý trên có thể dẫn tới tử vong.
John Komen, chuyên gia chính sách sinh học hiện đang làm việc với một số quốc gia Châu Phi về các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt protein, cho rằng có những cơ hội sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy sản xuất các nguồn protein thực vật, như đậu nành và đậu đũa, để người dân không còn phải chịu đựng (do thiếu hụt protein).
Hiện nay, năng suất từ những cây trồng này đang ở mức thấp tại Châu Phi, nên những nỗ lực có chủ đích nhằm thúc đẩy năng suất cây trồng có thể giúp các thực phẩm này phổ biến rộng rãi hơn tới người dân.
“Đặc biệt rất rõ ràng tại các quốc gia Tây Phi, sản lượng của các cây trồng protein thực vật nên được tăng cường” ông Komen chia sẻ với tạp chí Alliance for Science.
“Tất nhiên đậu tương là một “ứng cử viên” nổi bật và đương nhiên, đang được sản xuất với quy mô đáng kể tại Nam Phi và Nigeria. Nhu cầu về đậu tương đang tăng lên tại khắp Châu Phi khi ngành chăn nuôi gia súc/gia cầm phát triển mạnh. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, sản lượng đậu tương chỉ đạt dưới 50% sản lượng trung bình toàn thế giới.”
Ảnh 2: Một phụ nữ bán đậu đũa ngoài chợ (Nguồn: IITA).
Đậu đũa, một loại thực phẩm giàu protein chủ yếu khác được tiêu thụ bởi hơn 250 triệu người tại Châu Phi, cũng phải được cân nhắc nghiêm túc, ông Komen cho biết. “Rõ ràng đậu đũa có khả năng chống lại tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng, phù hợp với điều kiện canh tác quy mô nhỏ và phát triển tốt trên đất tương đối xấu cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi,” ông nhận xét.
“Tuy nhiên, côn trùng gây hại là yếu tố chính ảnh hưởng tới năng suất đậu đũa tại Châu Phi – sâu đục quả đậu đã gây ra hơn 90% thiệt hại về sản lượng. Đậu đũa biến đổi gen (BĐG) kháng sâu đục quả gần đây đã được cấp phép thương mại tại Nigeria – và hiện đang cho thấy mức độ kháng sâu đục quả rất cao. Đây là một phương án khả thi và nên được chính phủ các quốc gia Tây Phi cân nhắc một cách nghiêm túc và khẩn cấp” – ông Komen nói.
Các cây trồng bị ảnh hưởng khác
Cũng theo báo cáo của FAO, sản xuất lúa mỳ toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm nhẹ dưới mức thu hoạch tốt vào năm ngoái.
Theo sau sự suy giảm nhu cầu đáng kể do COVID-19 vào đầu năm 2020, tổng lượng ngũ cốc thô, bao gồm ngô, cao lương và đại mạch, được dự báo sẽ lấy lại đà trong mùa canh tác 2020/21, nhưng có thể vẫn duy trì dưới mức sản lượng chuẩn toàn cầu trong mùa thứ hai liên tiếp.
“Mặc dù thực phẩm vẫn đủ cho người dân trên toàn thế giới, nhưng tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể do đại dịch đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thực phẩm, theo đó hạn chế khả năng người dân có đủ thực phẩm, hoặc đủ dinh dưỡng, đặc biệt tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn đói và các khủng hoảng khác thậm chí trước khi có COVID-19″, báo cáo của FAO đánh giá.
Phản ứng khu vực
Tại khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, nơi sản xuất khoảng 25% sản phẩm nông nghiệp và thủy sản xuất khẩu toàn cầu, giá thực phẩm đã tăng vọt do đại dịch.
Nhà khoa học Brazil André Tomas Vilela Hermann cho biết tại Brazil, thực phẩm “đang đắt hơn bình thường. Đã có sự bất ổn về giá kể từ khi bắt đầu đại dịch. Giá thực phẩm đã tăng, giảm và rồi sau đó tăng lại.”
Ông Hermann chia sẻ, ngành công nghiệp thịt của Brazil cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn do sự lây lan của virus giữa các công nhân lò mổ, trong khi các nông hộ nhỏ sản xuất rau quả tươi cho thị trường nội địa cũng đang chịu ảnh hưởng.
“Các tập đoàn nông nghiệp lớn đang cố gắng xuất khẩu càng nhiều càng tốt kể từ khi tỷ giá đồng đô la so với đồng real của Brazil tăng lên và nhu cầu thế giới về thực phẩm đang cao”, ông Hermann chia sẻ thêm.
Anthony Morrison, một nông dân và chủ tịch Phòng Kinh doanh Nông nghiệp Châu Phi, nhận xét, giá các thực phẩm chính đã tăng gấp đôi và những người làm chính sách đang đánh giá thấp tác động của dịch Covid-19 đối với nền nông nghiệp.
“FAO đang thảo luận về điều này”, ông nói. “Chúng ta đã thất bại trong việc đưa các cơ chế bảo trợ xã hội vào khu vực nông nghiệp. Nông dân phải được bảo vệ trước tác động của dịch Covid-19. Hiện nay, họ đang không được bảo vệ theo bất cứ cách nào. Điều này cần phải được thay đổi”.
“Các chính sách của chúng ta không mạnh mẽ và quyết đoán và không có nội hàm địa phương. Và điều đó là thứ ảnh hưởng tới nông nghiệp. Một gói kích thích Covid-19 là cần thiết cho khu vực nông nghiệp thay vì tiền trợ cấp như thông thường”- ông gợi ý thêm.
Morrison kêu gọi “việc xác định, tìm kiếm và hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình tập huấn có mục tiêu, chuyển giao công nghệ, phân phối nguồn lực, cấp phép sản phẩm/quy trình, triển khai dự án, sắp xếp thương mại và nghiên cứu” nhằm giúp hồi phục chuỗi giá trị nông nghiệp.
4 loại thực phẩm "dễ làm tổn thương thận" nếu ăn nhiều
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có rất nhiều thực phẩm có thể gây tổn thương thận, thậm chí cả những thực phẩm được coi là lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn không quá lạm dụng bất kỳ thứ nào trong 4 loại thực phẩm sau đây.
1. Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn chứa rất nhiều muối, muối là "kẻ thù" của thận
Thịt chế biến sẵn là những món ăn phổ biến hiện nay, bao gồm thịt xông khói, giăm bông, xúc xích... Tuy nhiên, để kéo dài thời hạn sử dụng và làm tăng hương vị của các loại thịt này, các nhà sản xuất sẽ thêm một lượng lớn muối và chất phụ gia vào thịt trong quá trình chế biến.
Muối sau khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển đổi thành các ion natri. Bản thân natri là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở thận, việc sử dụng quá nhiều các ion natri chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận.
Hơn nữa, sự tích tụ các ion natri trong máu cũng sẽ khóa thành phần nước trong máu, dẫn đến tăng thể tích máu, giữ nước và natri, từ đó gây ra tình trạng huyết áp cao. Có một vòng luẩn quẩn giữa tăng huyết áp và bệnh thận mãn tính, chức năng thận giảm sẽ làm nặng thêm triệu chứng tăng huyết áp, và tăng huyết áp sẽ khiến thận ở trạng thái tưới máu và lọc máu rất cao, gia tăng tổn thương thận.
Do đó, những loại thịt chế biến sẵn càng ăn ít càng tốt. Hãy ăn thực phẩm tươi càng nhiều càng tốt để kiểm soát lượng muối.
2. Thực phẩm có hàm lượng purin cao
Ăn quá nhiều các loại hải sản cũng gây gánh nặng cho thận
Bia và tôm càng đều là đại diện của thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng cũng là sở thích của nhiều người vào mùa hè. Bia có tác dụng lợi tiểu nhất định, dường như giúp thận bài tiết chất thải, nhưng bia là thực phẩm chứa nhiều calo, hơn nữa bia cũng chứa một lượng lớn hàm lượng purine, đồng thời các loại thực phẩm như tôm càng, ngao sò cũng chứa nhiều purine.
Ăn và uống quá nhiều những thực phẩm trên sẽ khiến nồng độ axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn và làm tăng gánh nặng trao đổi chất của thận, hơn nữa, tác hại của purin không chỉ như vậy, một lượng lớn purine tích lũy còn kết tủa các tinh thể urate trong cơ thể, và các tinh thể này tiếp tục tích lũy trong thận, không chỉ làm tăng nguy cơ sỏi thận, mà còn gây tổn thương nhu mô thận và làm nặng thêm sự phát triển của bệnh thận.
3. Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu, nhưng cần phải ăn hạn chế để giữ sức khỏe của thận
Có nhiều thực phẩm chứa protein cao, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng và sữa... Trong trường hợp bình thường, protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Nhưng nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm.
Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu protein trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá nhiều chất thải chuyển hóa có chứa axit uric và nitơ trong cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận và thúc đẩy sự phát triển của bệnh thận. Vì những lý do đó, chế độ ăn giàu protein không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh thận.
4. Quả khế
Lý do tại sao quả khế được chọn ra trong số nhiều loại trái cây không tốt cho thận, là vì quả khế có độc tính rõ ràng, ngay cả những người có chức năng thận bình thường, nếu cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước và đói, ăn nhiều khế sẽ làm gia tăng đột ngột của creatinine máu, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra suy thận cấp. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của các chất độc thần kinh và axit oxalic trong quả khế.
Những người bị bệnh thận đặc biệt không nên ăn khế
Đối với những bệnh nhân đã bị bệnh thận, nếu họ tiêu thụ quá nhiều khế cùng một lúc, các chất độc thần kinh sẽ gây mất tỉnh táo, yếu chân tay, tê,... đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh thận.
Nếu bạn không muốn bệnh thận tìm đến mình, 4 điều sau đây cũng cần phải được thực hiện:
1. Uống đủ nước: Lý do tại sao thận có chức năng giải độc liên quan trực tiếp đến nước, nước là thành phần chính của nước tiểu. Chỉ trong điều kiện cơ thể uống đủ nước, thận mới có thể sản xuất nước tiểu và thải các chất độc có trong cơ thể. Theo khoa học, lượng nước uống hàng ngày của người lớn nên được duy trì ở mức khoảng 2000ml.
2. Tránh nhịn tiểu: Khi uống nước, bạn phải đi tiểu. Nhiều người phát triển thói quen xấu là nhịn tiểu. Như mọi người đều biết, giữ nước tiểu không chỉ thủ phạm gây ra các bệnh về hệ tiết niệu, mà còn là một trong những yếu tố gây ra bệnh thận mãn tính. Bởi vì nước tiểu không chỉ chứa nước, mà còn chứa các chất thải chuyển hóa khác nhau, nếu chúng được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển và chúng có thể chảy ngược vào thận, do đó gây tổn thương thận.
3. Không lạm dụng thuốc: Nhiều người khi mắc bệnh, thường tự mua thuốc uống mà không đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng, người ta đã phát hiện ra rằng dù là thuốc thảo dược hay thuốc Tây, cũng có thể gây độc hại cho thận. Nếu uống thuốc một cách mù quáng với số lượng lớn, không những không hiệu quả trong điều trị bệnh, mà còn có thể gây tổn thương thận;
4. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống và sức khỏe thận có liên quan mật thiết với nhau Một chế độ ăn uống lành mạnh không yêu cầu mọi người phải nói lời tạm biệt với một loại thực phẩm nhất định, nhưng ăn uống đủ 3 bữa mỗi ngày, giảm lượng thức ăn ảnh hưởng đến thận, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều calo và purine cao. Đối với rau và trái cây tươi, trứng, sữa, ngũ cốc,... nên được kết hợp trong ba bữa ăn.
7 thực phẩm ăn nhiều giúp kích thích lông mi mọc dài Một trong những cách dễ nhất để tăng cường độ dài của lông mi là đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày của bạn. Sau đây là một số thực phẩm lành mạnh không chỉ kích thích lông mi mọc dài mà còn tốt cho cơ thể. Trứng rất giàu protein. Tóc và lông mi được cấu tạo từ keratin. Thực phẩm giàu...