“Săn lùng” bí kíp luyện thi
Mỗi thầy cô đều có những tài liệu ôn thi “mật” của mình. Để có được kho bí kíp ấy, không còn cách nào khác bạn phải đóng học phí theo học. Và một cuộc “săn lùng” đã được mở ra để tìm kiếm những bí kíp “mật truyền” đó.
Săn tài liệu
Nghe theo lời của mấy anh chị khóa trên, Hồng (lớp 12 – CVA) đã đăng kí lớp luyện thi Toán của thầy Minh. Nhưng lại nghe tin phong phanh bạn bè kháo nhau rằng thầy Bình (trường NH) tài liệu học năm nào cũng sát đề thi đại học, có khi còn trúng tủ, Hồng tìm mọi cách để có được tài liệu của thầy. Mấy ngày sau, lại thấy Vân tất tả ngược xuôi đi photo tài liệu của thầy Nam (ĐHSP).
Cuộc săn lùng tài liệu của các bạn khối C, D với môn Văn có vẻ còn khốc liệt và căng thẳng hơn. My (lớp 12 – VĐ) đã tích cực “dùi mài” với cô Nương (trường NH) suốt 3 năm cấp 3 cho môn Văn nhưng vẫn chấp nhận bỏ ra một số tiền học phí không nhỏ cho thầy Bính, chỉ để photo bằng hết tài liệu của thầy. Theo My thì: “Tài liệu với môn Văn thì không biết bao nhiêu cho đủ, nên cứ nghe đâu có thầy dạy hay là tớ đến “tầm sư” thôi, nhưng mà cũng chỉ đóng học phí để lấy tài liệu chứ học sao cho hết”. Và công cuộc “tầm sư” của My cứ thế tiếp diễn.
Các sĩ tử sử dụng “ tài liệu đặc biệt” ra sao?
Lò luyện thi, thầy cô nào cũng gắn cho tài liệu của mình những mỹ từ nghe rất hay ho “tuyệt chiêu”, “độc”, “trúng tủ”… Đó là câu tâm tình mà Huyền (12 – LHP) và bạn bè của mình phải nghe đi nghe lại mỗi khi “nhập lớp”. Và một điều phải luôn khắc cốt ghi tâm “Không được đưa tài liệu của mình cho người khác!”
Video đang HOT
Có thầy cô còn ý nhị vẽ ra một viễn cảnh đen tối khi cuốn tài liệu ấy lọt ra ngoài để “răn đe” teen nhà mình. Nào là “Bạn em có cuốn tài liệu của em với cuốn cũ của bạn ý, thế nào mà chẳng cao điểm hơn em” rồi thì “chắc gì bạn ý đã đưa cho em 1 cuốn tài liệu thật, chuẩn”.
Teen cứ chạy đôn chạy đáo, đóng tiền đủ thứ chỗ chỉ để lấy được quyển “bí kíp” luyện thi độc.
Có lò luyện thi mà người dạy đồng thời là giáo viên bộ môn trên lớp thì đưa hẳn mức phạt cho những ai “tuồn” tài liệu ra ngoài: hạ điểm thi trên lớp. Vì vậy, Mạnh (12 – TP) suốt ngày ôm kè kè tập tài liệu như thể vật bất li thân bên mình, vì cậu bạn chỉ sợ nhỡ mà tài liệu lọt ra ngoài rồi điểm thấp đi thì toi công học hành. Còn Liên (12 – NT) thì luôn phải tìm cớ từ chối cô bạn thân khi được hỏi mượn tài liệu, lần đầu thì: “Tớ để quên ở nhà rồi”, lần thứ hai thì “Tớ cho bạn mượn mất rồi”, lần thứ ba, lần thứ tư… Cứ như thế, tình bạn của Liên rạn nứt dần.
Có nên tham gia cuộc đua “săn tài liệu”?
Ráo riết, miệt mài tìm tài liệu là thế nhưng có mấy teen đủ kiên nhẫn để đọc hết từng câu chữ trong sấp tài liệu cao hơn người mình, rồi tỉnh táo xác định xem trong mớ tài liệu hỗn độn ấy, bộ nào, thầy nào dạy là hay nhất, cách làm bài hợp lý nhất?
Như Minh (12 – THĐ) sau khi tốn vô khối tiền để photo tài liệu môn Toán thì ngày qua ngày cô bạn lại luyện mắt với trò chơi “Tìm điểm giống nhau và khác nhau” trong những tờ giấy kín đặc chữ.
Còn M. Hương (12 – NH) rất tự tin với tài săn tài liệu của mình vì trong tay có gần chục bộ tài liệu Văn thuộc dạng “quý, hiếm và mật” của các trung tâm, thầy cô uy tín. Nhưng đến khi bắt tay vào “tiêu hóa” đống kiến thức đồ sộ đó, cô nàng mới thấy thực sự khó khăn. Ý của cô này, lời hay nghĩa đẹp của thầy kia làm cho cô bạn quay như chong chóng để tìm cách chắp nối những mảng kiến thức rời rạc nhưng có vẻ không mấy thành công.
Dân teen quốc tế vẫn thường học và làm việc them nhóm, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích cho teen trong quá trình học tập, kiến thức được chia sẻ, được trao đổi ý kiến cá nhân và đóng góp những ý tưởng mới mẻ. Cách học thú vị này không những khiến teen nhớ và hiểu bài nhanh hơn mà còn có một tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. Cách “săn lùng” tài liệu của teen nhà mình không những làm mất đi cơ hội học tập mà mất đi cả những tình bạn đẹp nữa.
Hãy lựa chọn cho mình cách học tập thật sự phù hợp và hiệu quả, đừng chạy theo tài liệu này, bí kíp nọ. Hãy nhớ rằng học để lấy kiến thức chứ không phải là tài liệu teen nhé!
Theo TTVN
4.161 học sinh thi học sinh giỏi quốc gia 2012
Hôm nay, 11-1, 4.161 học sinh bắt đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2012. Theo ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo, môn Toán và môn Lý cùng có 496 thí sinh dự thi môn Hóa có 524 thí sinh môn Sinh: 538 môn Tin: 421 môn Văn: 512 môn Sử: 489 môn Địa: 496 thí sinh, còn lại là ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung. Để phục vụ cho kỳ thi, số giám thị được điều động là 1.233 người.
Riêng đội tuyển Hà Nội năm 2012 có tổng số 156 thí sinh, trong đó trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là đơn vị có nhiều học sinh tham gia nhất.
Kỳ thi học sinh giỏi năm nay sẽ diễn ra vào ngày 11 và 12-1 với nhiều đổi mới trong quy chế, như các môn ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi. Đặc biệt, từ năm 2012, học sinh đạt giải trong kỳ thi ngoài việc được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng, được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.
Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế thi tuyệt đối không cử những người tham gia tập huấn, luyện thi cho các đội tuyển dưới bất kỳ hình thức nào tham gia công tác chuyên môn của kỳ thi.
Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã có bổ sung hướng dẫn tổ chức thi nói các môn ngoại ngữ. Mỗi thí sinh thực hiện phần thi này trong 10 phút (không kể thời gian bắt thăm đề), gồm 7 phút chuẩn bị câu trả lời và 3 phút trả lời để ghi âm (kể cả thời gian đọc mã số đề thi và nội dung đề thi.
Theo Phan Thảo (Sài Gòn giải phóng)
Thi tốt nghiệp THPT: Đề thi sẽ đánh giá đúng năng lực của học sinh Bộ không phát hành bất cứ tài liệu ôn thi nào Lần đầu tiên sau khi có những chủ trương thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên về đề thi và một số điều chỉnh của kỳ thi này. Học sinh lớp 12...