San Francisco nới lỏng lệnh cấm nhận dạng khuôn mặt
Các giám sát viên thành phố San Francisco ( California, Mỹ) đang tiến hành bỏ phiếu sửa đổi lệnh cấm công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở chính quyền địa phương.
Các công nghệ như Face ID đã khiến chính quyền San Francisco xem xét thay đổi quy định
Theo Engadget, việc làm này nhắm vào việc cho phép sử dụng nhận dạng khuôn mặt trên iPhone trang bị Face ID và các thiết bị khác có công nghệ tương tự. Điều này rất quan trọng khi mà trước đó, các nhân viên không được phép sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt (chẳng hạn họ phải nhập mật mã trên iPhone).
Không chỉ San Francisco mà các thị trấn nhỏ khác như Brookline, Massachussetts gần đây cũng đã thông qua việc loại bỏ lệnh cấm, trong khi thị trấn Alameda của vịnh Area đang xem xét luật pháp tương tự.
Những quy tắc được nới lỏng mở ra một vấn đề rõ ràng là: thật khó để tránh hoàn toàn công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong thời kỳ hiện đại. Mặc dù người dùng không phải luôn sử dụng công nghệ này nhưng trong thực tế, ngay cả điện thoại và máy tính bảng giá rẻ cũng đi kèm với nó như là một tùy chọn. Bên cạnh đó, có một thực tế là Face ID được sử dụng cho biện pháp bảo mật nghiêm ngặt trên thiết bị thay vì lệnh cấm chủ yếu nhắm vào hành vi giám sát.
Lệnh cấm sử dụng nhận dạng khuôn mặt được chính quyền San Franciso đưa ra trước đó sau những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư sau khi họ bắt đầu thử nghiệm hệ thống tìm kiếm hình ảnh dựa trên nhận dạng khuôn mặt hồi tháng 1.2019, với thời hạn thử nghiệm kéo dài 90 ngày. Mặc dù việc thử nghiệm đã hết hạn nhưng các sĩ quan cảnh sát có thể đã sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đó cho các hoạt động của mình và bị giới phê bình lên tiếng chỉ trích.
Theo Thanh Niên
Video đang HOT
Nhận diện khuôn mặt: Trung Quốc đẩy mạnh, phương Tây đẩy lùi
Trung Quốc đang đẩy mạnh lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt kết hợp AI để giám sát người dân, trong khi đó các nước phương Tây lại đang e dè về vấn đề quyền riêng tư.
Rõ ràng nhiều người dùng hiện nay hoàn toàn tin tưởng vào việc sử dụng FaceID trên iPhone để mở khóa thiết bị, nhưng khi công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng bởi các camera an ninh trên đường phố, kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) lại tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt về quyền riêng tư: xác minh danh tính đồng thuận và giám sát không đồng thuận.
Trung Quốc sở hữu thị trường sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển nhất thế giới.
Trung Quốc: Camera dày đặc, bịt khẩu trang cũng không thoát
Hiện nay Trung Quốc đang khiến thế giới kinh ngạc về việc phát triển hệ thống giám sát Skynet. Skynet hay "Thiên võng", là hệ thống giám sát bằng công nghệ cao với quy mô khổng lồ, bắt đầu được triển khai từ 2015 và đã được triển khai tại nhiều thành phố ở Trung Quốc.
Đây là hệ thống hoạt động kết hợp giữa camera giám sát ở nơi công cộng kết hợp AI, nhận dạng khuôn mặt, Big Data để giám sát hoạt động và cuộc sống của hơn một tỷ công dân nước này.
Theo dự tính đến năm 2020, số lượng camera được lắp đặt sẽ lên tới hơn 600 triệu chiếc. Thống kê của trang web Comparitech, trong danh sách 10 thành phố đứng đầu thế giới về mật độ máy quay an ninh trên số dân, Trung Quốc chiếm tới 8 thành phố. Hai thành phố còn lại là London của Anh (đứng ở vị trí thứ 6) và Atlanta của Mỹ (đứng ở vị trí thứ 10).
Comparitech nhận định rằng nếu Trung Quốc đi đúng lộ trình thì chỉ đến năm 2020 mật độ máy quay an ninh lắp đặt ở các lớn Trung Quốc sẽ tăng lên mức cứ hai người dân thì có một máy quay an ninh.
Thêm nữa, Comparitech viết trong báo cáo : Thâm Quyến có kế hoạch sẽ có 16.680.000 máy quay an ninh được lắp đặt trong những năm tới đây, tăng 1,145% so với khoảng 1.929.600 máy hiện nay. Nếu toàn bộ Trung Quốc tăng số máy quay giám sát lên 1,145% thì tổng cộng Trung Quốc sẽ có 2,29 tỉ máy - tức gần hai máy trên một người".
Xue Lan, một chuyên gia chính sách tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc về quản trị AI đánh giá: " Nhận dạng khuôn mặt có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân ở một mức độ nhất định, nhưng nó cũng mang lại lợi ích tập thể, vì vậy đây là câu hỏi về cách làm thế nào để cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội".
Như đã nói ở trên, hệ thống Skynet không chỉ nhận diện được khuôn mặt đầy đủ được camera an ninh thu được, thậm chí kể cả khi đeo khẩu trang bịt mặt vẫn bị hệ thống này nhận diện được.
Theo nghiên cứu, để có được thành công mới, các nhà khoa học cho máy tính học cách xác nhận thuần thục những phần mặt lộ ra ít ỏi, bên cạnh đó là phân tích cả dáng đi cũng như ngôn ngữ hình thể dễ nhận biết.
Bên cạnh đó, những hệ thống nhận dạng tiên tiến sẽ phân tích (và dự đoán) được cả những chi tiết nằm dưới khẩu trang. Khả năng này cho phép hệ thống giám sát giảm số người trùng khớp xuống thấp, từ đó sẽ dễ dàng tìm ra danh tính người đeo khẩu trang.
Theo nghiên cứu của tổ chức Gen Market, Trung Quốc sở hữu thị trường sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển nhất thế giới. Quốc gia này còn là nơi khai sinh công ty phát triển công nghệ giám sát qua video lớn nhất thế giới Hikvision.
Phương Tây thiếu một bộ luật giám sát
Tại Anh, một số người đang kêu gọi cấm áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Nhà nghiên cứu độc lập Stephanie Hare cho rằng cần có một lệnh cấm nhận dạng khuôn mặt trực tiếp, nơi các camera giám sát được trang bị công nghệ nhận diện người ở những nơi công cộng.
Vấn đề giám sát bằng nhận diện khuôn mặt đang trở mối quan tâm chính của các cơ quản lý Anh. Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh - Elizabeth Denham cho biết bà sẽ khởi động một cuộc thăm dò về cách sử dụng phần mềm này ở London, thêm vào đó, cô rất quan tâm đến việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng tăng trong không gian công cộng.
Các nhà vận động bảo mật tại Big Brother Watch muốn quốc hội Anh phải thật sự vào cuộc. Theo quan điểm của Big Brother Watch, nhà lập pháp Anh nên tìm cách cấm công nghệ này được sử dụng để giám sát mọi người. Silkie Carlo, giám đốc của Big Brother Watch trao đổi với CNBC cho biết: " Chúng tôi không yêu cầu quốc hội điều chỉnh, chúng tôi yêu cầu quốc hội chấm dứt ngay lập tức".
Tại châu Âu và Mỹ, các cơ quan lập pháp muốn hạn chế công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Điều lệ bảo vệ số liệu chung (GDPR) được Liên minh Châu Âu thông qua vào tháng 5/2018 được cho là bộ Hiến pháp số liệu đầu tiên trong lịch sử loài người. Trong đó, có một điều khoản quy định các thông tin sinh học bao gồm nếp nhăn trên khuôn mặt đều thuộc về người sở hữu, muốn sử dụng phải nhận được sự đồng ý của họ.
Tại Mỹ, quốc gia này vốn không mấy mặn mà gì khi công nghệ nhận diện gương mặt được tích hợp trong lĩnh vực hành chính công. Thành phố Somerville thuộc bang Massachusetts (Mỹ) tuyên bố cấm cảnh sát và chính quyền sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt và trở thành thành phố thứ hai tại Mỹ đưa ra hạn chế với công nghệ này. Hồi tháng 5, Los Angeles cũng đưa ra pháp lệnh tương tự. Theo dự báo, ngày càng nhiều bang của Mỹ tiếp tục thực thi lệnh cấm.
Khác với Trung Quốc đã có bộ luật liên quan đến nhận diện khuôn mặt, Mỹ lại chưa có những điều luật rõ ràng về tự do cá nhân liên quan đến nhận diện khuôn mặt. Samm Sacks, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế tại Mỹ (CSIS) cho rằng bộ luật này nghiêm khắc hơn GDPR gấp nhiều lần.
Hãng công nghệ Google từng tuyên bố rằng hãng sẽ dừng việc phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng AI cho đến khi giải quyết được những câu hỏi về chính sách thực hiện. Brad Smith, chủ tịch Microsoft cho rằng những điều luật công nghệ cần phải được xem xét và bổ sung đặc biệt là mục liên quan đến xâm phạm riêng tư cá nhân, phân biệt và giám sát.
Theo enternews
Larry Page và Sergey Brin ra đi, "văn hóa mở" của Google liệu có còn tồn tại? Phong thái tự do nổi tiếng của gã khổng lồ tìm kiếm đã dần xói mòn trong thời gian qua, khi Google ngày càng phát triển và mở rộng mạnh mẽ. Khi 200 nhân viên Google và các đồng minh của họ tổ chức tuần hành tại San Francisco vào tháng trước, mục đích họ đưa ra là nhằm phản kháng việc lãnh...