Sàn đại học dự kiến khoảng 13 -14 điểm
Sáng nay, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học. Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, có 3 phương án được đưa ra, mức sàn sẽ khó thấp hơn năm ngoái, khoảng 13-14 điểm.
TT Bùi Văn Ga. Ảnh: ĐH Đà Nẵng. - Phương án điểm sàn năm nay được đưa ra như thế nào, thưa ông?
- Điểm sàn sẽ được thống nhất thông qua cuộc họp của hội đồng điểm sàn. Cũng như các năm trước, có ba phương án được đưa ra dựa trên những nghiên cứu, phân tích kết quả của từng trường, mức độ tuyển đủ, thiếu, để cân đối. Bên cạnh đó, hội đồng cũng sẽ tính hiệu suất di chuyển của thí sinh theo vùng miền, các địa phương. Cuối cùng các thành viên sẽ bỏ phiếu chọn một phương án.
- Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập đã có kiến nghị hạ điểm sàn để có nguồn tuyển. Trong quá trình họp, hội đồng điểm sàn lưu ý đến kiến nghị này như thế nào?
- Vấn đề của các trường ngoài công lập là băn khoăn nhiều đến nguồn tuyển. Việc này trong quá trình nghiên cứu, phân tích Bộ đã tính đến. Cũng như các năm trước, năm nay hội đồng điểm sàn sẽ thống nhất mức điểm làm sao đảm bảo số dư nguồn tuyển đủ lớn.
Việc dịch chuyển vùng miền Bộ cũng đã tính hết. Quan trọng là các trường cần phải nâng cao chất lượng, quảng bá hình ảnh tạo sức hút đối với thí sinh. Thực tế có những trường không có uy tín nên dù ở mức điểm sàn thấp các em vẫn không đăng ký.
Tôi cho rằng Vvệc hạ điểm chuẩn hay đưa ra hai mức điểm chuẩn riêng cho khối công lập và ngoài công lập khó mà thực hiện được vì luật giáo dục quy định bằng cấp giữa trường đại học công lập và dân lập có giá trị như nhau. Bộ cũng không thể chiều theo ý các trường hạ điểm chuẩn vì mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo. Với điều kiện hiện nay muốn vào đại học phải có sự sàng lọc, lựa chọn.
- Việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu một phần do trách nhiệm của Bộ khi cho phép thành lập các trường đại học ngoài công lập một cách ồ ạt. Ý kiến của ông như thế nào?
Video đang HOT
- Việc mở trường đại học ngoài công lập đều nằm trong mạng lưới qui hoạch đảm bảo chỉ tiêu sinh viên trên đầu dân mà Chính phủ đã phê duyệt theo quyết định số 121. Theo đó các em có nhu cầu học tập đều có thể học và đến năm 2020 đảm bảo 450 sinh viên trên 10.000 dân. Các trường mở ra chính là đảm bảo yêu cầu đó.
Mặt khác, khi số lượng học sinh phổ thông ngày càng nhiều, các trường phải mở ra để các em có chỗ học. Trong những năm tới, Bộ cũng chủ trương giảm bớt áp lực thi cử như hiện nay. Đa số các em sẽ vào thẳng đại học sau khi tốt nghiệp, thi đại học chỉ còn ở một số trường tầm cao, nghiên cứu.
Đó là khi chúng ta có mạng lưới các trường đại học đủ lớn, và việc siết chặt đầu ra sẽ được quan tâm để đảm bảo chất lượng. Còn hiện nay, các trường mở ra nhưng ban đầu chưa được thử thách, chưa được thử nghiệm nên thí sinh còn băn khoăn.
Các thí sinh đang nóng lòng chờ công bố điểm sàn. Ảnh: Hoàng Hà
- Bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Đào Trọng Thi có chia sẻ là “3 chung đã hoàn thành sứ mạng”, ông nghĩ thế nào về điều này?
- Hiện nay Bộ cũng đang nghiên cứu phương án tuyển sinh cho những năm tới. Khâu tuyển sinh sẽ được thay đổi để làm nó nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đạt hiệu quả thiết thực. Việc giao quyền tự chủ cho các trường có uy tín, trình độ quản lí tốt là một trong những phương án chúng tôi tính toán, tuy nhiên không phải giao đại trà vì trình độ quản lí các trường có khác nhau.
Một phương án nữa là cho các em thi nhiều môn tự chọn, các trường sẽ dựa vào các môn mà xét tuyển thí sinh. Ví dụ như có trường lấy kết quả 3 môn Toán, Lý, Hóa, có trường lấy Toán, Hóa, Sinh. Khi đó, thí sinh chỉ cần thi 4 môn có thể xét được hai ngành thay vì phải thi 6 môn như hiện nay.
Các phương án này vẫn đang được nghiên cứu, bàn bạc, chưa có quyết định cuối cùng. Quá trình này sẽ được làm dần dần và có thông báo cho học sinh để các em chuẩn bị.
Theo VNE
Sẽ không hạ điểm sàn CĐ, ĐH
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định như vậy trước đề nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về bỏ hoặc hạ điểm sàn ĐH, CĐ năm 2011.
Ngay trước thời điểm Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2001, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có bản kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét phương án hoặc bỏ điểm sàn ĐH, CĐ hoặc phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để các trường tuyển được thí sinh (thí sinh).
Trường ngoài công lập kêu cứu
Lý giải về bản kiến nghị này, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cho rằng tuy chưa có đánh giá tổng kết về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 nhưng qua những thông tin ban đầu thì các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và các trường của địa phương sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có của nhiều trường.
Hơn nữa, nếu vẫn quy định "điểm sàn chung" thì dù số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn có nhiều hơn tổng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng do sự phân bố không đều giữa các vùng miền nên nhiều thí sinh không muốn di chuyển từ vùng này đến vùng khác để học tập; vẫn sẽ có nơi thừa nguồn tuyển, nơi lại cạn kiệt. Các địa phương khó khăn vẫn ít người được vào ĐH, làm trở ngại việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đó.
Thí sinh sau kỳ thi ĐH 2011.
Trong buổi hội thảo ngày 5-8 ở Hà Nội, lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập đã đưa ra nhiều ý kiến xung quanh kiến nghị này của hiệp hội. Theo ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông, trong khi vẫn đang tổ chức thi theo phương án "3 chung" thì vẫn nên giữ điểm sàn. Tuy nhiên, điểm sàn cần phải ở mức hợp lý để số thí sinh đạt điểm trên sàn phải trên 50% số chỉ tiêu cần tuyển.
Có như vậy các trường ngoài công lập mới có đủ nguồn để tuyển. Ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây thì cho rằng cần phải có điểm sàn riêng cho các trường ngoài công lập. Nếu bộ vẫn giữ nguyên điểm sàn như năm trước, các trường ngoài công lập không tuyển được thí sinh và hệ quả là trường phải đóng cửa.
Cũng đồng quan điểm này, ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cho rằng đồng ý có điểm sàn, nhưng điểm sàn phải làm sao để chỉ tiêu có bao nhiêu, tuyển được bấy nhiêu thí sinh. Hiện nay cả nước có khoảng 100 trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhưng đa số rơi vào tình trạng khó tuyển sinh vì thiếu nguồn tuyển. Cứ điểm sàn cao, không tuyển được thí sinh, các trường sẽ phá sản thì việc chủ trương xã hội hóa giáo dục không hiệu quả.
Phải giữ chất lượng
Ngay sau khi đại diện các trường ngoài công lập lên tiếng "cầu cứu", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định không thể có chuyện hạ điểm sàn, hoặc bỏ điểm sàn. Theo lý giải của ông Ga, Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp giữa trường ĐH công lập và dân lập có giá trị như nhau nên không thể mỗi trường ĐH lại có mức điểm sàn khác nhau.
Tuy nhiên, điểm chuẩn thì phải khác nhau để thể hiện đẳng cấp, uy tín cũng như yêu cầu riêng của từng trường. Ông Ga cũng cho biết điểm sàn năm nay khó có thể hạ thấp hơn năm trước vì cần bảo đảm chất lượng đào tạo. Cần có sự sàng lọc chứ không thể ai tốt nghiệp THPT cũng có thể đặt chân vào trường ĐH, người học phải có một ngưỡng kiến thức nhất định.
Tuy nhiên, trước đề nghị của các trường cần tính toán sao cho nguồn tuyển dồi dào, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết bộ sẽ dựa trên nhiều tiêu chí để tính toán sao cho số thí sinh có điểm trên sàn cao hơn chỉ tiêu của từng khối, bảo đảm đủ nguồn tuyển cho các trường. Tất nhiên, trong trường hợp này, một bộ phận thí sinh phải chấp nhận học ở các trường xa trung tâm, phù hợp với mức điểm của mình.
Cũng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường, ngoài việc cho phép các trường khu vực khó khăn được áp dụng điều 33 trong quy chế tuyển sinh (được nới điểm ưu tiên khu vực và đối tượng), ông Ga cho biết bộ đã có quy định cho phép thí sinh rút và nộp hồ sơ nhiều lần khi xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Như vậy, với thời hạn xét tuyển kéo dài cộng với việc công khai mọi thông tin, thí sinh có thêm nhiều cơ hội học ĐH.
Dù vậy, thực tế, không phải trường nào cũng thống nhất với quan điểm này. Ông Trần Hữu Nghị cho rằng giải pháp công khai thông tin tuyển sinh này chỉ thuận lợi cho thí sinh ở thành thị. thí sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, không có điều kiện "lần" tới từng trường một để rút hay nộp hồ sơ xét tuyển.
Theo BĐVN
Nhiều ĐH đứng trước nguy cơ đóng cửa? Hai ngày nữa Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn. Phát biểu chắc như "đinh đóng cột" của lãnh đạo Bộ về phương án điểm sàn năm nay không thay đổi so với năm 2010 khiến các trường ngoài công lập (NCL) như ngồi trên "đống lửa". Ảnh Lê Anh Dũng Điểm sàn gây khó cho trường NCL Các trường tốp trên không cần...