Sân chơi thú vị thời Covid-19 của sinh viên IT
Khi “Ở nhà là yêu nước” trở thành “tuyên ngôn” trong đợt dịch Covid-19, các bạn sinh viên IT, đã tranh thủ “100 ngày nghỉ Tết lịch sử” để thử thách bản thân bằng những cuộc thi thú vị như thế nào?
Đọ sức cùng “coder” ngay tại nhà
“Ở nhà mãi cũng chán, muốn tranh thủ thời gian nghỉ dịch để lên tay code nên mình vào các diễn đàn dành cho dân công nghệ tham khảo thì bắt gặp Code Tour x Uni. Nhìn giải thưởng kích thích quá nên tham gia luôn, ai ngờ “ăn” thật” – bạn N.V.M, sinh viên năm 2 khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa TP. HCM chia sẻ.
Chuỗi sự kiện Code Tour mà bạn N.V.M nhắc đến diễn ra sôi động từ giữa tháng 3 với nhiều phiên bản khác nhau dành cho cộng đồng sinh viên IT. Đây là cuộc thi online dành cho các bạn đam mê thuật toán. Không cần lên giảng đường, các bạn vẫn có thể ôn lại kiến thức, luyện tập tư duy thuật toán cũng như trở thành một phần của cộng đồng “coder” năng động, sáng tạo.
Code Tour đã được tổ chức qua mùa thứ 3, dành cho các bạn trẻ đam mê lập trình
Ra đời năm 2018, đến nay sự kiện này đã tổ chức qua 3 mùa và thu hút hơn 2000 “tín đồ” lập trình từ khắp các trường đại học, trung học phổ thông và các bạn lập trình viên có từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm tham gia. Tuy nhiên, khác với trải nghiệm mới mẻ qua những chuyến “vừa phượt vừa code” ở địa điểm độc đáo tại TP. HCM và Đà Nẵng của hai mùa trước, thì năm nay do tình hình dịch bệnh, Code Tour được triển khai theo hình thức online.
Hai phiên bản của sự kiện đã được tổ chức trong nửa đầu năm nay là Code Tour x Uni (dành cho sinh viên đến từ trường Đại học Bách Khoa TP.HCM và Đại học Công nghệ Thông tin) và Code Tour x VTF (dành cho thí sinh VNG Tech Fresher 2020), thu hút hơn 600 lượt đăng ký tham gia.
Với đề bài mang tính ứng dụng cao, việc học các kiến thức thuần túy ở trường sẽ là không đủ để giành chiến thắng tại sân chơi này, mà đòi hỏi các “coder” phải rất linh hoạt và sáng tạo. Nhiều sinh viên tham gia cho rằng đây là cơ hội để các bạn thử sức và đo lường trình độ kiến thức của mình cả khi không lên trường lớp.
Trải qua vòng 1 của Code Tour x VTF, bạn C.M.D – sinh viên năm 3 khoa Khoa học máy tính, Đại học Bách khoa TP. HCM chia sẻ: “Chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, em vừa có cơ hội ôn luyện kiến thức thuật toán đã học, vừa biết cách vận dụng chúng trong đề thi thực tế và quan trọng là giao lưu cùng các bạn tham gia VTF năm nay. Hy vọng VNG tiếp tục tổ chức những cuộc thi như thế này để tụi em có cơ hội được cọ xát cũng như được kết nối với cộng đồng CNTT nhiều hơn”.
1001 lời hưởng ứng hot trend “thử thách mùa dịch”
Chỉ cần gõ hashtag #VNGTechFresher2020 #Stayhealthy bạn sẽ nhận thấy ngập tràn mạng xã hội là những video chấp nhận tham gia thử thách VTF Challenge.
“Nhận được lời mời từ VTF Challenge, “push-up” 20 cái, mình “say yes” ngay. Luyện code, không quên luyện sức khỏe. Ngồi nhà chờ dịch qua, mình cười ha ha ha. Nhớ tham gia lan tỏa tinh thần nha 500 anh em”. Đó là chia sẻ thú vị của bạn T.H.C – Sinh viên năm 4 khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM trên mạng xã hội sau khi đăng tải clip tham gia thử thách VTF Challenge.
Ra mắt trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, VTF Challenge hướng đến hơn 1.100 sĩ tử tham gia chương trình tuyển chọn và đào tạo nhân tài VNG Tech Fresher 2020 (VTF 2020). Để tham gia thử thách, sinh viên có thể chọn một trong hai cách là “push-up” và “plank”, quay clip và cập nhật lên trang cá nhân của mình.
VTF challenge là một trong những hoạt động thể chất dành được nhiều sự quan tâm của sinh viên
Chỉ trong vòng 1 tuần triển khai, mạng xã hội đã được phủ sóng bởi hàng trăm clip “push-up” và “plank” xác nhận tham gia thử thách từ sinh viên.
Bạn H.M.T – một trong các thí sinh hưởng ứng thử thách cho biết “Mình nhận lời đánh bật thách thức, giải thưởng là chính, nhưng… giữ dáng là mười”.
“Thực hiện tốt chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ là đây chứ đâu. Không trực tiếp chống dịch thì cổ vũ mọi người bảo vệ sức khỏe vậy” – bạn H.T.T.N nói.
Thể thao nâng cao sức khỏe và lan tỏa thông điệp tích cực trong cộng đồng kết quả mang lại từ cuộc thi VTF Challenge. Ngoài ra, đây đồng thời là phương pháp rèn luyện giúp bạn trẻ sử dụng quỹ thời gian làm việc tại nhà có khoa học, có chu trình và cân bằng giữa việc học và rèn luyện thể chất.
Sinh viên tham quan & sôi nổi tham gia các hoạt động tại VNG Campus trước mùa dịch Covid-19
Được biết, những chương trình này đều do VNG – Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam tổ chức. Hàng năm, các chương trình tuyển chọn và đào tạo của VNG như Game Development Fresher, VNG Tech Fresher… nhằm “chiêu mộ nhân tài” mà cụ thể ở đây là tìm kiếm tài năng trẻ ngành Công nghệ thông tin đều thu hút hàng trăm sinh viên. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tổ chức hàng loạt sân chơi, buổi workshops chia sẻ kinh nghiệm và các chuyến tham quan môi trường, văn hóa làm việc thực tế tại công ty dành cho sinh viên của các trường Đại học. Chính nhờ những sáng kiến hấp dẫn này, cùng với trụ sở làm việc hiện đại và văn hóa doanh nghiệp trẻ trung, ấn tượng, VNG luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên IT khi tìm việc. Mới đây nhất, VNG vừa được bình chọn là Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn số 2 trong khối sinh viên CNTT nói riêng và Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam trong mắt các bạn sinh viên nói chung, theo kết quả khảo sát của Anphabe.
VNG Tech Fresher 2020 là chương trình tuyển chọn và đào tạo nhân tài lớn nhất từ trước đến nay dành cho sinh viên chuyên ngành CNTT tại các trường đại học trên khắp TP.HCM của VNG.
VNG Tech Fresher 2020 hướng tới các bạn SV khá, giỏi; tốt nghiệp năm 2020 và 2021, nắm chắc kiến thức lập trình hoặc kiến thức về cấu trúc dữ liệu, giải thuật và thuật toán, đặc biệt là trong những lĩnh vực công nghệ đang là xu hướng “hot” trên thế giới hiện nay như Dịch vụ đám mây hay Thanh toán điện tử.
Trong khuôn khổ VNG Tech Fresher 2020, các bạn SV được lựa chọn sẽ được trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và được các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của VNG tư vấn lựa chọn định hướng phù hợp.
Sướng tai với chiếc bàn phím cơ tự chế có thể phát ra tiếng lách cách "lớn nhất quả đất" khi gõ phím
Từ cách hoạt động cho đến âm thanh mà chiếc bàn phím này phát ra chẳng khác nào những cỗ máy đánh chữ thời xưa cả.
Ảnh minh họa
Một trong những đặc điểm đặc trưng của các mẫu bàn phím cơ là tiếng gõ phím lách cách to và rõ hơn so với những sản phẩm cùng loại khác. Tuy nhiên, tiếng lách cách này không hề khó chịu, mà ngược lại, nghe khá vui tai. Đặc biệt là khi chúng ta đánh máy với tốc độ cao, nó có thể tạo ra một tổ hợp âm thanh lộn xộn, không có bất kì quy tắc nào, nhưng lại thỏa mãn lạ thường.
Để tận hưởng sở thích lạ kì này một cách trọn vẹn, mới đây YouTuber Jatin Patel đã chế tạo ra chiếc bàn phím cơ có thể tạo tiếng gõ phím siêu lớn, ăn đứt mọi loại sản phẩm đang có mặt trên thị trường. Đây thực chất là dự án mô phỏng lại máy đánh chữ - "ông tổ" của các loại bàn phím máy tính hiện nay và phát ra âm lượng lớn hơn rất nhiều khi soạn thảo văn bản.
Phiên bản "máy đánh chữ" tự chế đầu tiên của Jatin chỉ đơn giản là phát ra tiếng lách cách to hơn bình thường.
Ban đầu, phát minh của Jatin đơn giản chỉ là 1 chiếc bàn phím thông thường kết nối với 1 hệ thống bao gồm rất nhiều bộ phận nhỏ có tên solenoid, được gắn trên 1 thanh gỗ dài. Solenoid thực chất là các thiết bị sử dụng cuộn dây điện từ với khả năng co giãn, giúp cho những chiếc piston sắt có thể thò ra thụt vào liên tục. Đó là về mặt phần cứng. Còn với phần mềm, Jatin sử dụng 1 tập lệnh Python dạng tùy chỉnh, có thể nhận biết các phím mà người dùng đang gõ và gửi tín hiệu đến mạch Arduino thông qua kết nối USB. Arduino sau đó sẽ khởi động các solenoid, làm cho các piston sắt bắt đầu chuyển động và va đập mạnh, tạo ra âm thanh giống như máy đánh chữ vậy.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thêm, Jatin đã quyết định cải tiến hệ thống của mình để có thể tạo ra cảm giác chân thực nhất. Với máy đánh chữ, chúng ta có thể trực tiếp phun mực lên giấy trong quá trình gõ phím. Và tờ giấy này sẽ chuyển động dần dần từ phải qua trái liên tục khi người dùng soạn thảo văn bản, đóng vai trò thay cho màn hình máy tính hiện nay vậy. Jatin không chỉ mô phỏng lại âm thanh, mà anh còn muốn tái tạo lại cả chiếc "màn hình" độc đáo này.
Với 1 chút cải tiến, Jatin đã có thể khiến cho tấm gỗ dài di chuyển trong quá trình gõ phím, tạo ra cảm giác như thể anh đang sử dụng 1 chiếc máy đánh chữ cổ thực sự vậy.
Cụ thể, Jatin sử dụng hệ thống ròng rọc mini, kết nối với 1 động cơ di động và vẫn gắn trên 1 thanh gỗ dài. Hệ thống này sẽ giúp thanh gỗ di chuyển dần dần theo mỗi lần nhấn phím của người dùng, cũng theo chiều từ phải qua trái để tạo cảm giác chân thực nhất. Bên cạnh đó, anh còn tích hợp cả 1 cảm ứng điện từ có khả năng rung chuông báo hiệu người đánh máy chuẩn bị xuống dòng. Lúc này, chúng ta sẽ phải dùng tay và kéo thanh gỗ về vị trí ban đầu một cách thủ công thì mới có thể tiếp tục gõ phím - giống hệt như cách máy đánh chữ hoạt động vậy. Điểm khác biệt duy nhất giữa sản phẩm này với máy đánh chữ cổ là đoạn văn bản soạn thảo ra sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính thay vì in trực tiếp lên giấy.
Nếu có 1 chút kiến thức về lập trình và muốn trải nghiệm cảm giác gõ phím trên máy đánh chữ, bạn đọc cũng có thể tải đoạn code Python và mạch Arduino tại địa chỉ này. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sử dụng, bởi tiếng động siêu to mà chiếc bàn phím này phát ra có thể khiến cho những người xung quanh bạn cực kì khó chịu đấy.
Sau phản ứng của phụ huynh, Trường Việt Úc miễn, giảm học phí mùa dịch COVID-19 Trong thời gian học sinh nghỉ, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) sẽ không thu học phí đối với bậc Mầm non. Với bậc Tiểu học và Trung học, trường giảm học phí 70%. Ngoài ra, VAS cũng sẽ không thu các khoản phí khác bao gồm phí ăn uống, xe đưa đón học sinh, trong giai đoạn nghỉ dịch và...