Sân chơi “nghiên cứu khoa học” dành cho cán bộ khoa học trẻ
Sáng 19/3, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cán bộ trẻ trong lĩnh vực giáo dục”.
Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đều thống nhất quan điểm, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức; xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước… Trên tinh thần đó, Hội thảo chính là sân chơi “ nghiên cứu khoa học” đúng nghĩa dành cho các cán bộ khoa học trẻ. Tại hội thảo, các nhà khoa học trẻ đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học.
Theo ThS Hoàng Phương Hạnh – Trung tâm Phát triển bền vững chiến lược giáo dục phổ thông quốc gia ( Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), cán bộ trẻ có nhiều ưu điểm khi làm nghiên cứu khoa học, đó là: nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần cầu thị…
Kinh nghiệm thực tiễn của ThS Hoàng Phương Hạnh khi tham gia làm nghiên cứu khoa học là: Phải thực sự đam mê, không ngại khó, kiên trì với mục tiêu, đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, rất cần sự hỗ trợ của các nhà khoa học để “tiếp lửa” đam mê cho cán bộ khoa học trẻ.
GS.TS Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh, năm 2021 Viện triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm là nghiên cứu khoa học cấp Viện và cấp Bộ. Theo đó, nhiều cán bộ trẻ đã đề xuất ý tưởng và chủ động tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học. Viện luôn khuyến khích cán bộ trẻ tham gia vào lĩnh vực này.
GS.TS Lê Anh Vinh phát biểu tại hội thảo
Video đang HOT
Ngoài việc đi sâu vào một lĩnh vực, GS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ, cán bộ trẻ cần tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những vấn đề nghiên cứu nhỏ cũng cần đặt trong “bài toán” chung của giáo dục, rộng hơn là kinh tế, xã hội.
“Mong rằng, thông qua những tham luận từ hội thảo hôm nay, cán bộ trẻ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ thêm kỹ năng và nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học” – GS.TS Lê Anh Vinh bày tỏ, đồng thời nhấn mạnh:
Thời gian tới, Đoàn thanh niên của Viện cần đẩy mạnh các hoạt động, tọa đàm, hội thảo về nghiên cứu khoa học; qua đó góp phần nâng cao năng lực làm nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ. Viện luôn ủng hộ, tạo điều kiện để cán bộ trẻ phát huy năng lực, sở trường của mình.
Hội thảo có các chuyên đề: Các chiến lược và nguồn lực để tìm kiếm tài liệu; Các hình thái đánh giá trong trong giáo dục; Giáo dục kĩ năng an toàn số cho học sinh phổ thông; Từ nhà khoa học trẻ đến nhà khoa học có thể làm việc độc lập: cần chuẩn bị gì và như thế nào?; Thực trạng vấn đề dạy học hán ngữ ở Việt Nam; Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn trong các dự án cộng đồng tại Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia.
Nỗ lực đưa Đại học Thái Nguyên trở thành đại học trọng điểm
Ngày 18/3, oàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí ỗ Văn Chiến, Ủy viên T.Ư ảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã thăm, làm việc tại Đại học Thái Nguyên.
Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Lê Sơn Hải và GS.TS Phạm Hồng Quang, GĐ Đại học Thái Nguyên ký kết chương trình phối hợp giữa UBDT và ĐHTN.
Dự buổi làm việc có bà Nguyễn Thanh Hải, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Về phía Đại học Thái Nguyên có GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cùng đại diện các giảng viên, nhà khoa học và 70 sinh viên có thành tích tiêu biểu.
Sau 26 năm xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên đã trở thành một Đại học Vùng định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu chuyển giao KH&CN và tư vấn chính sách nhằm thực hiện nhiệm vụ "Phát triển vùng của đất nước, đặc biệt là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Bắc".
Với 2543 cán bộ giảng viên, 10 giáo sư, 141 phó giáo sư, 764 tiến sĩ, xác định năng lực tuyển sinh hằng năm đạt 14.000 chỉ tiêu chính quy trình độ đại học (năm 2020, với mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHTN xác định 10.500 chỉ tiêu đạt 75% năng lực).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ỗ Văn Chiến cùng Thứ trưởng, phó chủ nhiệm Lê Sơn Hải trao quà cho 50 sinh viên ĐHTN
Trong đó 32 ngành đạo tạo tiến sĩ, 62 ngành đào tạo thạc sĩ, 132 ngành đào tạo địa học với 193 chuyên ngành, 23 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, 18 ngành đào tạo cao đẳng với 21 chuyên ngành.
Đồng thời, ký 252 văn bản hợp tác với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, 6 chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ, 11 chương trình đào tạo thạc sĩ, 8 chương trình tiên tiến nhập khẩu từ các trường đại học nước ngoài như: Đại học bang Oklahoma (Hoa Kỳ), Đại học Manchester Metropolitan, Đại học De Montfort (Vương Quốc Anh)...
Tại buổi làm việc, Đại học Thái Nguyên đã báo cáo tổng kết chương trình phối hợp giữa Ủy ban dân tộc và Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 định hướng giai đoạn 2020 - 2025.
Cụ thể, chương trình phối hợp đã đặt ra 3 mục tiêu cụ thể là: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tư vấn, phản biện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách cho vùng DTTS cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và chất lượng nguồn nhân lực DTTS.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ỗ Văn Chiến trao quà cho sinh viên DTTS nghèo vượt khó học giỏi.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, từ đó góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở vùng DTTS và Miền núi phía Bắc.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn lực DTTS đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc.
Từ ba mục tiêu trên đã cụ thể hóa thành ba nội dung phối hợp, cụ thể gồm: Phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; và phối hợp tổ chức Hội thảo, thông tin khoa học.
Một số kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình tài liệu bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc giữa Học viện Dân tộc và các đơn vị của ĐHTN. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc có trình độ sau đại học. Tham gia công tác đào tạo sau đại học tại ĐHTN. Đồng thời, tổ chức thi, cấp giấy chứng nhận chương trình bồi dưỡng, khảo thí...
PGS. TS Nguyễn Thanh Hải, Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên trao quà cho 20 sinh viên vùng sâu, vùng xa vượt khó học giỏi
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ỗ Văn Chiến chia sẻ khó khăn với ĐHTN trong cơ chế tự chủ bởi sinh viên của ĐHTN 30 - 40% là người DTTS. Mặt khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, đào tạo các nghề kỹ thuật đòi hỏi tăng cường thí nghiệm, thực hành.
Đồng thời nhất trí cao với những kết quả mà hai bên đã đạt được. Ngoài ra, gửi lời nhắn nhủ tới các em sinh viên, nhất là các em người DTTS hãy cố gắng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, học những gì mình còn thiếu, những gì mình cần phải biết, kể cả các kỹ năng mềm để đủ hành trang lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương miền núi ngày càng phát triển, thoát cảnh đói nghèo.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của oàn công tác Ủy ban Dân tộc T.Ư tại ĐHTN. Đồng thời, mong rằng Ủy ban Dân tộc T.Ư sẽ tiếp tục quan tâm, có chỉ đạo tâm huyết đầu tư giáo dục đào tạo cho ĐHTN, làm sao để đưa ĐHTN trở thành đại học trọng điểm.
Cũng tại buổi làm việc, ĐHTN đã kí kết chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và ĐHTN giai đoạn 2021 - 2025. Công bố quyết định và trao tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của dân tộc".
Nhân dịp này, Ủy ban Dân tộc T.Ư đã trao 50 suất quà cho sinh viên DTTS nghèo vượt khó học giỏi và trao học bổng của Tỉnh ủy Thái Nguyên cho sinh viên DTTS nghèo, sinh viên vùng sâu, vùng xa vượt khó học giỏi của ĐHTN.
Tổng chủ biên Khoa học Tự nhiên: đây là môn học mới, không phải 3 môn dồn 1 Đối với môn Khoa học tự nhiên, nhiều người quan niệm đây là sự cộng vào cơ học của 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn nói đó là quan niệm sai. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Tổng chủ biên sách...