Sân chơi NCKH của học sinh Tuyên Quang
Khuyến khích học sinh trung học NCKH nhằm tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, Sở GD&ĐT Tuyên Quang phối hợp với trường ĐH Tân Trào vừa tổ chức thành công Cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm học 2018-2019.
Một số dự án, sản phẩm tại cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học Tuyên Quang năm học 2018-2019
Trong 2 ngày diễn ra cuộc thi, 236 học sinh mang 133 dự án tới so tài. Các sản phẩm thuộc 17 lĩnh vực khác nhau, trong đó cấp THPT có 79 dự án với 92 học sinh; cấp THCS có 54 dự án với 89 học sinh. Các dự án thuộc lĩnh vực như: Cơ khí chế tạo, kỹ thuật môi trường, hệ thống nhúng, khoa học xã hội hành vi…
Ban Giám khảo cuộc thi KHKT cấp tỉnh gồm các thành viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong thực hiện các đề tài NCKH. Đặc biệt trong cuộc thi năm nay, Ban Tổ chức cũng đã mời được các chuyên gia từ Sở KHCN và Trường ĐH Tân Trào tham gia chấm, chọn các dự án.
Ông Nguyễn Hải Anh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang và các đại biểu tham quan khu trưng bày các sản phẩm tham dự cuộc thi
Các dự án thi KHKT năm 2019 đều có sự chuẩn bị chu đáo, thể hiện tính sáng tạo, có sự đầu tư nhiều về thời gian, công sức; có sự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các kiến thức đã học vào việc triển khai thực hiện dự án.
Các dự án tham gia dự thi cho thấy các em học sinh quan tâm nhiều vấn đề trong cuộc sống, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích trong quá trình học tập, các sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn, áp dụng được trong thực tế với quy mô nhỏ.
Video đang HOT
Một số dự án, sản phẩm tại cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học Tuyên Quang năm học 2018-2019
Các học sinh tham gia thực hiện các dự án đã thể hiện được sự đam mê NCKH ở lứa tuổi học sinh, khả năng bảo vệ quan điểm của các em về sản phẩm của mình trước Ban Giám khảo. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho các em tiếp tục thực hiện niềm khát khao trong NCKH và khả năng tư duy ngôn ngữ…
Ông Ma Quang Hiếu – Phó GĐ Sở GD&ĐT Tuyên Quang – trao giải cho các HS đạt giải Nhất, được chọn dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia
Kết thức cuộc thi, Ban Tổ chức đã cấp giấy chứng nhận cho 110 dự án, đồng thời chọn 6 dự án tiêu biểu tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm 2019 tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2019. 3 trường THPT có sản phẩm đạt giải nhất là THPT Chuyên, THPT Sơn Dương và THPT Thái Hòa.
Tổng số tiền trao thưởng cho các sản phẩm đạt giải hơn 90 triệu đồng, trong đó các doanh nghiệp hỗ trợ hơn 40 triệu đồng trao giải cho các dự án, sản phẩm xuất sắc.
Ngô Bá Trung
Theo giaoducthoidai
30 mô hình xuất sắc vào chung kết sân chơi 'Ý tưởng trẻ thơ' 2018
Các ý tưởng máy dệt ánh sáng thành vải quần áo, hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người... nhận đánh giá cao từ ban giám khảo.
Sau gần một tháng chuẩn bị và đánh giá mô hình, ban giám khảo sân chơi "Ý tưởng trẻ thơ 2018" đã chọn ra 30 mô hình xuất sắc để bước tiếp vào vòng chung kết dự kiến tổ chức tại Hà Nội ngày 20/1.
Các tiêu chí đánh giá của vòng này bao gồm: tính sáng tạo về chuyển động của mô hình, tính nguyên bản giữa tranh vẽ và mô hình, tính logic của bài giải thích, cách sử dụng nguyên vật liệu và tiêu chí tổng quan trong cách phối màu và bố cục của mô hình.
Tại vòng đánh giá diễn ra đầu tháng một, đội ngũ ban giám khảo cho biết rất bất ngờ khi các em mô hình hóa ý tưởng của mình một cách tinh tế, chi tiết và đầy tính chuyển động. Tuy nhiên, để hoàn thiện được một dự án như vậy thì trước đó, các em cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm như lựa chọn nguyên liệu sẵn có phù hợp hay mô hình vận hành không đúng theo cơ chế hoạt động ban đầu...
"Song những khó khăn này đều giúp các em rèn luyện tính kiên trì, kỹ năng xử lý tình huống và kích thích thêm sự sáng tạo", đại diện ban giám khảo chia sẻ.
Chất liệu các em sử dụng để làm mô hình hầu hết là những vật dụng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày hay những vật liệu tái chế như bình xịt, ống nước nhựa cũ, giấy bìa, vỏ chai lọ, vải, xốp, đồ chơi cũ, đất nặn hay thậm chí cả những động cơ mini tận dụng sẵn có trong nhà để tạo tính chuyển động cho mô hình.
Một số ý tưởng và mô hình xuất sắc được lựa chọn vào vòng chung kết
Xuất phát từ ý tưởng muốn tạo ra "Chiếc ghế đa năng giúp con người thoát hiểm an toàn khi máy bay gặp sự cố", nhóm bạn Phan Thị Bảo Ngân, Lê Trần Thanh Trúc và Ngô Đình Khánh Hưng tại Quảng Nam đã sử dụng những tấm bìa cứng làm thân ghế, búp bê đồ chơi làm hành khách, máy bay đồ chơi mô phỏng máy bay và mô tơ điện để làm cho máy bay di chuyển.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng "Chiếc ghế đa năng giúp con người thoát hiểm an toàn khi máy bay gặp sự cố".
Để hiện thực hóa ý tưởng "Máy dệt ánh sáng thành vải quần áo" hữu ích và bảo vệ môi trường sinh thái, nhóm bạn Phạm Trường Giang và Trận Thuận Phong đến từ Hải Dương dùng chai nhựa đã qua sử dụng kết hợp với ống nhựa để tạo các ống dãn nhiệt làm nên phần thân máy, bìa cứng làm nên bộ điều khiển. Nhóm bạn còn sử dụng keo nến làm trục rồi cuộn vải vụn để mô phỏng.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng "Máy dệt ánh sáng thành vải quần áo".
Bên cạnh đó, với mong muốn góp phần giúp các bác sĩ thuận tiện và chủ động hơn trong việc cứu người, nhóm bạn Lê Minh Hiếu, Lê Đình Minh Quân đến từ Thanh Hóa đã sáng tạo và mô phỏng "Hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người". Hệ thống gồm 7 phần chính: hệ thống tế bào gốc, hỗn hợp tế bào gốc, dung dịch hỗn hợp, máy tăng trưởng, hồng cầu, máy diệt khuẩn, máu nhân tạo. Nhóm bạn đã tận dụng các chai, ống nhựa, chai thủy tinh, giấy màu xốp và một số mô hình nhựa thải ra từ thư viện cũ của nhà trường có kích thước khác nhau để tạo mô hình.
Tranh vẽ và mô hình ý tưởng "Hệ thống chế tạo máu giúp chữa bệnh cho con người".
Ngoài ba ý tưởng trên, các em học sinh còn đem đến sân chơi rất nhiều ý tưởng mới lạ khác như: Máy địa cầu tái chế rác thải tự động, Máy phát hiện khối u sớm qua hơi thở mà không cần xét nghiệm, Tuabin gió tạo điện và phát sóng wifi trên không...
"Đó không chỉ là minh chứng xuất sắc cho chất lượng của bài dự thi năm nay mà còn thể hiện mong muốn của các nhà phát minh nhí hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn", đại diện ban tổ chức nhận định.
Ý tưởng trẻ thơ là sân chơi do Công ty Honda Việt Nam và Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp triển khai từ năm 2008. Trải qua 11 năm tổ chức, ngay từ những mùa đầu tiên, Ý tưởng trẻ thơ đã trở thành sân chơi bổ ích để các em nhỏ khắp cả nước thể hiện niềm đam mê sáng tạo của mình hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo đại diện ban tổ chức, ý tưởng tham dự qua các năm có thay đổi và tăng dần về cả số lượng và chất lượng, nhận lượng bài dự thi kỷ lục với 537.766 ý tưởng, tăng gần 40.000 so với năm ngoái. Hầu hết ý tưởng đều được ban giám khảo đánh giá chung là thiết thực và gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật, đồng thời thể hiện trí tưởng tượng phong phú của các em học sinh.
Theo VNE
Nặng về hình thức khi cả thầy và trò đều 'diễn', nhiều giáo viên đề nghị loại bỏ cuộc thi dạy giỏi Nhiều giáo viên đề nghị thay thế việc đánh giá giáo viên qua hội thi dạy giỏi bằng phương pháp khác, tránh hình thức khi cả thầy và trò đều diễn. Vụ việc phụ huynh tố Trường Tiểu học Lê Hồng Phong và Tiểu học Chu Văn An (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) cho học sinh yếu kém nghỉ học để phục vụ...