Sân chơi giúp thanh thiếu niên tiếp cận khoa học
Bayer và OUCRU ra mắt nền tảng giáo dục khoa học trực tuyến cho trẻ em với tên gọi “ Công Tắc Khoa Học”.
Nền tảng giáo dục khoa học trực tuyến mang tên “Công Tắc Khoa Học” để giúp học sinh tiếp cận các hoạt động giáo dục bổ ích trong bối cảnh đại dịch. Sự kiện ra mắt “Công Tắc Khoa Học” diễn ra trực tuyến trên Fanpage Khoa Học Trường Học của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), với sự tham gia của đại diện ban dự án, các nhà khoa học, nhóm biên tập văn phòng khoa học trẻ, học sinh.
Ông Chu Việt Hà, Giám đốc nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam cho biết, sân chơi giáo dục khoa học trực tuyến “Công tắc Khoa Học” giúp thanh thiếu niên nuôi dưỡng đam mê, nâng cao hiểu biết về khoa học đời sống (life science). Từ đây, đưa khoa học gần gũi hơn với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Kênh “Công Tắc Khoa Học” sẽ bao gồm các hoạt động dựa trên ba hình thức học tập: Video khoa học (học thông qua thực hành), truyện tranh khoa học (học thông qua đọc hiểu) và Podcast khoa học (học thông qua nghe hiểu). Các hoạt động này sẽ được đăng hàng tuần trên Fanpage Khoa Học Trường Học của OUCRU, đồng thời cũng được chia sẻ trên các kênh Facebook khác để góp phần lan tỏa đến đông đảo học sinh, giúp các bạn tiếp cận kiến thức, thực hành khoa học, giao lưu với nhau, với nhà khoa học. Trong suốt quá trình phát triển, sản xuất các ấn phẩm cho kênh “Công Tắc Khoa Học” có chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học tham gia tư vấn, trực tiếp biên soạn nội dung.
Anh Vũ Duy Thanh, Quản lý Chương trình Khoa học Trường học và Thanh niên tại OUCRU chia sẻ: “Thông qua dự án ‘Khoa Học Phiêu Lưu Kí’, OUCRU và Bayer hy vọng sẽ mang khoa học đến gần hơn với học sinh, giáo viên, những người yêu thích tìm tòi, khám phá. Cụ thể, với kênh giáo dục trực tuyến ‘Công Tắc Khoa Học’, chúng tôi kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội cho học sinh trên khắp cả nước tiếp cận khoa học phù hợp với bối cảnh, xu hướng hiện tại của giáo dục. Qua đó góp phần tăng thêm sự yêu thích, bồi đắp các phẩm chất khoa học của các em”.
Học sinh hào ứng tham gia đố vui trong sự kiện ra mắt “Công tắc Khoa học”.
Dự án “Khoa Học Phiêu Lưu Kí” lấy ý tưởng từ chương trình Bayer’s “Making Science Make Sense”, triển khai bởi OUCRU và Bayer Việt Nam từ 2018 tại Long An và TP HCM. Đến nay, dự án tiếp cận hơn 12.000 học sinh và giáo viên.
Video đang HOT
Trong giai đoạn này, dự án cũng tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ các bạn trẻ tham gia để phát triển nền tảng tốt hơn. Mỗi năm, dự án cũng sẽ tổ chức sự kiện “Gặp gỡ nhà khoa học”. Đây là cơ hội để các chuyên gia, học sinh, giáo viên và bậc phụ huynh có thể cùng nhau trò chuyện, chia sẻ cũng như gợi ý về hoạt động tiếp theo cho dự án “Khoa Học Phiêu Lưu Kí”.
Trong năm học 2021-2022, các nội dung trong “Công Tắc Khoa Học” sẽ xoay quanh chủ đề “Một sức khoẻ”. Đây là một khái niệm sức khỏe toàn cầu, là mô hình liên ngành đề cao sự phối hợp, liên kết lẫn nhau giữa các ngành khoa học sức khỏe con người và động vật cũng như môi trường tự nhiên của chúng ta để đạt kết quả sức khỏe tốt, toàn diện nhất.
Mục tiêu của dự án là giúp thanh thiếu niên, các giáo viên bộ môn khoa học và những người ham học hỏi trên toàn quốc tiếp cận kiến thức khoa học dễ dàng và sinh động hơn thông qua nền tảng kỹ thuật số. Đây là một nỗ lực không ngừng của ban dự án nhằm mở rộng cơ hội cho thế hệ thanh thiếu niên tiếp cận giáo dục về khoa học tại Việt Nam.
Anh Minh, (học sinh lớp 10, Hà Nội) chia sẻ, các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội trở thành một phần trong cuộc sống của học sinh. Ngoài việc online để học chính khóa, xem các chương trình giải trí, chơi game thì việc xuất hiện một kênh giáo dục như “Công tắc Khoa học” phù hợp, hữu ích, có thể truyền cảm hứng đến với nhiều học sinh. “Em xem các nội dung demo của dự án tin rằng các bạn học sinh, cả giáo viên, phụ huynh cũng sẽ tìm thấy được những thông tin thú vị khi dự án chính thức triển khai”.
Đàm Gia Ninh, học sinh lớp 12 trường Đinh Thiện Lý truyền cảm hứng và đam mê tìm hiểu về khoa học đời sống qua kênh giáo dục trực tuyến “Công tắc Khoa học”.
Ông Chu Việt Hà cũng chia sẻ trong buổi ra mắt dự án, tất cả các bộ phận của hệ sinh thái – động vật, thực vật, vi sinh vật, con người – đều được kết nối với nhau. Để phát triển, chúng ta cần luôn luôn đổi mới, tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hơn, đồng thời duy trì các hệ sinh thái một cách bền vững. Making Science Make Sense sẽ là sân chơi nuôi dưỡng niềm đam mê, mở rộng kiến thức của các em về khoa học đời sống. Đây là một bước tiến khác của Bayer nhằm hỗ trợ thế hệ trẻ bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, song song với mong muốn mang khoa học vào cuộc sống, giúp cuộc sống tốt đẹp.
Trong hơn 150 năm, Bayer đã sử dụng khoa học, trí tưởng tượng để giúp xã hội nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng. Khoa học diễn ra trong phòng thí nghiệm và ở xung quanh cuộc sống, tiếp năng lượng cho những thứ chúng ta làm hàng ngày.
Dự án “Khoa học phiêu lưu kí” thuộc hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Bayer Việt Nam, hướng đến chủ đề giáo dục và khoa học trong khuôn khổ chương trình Making Science Make Sense của “Bayer Chăm sóc Cộng đồng”.
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) là một cơ quan nghiên cứu thành lập từ năm 1991 ở Việt Nam dưới sự tài trợ của Quỹ từ thiện y khoa Wellcome, Vương Quốc Anh. OUCRU triển khai các hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam thông qua sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Song song với các hoạt động nghiên cứu, OUCRU thực hiện chương trình kết nối khoa học nhằm phổ biến kiến thức, nâng cao sự am hiểu về khoa học trong cộng đồng. Chương trình Khoa học Trường học của OUCRU hướng đến thúc đẩy khoa học, nghiên cứu trong trường học thông qua xây dựng nguồn tư liệu khoa học, tập huấn nâng cao năng lực của giáo viên. Điều này góp phần phát triển phẩm chất, năng lực khoa học của học sinh Việt Nam.
ĐH Quốc gia Hà Nội trong top 601-800 thế giới về Khoa học cơ bản
Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 của Times Higher Education (THE) về lĩnh vực Khoa học cơ bản, ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 601-800.
Times Higher Education vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 (THE WUR by Subject) của 4 trong tổng số 11 lĩnh vực xếp hạng.
Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì vị trí trong top 601-800 của lĩnh vực Khoa học cơ bản.
Lĩnh vực Khoa học cơ bản năm nay có 1.227 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, tăng 78 trường so với kỳ xếp hạng trước.
Ba lĩnh vực khác cũng đã công bố kết quả bao gồm Lâm sàng và Sức khỏe, Khoa học đời sống, Tâm lý học.
ĐH Quốc gia Hà Nội lọt top 601-800 thế giới về lĩnh vực Khoa học cơ bản
THE WUR by Subject là bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn, Thu nhập từ chuyển giao công nghệ, Triển vọng quốc tế, Nghiên cứu và Giảng dạy. THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát, cơ sở dữ liệu Scopus và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp.
Lĩnh vực Khoa học cơ bản theo THE WUR by Subject được tổng hợp từ nhiều chuyên ngành nhỏ bao gồm: Toán học và thống kê, Vật lý và Thiên văn học, Hóa học, Địa chất học, Khoa học môi trường, Khoa học trái đất và Hải dương học.
Trước đó, trong kỳ xếp hạng THE WUR by Subject 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội có lĩnh vực Khoa học máy tính lần đầu tiên được THE đánh giá và có thứ hạng trong nhóm 501-600 thế giới, số 1 Việt Nam; Kỹ thuật & Công nghệ trong nhóm 401-500 thế giới, số 1 Việt Nam.
Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng có 3 lĩnh vực được QS WUR by Subject xếp hạng, cụ thể: Toán học lần đầu tiên được xếp hạng với vị trí trong nhóm 401 - 450 thế giới, số 1 Việt Nam; Vật lý và Thiên văn học được xếp trong nhóm 551 - 600 thế giới, số 1 ở Việt Nam; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được xếp trong nhóm 501 - 550 thế giới, thứ 2 ở Việt Nam.
Những lĩnh vực STEM nữ giới có thể chiếm ưu thế Dự báo đến năm 2027, việc làm trong lĩnh vực STEM sẽ tăng lên 13%. Thu nhập từ ngành này cũng rất hứa hẹn khi 93% ngành nghề STEM có mức thu nhập trên mức trung bình. Ảnh minh hoạ Tuy nhiên, tại Mỹ, các trường đại học được dự đoán chỉ cung cấp được 29% sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện...