Trào lưu “FIRE” của Nhật Bản: Một thế hệ “bốc lửa”, bất chấp mọi cách để nghỉ hưu sớm tới hàng chục năm
Nếu ở Thế hệ X (1965 – 1980), người Nhật bất chấp kiên trì công việc vì lương hưu thì tới Millennials (Gen Y – 1980 – 1996) và Gen Z (1997 – 2012), giới trẻ chọn con đường hoàn toàn ngược lại.
Theo Cơ quan Dịch vụ Tài chính (Financial Services Agency) Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật sẽ sớm tăng lên 95. Để an hưởng tuổi già, người Nhật cần khoản tiền cao hơn lương hưu 10 triệu yen (khoảng 2 tỷ đồng).
Nếu ở Thế hệ X (1965 – 1980), người Nhật bất chấp kiên trì công việc vì lương hưu thì tới Millennials (Gen Y – 1980 – 1996) và Gen Z (1997 – 2012), giới trẻ chọn con đường hoàn toàn ngược lại.
Giới trẻ Nhật Bản đặt niềm tin vào FIRE, tin tưởng chỉ cần điên cuồng tiết kiệm 5 – 10 năm là đủ vốn dưỡng già
Muốn an hưởng tuổi già cần tiền tỷ
Người lao động Nhật Bản có truyền thống tận tụy với công việc và tận trung với công ty. Tinh thần trách nhiệm của họ nặng đến mức cực đoan, nảy sinh văn hóa “ làm việc đến chết” khiến thế giới phải rùng mình.
“Khi mới ra trường, ước mơ của tôi là tìm được công việc phù hợp và theo đuổi đến hết tuổi lao động, lấy lương hưu an hưởng tuổi già,” – Okeydon (47 tuổi) nhớ lại. Giống như Okeydon, phần lớn Thế hệ X ở đây đều chung một mục tiêu: lương hưu. Họ tin tưởng chỉ cần có nó là đảm bảo tuổi già an yên, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
Thế hệ X (1965 – 1980) Nhật Bản khét tiếng cuồng “làm việc đến chết”
Trái với mong đợi của Thế hệ X, vào năm 2019, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản ước tính, 1 cặp vợ chồng công chức về hưu sẽ cần nhiều lương hưu tối thiểu 20 triệu yen (khoảng 4 tỷ đồng). Nguyên nhân là vì tuổi thọ trung bình gia tăng, dự đoán lên 95 năm. Điều này đồng nghĩa với việc, 1 người có lương hưu cũng vẫn thiếu 10 triệu yen (tương đương 2 tỷ đồng) để đảm bảo độc lập về tài chính.
Chưa hết, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong thập niên 1990, thị trường công việc Nhật Bản còn ngày càng tàn nhẫn. Bất chấp công nhân viên Nhật Bản tận trung tận tụy đến mức nào, họ vẫn luôn trong nguy cơ bị sa thải. Một khi mất việc làm, lương hưu cũng “theo gió bay”.
Điên cuồng tiết kiệm, nêu cao 25x và 4%
Millennials Nhật Bản chào đời và lớn lên trong khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế. Họ chứng kiến nỗ lực bám trụ công việc bất thành của thế hệ cha mẹ, thấu hiểu thực trạng khắc nghiệt và kiên quyết lật đổ “truyền thống lao lực” này.
Thập niên 2010, các Millennials Hoa Kỳ khởi xướng phong trào “tuổi trẻ bỏ việc” gây tranh cãi: Độc lập Tài chính, Nghỉ hưu sớm (Financial Independence, Retire Early – FIRE). Họ kêu gọi nhau đừng hết lòng vì một công việc hay một ông chủ, mà hãy mở rộng lựa chọn và điên cuồng tiết kiệm. Bằng cách này, mọi người sẽ sớm có được khoản tiền riêng khá khẩm, đáng tin gấp nhiều lần lương hưu. Nếu nhanh nhẹn, họ có thể thôi phải “vác mặt đến công ty” từ tuổi 30.
Video đang HOT
FIRE xuất phát từ Mỹ, hứa hẹn cho phép giới trẻ sớm bỏ việc, sống an nhàn
Mặc dù các Millennials Mỹ hiếm người thực hiện thành công FIRE, các Millennials Nhật Bản dễ dàng chinh phục nó. Họ đặt ra mục tiêu và lợi nhuận rõ ràng, 25x và 4%. Trong đó, 25x là tổng số tiền cần tiết kiệm đủ trước khi bỏ việc, còn 4% là lãi suất thu được nếu đem 25x đi đầu tư.
Theo tính toán của giới trẻ Nhật Bản, 1 Millennials cần 25x trị giá tối thiểu 15 triệu yen (tương đương 3,1 tỷ đồng). Với nó, họ có thể 4% ra 50.000 yen/tháng (tương đương 10 triệu đồng), đảm bảo sinh hoạt phí cơ bản và vẫn giữ nguyên được tiền gốc.
Phấn đấu nghỉ hưu trước tứ tuần
Cuối năm 2020, Tập đoàn Tài chính Tiêu dùng SMBC Nhật Bản từng thực hiện 1 khảo sát tài chính trong những người thuộc độ tuổi 20 (tức là khai sinh trong thập niên 1990, 1 nửa thuộc Millennials và một nửa thuộc Gen Z). Họ báo cáo kết quả bất ngờ, 82% có tiền trong tài khoản tiết kiệm.
Giới trẻ Nhật Bản bằng lòng sống tối giản, vì mục tiêu tiết kiệm tối đa cho 25x
“Tôi không muốn phải ‘mòn mông’ trên công ty cả đời, nên đã FIRE ngay từ khi mới đi làm,” – Yuiki Hotaka (30 tuổi) chia sẻ. Anh từng là nhân viên của công ty con thuộc Tập đoàn Mitsubishi, Nhật Bản, nổi tiếng “kẻ đi sớm về trễ”, điên cuồng cống hiến sức lực cho công việc.
Tuy nhiên, mục tiêu của Hotaka không phải thái độ hài lòng của chủ lao động, mà là 25x. Anh cắt giảm mọi nhu cầu sống xuống mức tối thiểu, đến cả nước uống cũng tự mang từ nhà đi chứ không mua nước đóng chai. Kết quả, chỉ sau nửa thập niên “khổ hạnh”, Hotaka tiết kiệm được hẳn 70 triệu yen (tương đương 14,4 tỷ đồng).
Nếu cần kiệm triệt để, thanh niên Nhật Bản có thể thoát kiếp nhân viên chỉ trong vòng 5 năm
Với 25x tương đối “bự”, Hotaka chia ra đầu tư cổ phiếu. Anh chỉ chọn mua của những công ty, tập đoàn giàu tiềm năng, đảm bảo 4% an toàn. Ngay năm đầu tiên, 4% đã giúp Hotaka thu về khoảng 200.000 yen/tháng (tương đương 41 triệu đồng). Với thu nhập mới này, Hotaka tự tin xin nghỉ việc, về quê thuê nhà cho rẻ và tận hưởng cuộc sống an nhàn từ năm mới 29 tuổi.
Khác với Hotaka, Okeydon cần mẫn làm việc cho công ty suốt 15 năm. Tuy nhiên, anh đã không được tăng lương mà còn rơi vào tình cảnh sẽ bị cắt giảm 20% vì tuổi tác. Thất vọng, Okeydon từ bỏ nỗ lực bám trụ. Nhờ từ năm 25 tuổi đã tiết kiệm và tập tành đầu tư cổ phiếu, Okeydon nhanh chóng khiến 25x nở phồng. Mùa thu năm ngoái, nó đã tròn 100 triệu yen (khoảng 20 tỷ đồng), cho phép Okeydon thoải mái tạm biệt những tháng ngày vất vả vô vọng.
Trong khi Okeydon “hưu non tự nguyện” khá muộn, Gen Z và Millennials đặt mục tiêu trước khi vào tuổi 40 phải “đại công cáo thành”. Theo báo cáo thu nhập vào năm 2020 từ Nhật Bản, GDP bình quân là 4,57 triệu yen/người/năm (tương đương 943 triệu đồng). Chia ra, thu nhập hàng tháng trung bình ở đây rơi vào khoảng 380.000 yen/người/tháng (tương đương 78 triệu đồng).
Giới trẻ Nhật Bản cho biết, chấp nhận mức sống tối thiểu chỉ 30.000 – 50.000 yen/tháng (tương đương 6 – 10 triệu đồng). Nếu nghiêm ngặt tiết kiệm, họ chỉ mất khoảng 4 – 5 năm là được 25x từ 15 triệu yen trở lên, nhờ đó thoải mái nghỉ việc sớm, thậm chí còn trước cả tuổi 30 giống như Hotaka.
Nữ triệu phú gốc Việt quyết tâm nghỉ hưu ở tuổi 40 ở thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ: Bí quyết để thực hiện trào lưu "FIRE" chuẩn mực là gì?
FIRE - Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm - là một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Tháng 6/2027, Mia Pham - một nữ triệu phú gốc Việt dự định nghỉ hưu. Cô công chức liên bang khi đó sẽ 44 tuổi, chồng cô 48 tuổi. Họ dự tính sẽ rời khỏi thị trường lao động, và đi du lịch thế giới cùng 2 con của mình.
Trào lưu "FIRE" chuẩn mực
Mia Pham là một người thực hiện trào lưu FIRE (Financial Independence/ Retire Early - Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm), và đã tiết kiệm được hơn 1 triệu USD cho mục tiêu này. Điều đáng nói là cô làm được điều đó với một gia đình có 2 con và sinh sống ở San Diego - một trong những thành phố đắt đỏ nổi tiếng của Mỹ. Và đặc biệt, số tiền cô có được tách biệt so với chồng - người cũng đang sở hữu khối tài sản rơi vào khoảng 2 triệu USD.
Mia Pham hiện cũng sở hữu một kênh YouTube đưa ra lời khuyên tài chính
Tài khoản ngân hàng của họ tách biệt, nhưng mục tiêu thì giống nhau. Mục tiêu ấy bắt đầu từ cách đây vài năm, khi con trai họ đột nhiên bị sốc phản vệ vì dị ứng đậu phộng, phải nhập viện khẩn cấp. Dù may mắn không có chuyện gì quá nghiêm trọng, nhưng sự việc đã khiến cả hai thay đổi quan điểm về tiền bạc và thời gian.
"Phải đến năm nay, tôi mới có tài sản đến 7 chữ số và tách biệt so với chồng. Ưu tiên cuộc sống sau sự việc ấy đã thay đổi mạnh. Nó khiến chúng tôi hiểu rằng cuộc sống mong manh đến mức nào," - Mia giải thích. Con gái cô cũng bị dị ứng nghiêm trọng và từng bị sốc phản vệ. Nó buộc cô phải nghĩ đến việc cần sớm độc lập tài chính.
"Cả tôi và chồng hiểu rằng thời gian dành cho gia đình quan trọng hơn và mang lại cảm giác thiết thực hơn so với những gì chúng tôi chi tiêu khi còn trẻ."
Và cô tự đặt cho mình một kế hoạch 4 bước để hoàn thành mục tiêu này.
Chú trọng đầu tư sớm
"Từ hồi trung học, tôi đã hứng thú với các vấn đề về tài chính, nhưng không ai hướng dẫn cả. Tất cả chỉ là mớ lý thuyết hình thành trong đầu."
Phải đến kỳ học kế toán khi lên đại học, mớ lý thuyết ấy mới trở thành thực tế. Trong một buổi làm bài tập, giáo sư lớp cô đã yêu cầu sinh viên điền một lá đơn xin tiền từ quỹ hưu trí - một việc thể hiện tầm quan trọng của đầu tư. Đây chỉ là một bài tập, sinh viên không cần phải nộp lá đơn. Nhưng Mia đã nộp nó lên.
"Tôi lớn lên trong một gia đình nhập cư, và cũng là người đầu tiên được vào đại học. Không ai trong gia đình tôi từng đầu tư vào chứng khoán. Mẹ tôi chỉ nghĩ đó là đánh bạc thôi," - cô kể lại.
Qua thời gian, Mia dần hiểu hơn về các khoản đầu tư, và cô cảm thấy biết ơn lớp học ngày hôm đó. Với cô, lời khuyên của vị giáo sư cùng các kiến thức mang lại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cô ở thời điểm hiện tại.
Tăng cường đầu tư với trào lưu FIRE
Đến năm 2017, Mia biết về FIRE. Trước thời điểm này, cô và chồng đã cố gắng tiết kiệm tiền mua nhà. Nhưng sau khi quyết định nghỉ hưu sớm, họ nhanh chóng thay đổi chiến lược.
"Sau khi nhận ra chứng khoán đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ hơn bất động sản - đặc biệt là trong đại dịch, chúng tôi quyết định mua căn nhà nhỏ hơn. Nhờ vậy, chúng tôi có tiền để tiếp tục đầu tư."
Cô giữ vững lập trường đầu tư hợp lý và đơn giản. Quá trình tự động hóa hiện tại cũng giúp việc này trở nên đơn giản hơn.
Tiết kiệm chi tiêu
Việc mua một căn nhà nhỏ hơn giúp gia đình Mia có thêm tiền đầu tư, nhưng họ cũng tiết kiệm chi tiêu một cách tối đa để giúp kế hoạch này có tỉ lệ thành công cao hơn.
Họ ít khi ăn uống ở ngoài, lái một chiếc xe cũ ra đời từ năm 2005 với mức giá 8000 USD. Họ tận dụng các phương tiện miễn phí để giải trí cho con - như đến thư viện, và dùng các ưu đãi miễn phí để đưa con đi sở thú hoặc công viên giải trí.
Nhưng không chỉ tránh chi tiêu quá mức, họ còn muốn hạn chế chi tiêu hết mức có thể. Như khi chiếc lò nướng 10 năm tuổi bị hỏng, thay vì mua cái mới, họ lại tìm cách sửa nó bằng cách... hỏi Google. Ngoài ra khi buộc phải mua bất kỳ thứ gì, họ sẽ tìm cách có được nó ở mức giá tốt nhất.
Và khi mùa hè ở San Diego đang trở nên nóng bức, họ sẽ ra biển chơi - tận dụng cách làm mát miễn phí thay vì giam mình trong nhà và khổ sở với hóa đơn tiền điện.
Luôn giữ động lực
Khi mới bắt đầu đi làm, Mia kiếm được khoảng 38.000 USD/ năm (khoảng 800 triệu đồng tiền Việt). Với số tiền kiếm được, cô chi tiêu theo một thang đo nhất định. Thang đo này sẽ tăng dần qua mỗi năm, phụ thuộc vào tiền cô có.
Và khi đã có được số tiền khiến việc chi tiêu trở nên thoải mái hơn, việc theo dõi tài sản của mình giúp cô giữ được sự tập trung cho mục tiêu của mình.
"Tôi bắt đầu theo dõi tài sản của mình vào năm 2017, và nó tạo ra một sự khác biệt rất lớn."
Mia cho biết sau khi nghỉ hưu, 2 vợ chồng sẽ sống bằng tiền đầu tư trong vòng 20 năm đầu, rồi dựa vào quỹ hưu trí từ chính phủ vào năm 62 tuổi. Chồng cô cũng sẽ có lương hưu.
"Nó sẽ cho chúng tôi một khoản tiền an toàn. Ở thời điểm ấy, chúng tôi cần có tài sản ít nhất là 2 triệu đô."
Cô gái 27 tuổi có 100 triệu tuyên bố nghỉ hưu sớm: Trào lưu FIRE và loạt câu hỏi không dễ trả lời Mới đây chuyện cô gái 27 tuổi quyết định về hưu khi tài khoản tiết kiệm có 100 triệu đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhắc đến nghỉ hưu, nhiều người thường nghĩ đến độ tuổi 55 - 60, khi bạn đã có mấy chục năm lao động, cống hiến, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm...