Sân bay Vinh gia nhập hệ thống cảng hàng không quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt bổ sung quy hoạch sân bay quốc tế với cảng hàng không Vinh, tỉnh Nghệ An.
Tối 17/1/2015, ông Nguyễn Hồng Kỳ – Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho PV Dân trí biết, hôm qua, 16/1 – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý phê duyệt sân bay Vinh trở thành sân bay quốc tế.
“Thủ tướng đã ký quyết định bổ sung sân bay Vinh vào mạng lưới quy hoạch sân bay quốc tế trong cả nước, công nhận và công bố sân bay Vinh thành sân bay Quốc tế. Sân bay Vinh sau khi hoàn thành sẽ tiếp nhận 7 máy bay cỡ lớn như A320, A321, ATR72 hoặc tương đương”, ông Nguyễn Hồng Kỳ cho biết.
Để kịp thời cho ngày khánh thành sắp tới, tối 17/1/2015, ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Hồng Kỳ – Giám đốc Sở GTVT Nghệ An đã đi thăm hỏi, động viên và tặng quà cho cán bộ, công nhân đang làm việc tại công trường xây dựng Cầu vượt QL46B nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam tại xã Nghi Kim (TP. Vinh) và Dự án nhà ga hành khách – Cảng hàng không Vinh.
Tối 17/1/2015, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã đi thăm và tặng quà cho cán bộ, công nhân tại nhà ga, cảng hàng không Vinh.
Dự án “Nhà ga hành khách – Cảng hàng không Vinh” được khởi công từ tháng 4/2014, có tổng diện tích 11.706m2, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ “Qũy đầu tư và phát triển” của đơn vị. Đến nay, công trình nhà ga hành khách đã cơ bản hoàn thành. Bắt đầu từ ngày 15/1/2015, nhà ga mới của cảng hàng không Vinh bắt đầu vận hành thử, kiểm tra các thiết bị máy móc đồng thời tu chỉnh, sửa chữa để đảm bảo tính đồng bộ.
Dự án có công suất thiết kế đạt 2 triệu hành khách/năm, đủ năng lực phục vụ 1.000 hành khách/giờ cao điểm. Dự án do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) thi công.
Công trình do nhà thầu CPG-PAE (Liên danh tư vấn chuyên ngành sân bay của Singapore và Mỹ) thiết kế đồng bộ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch và xây dựng của địa phương theo nội dung “Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ” đã được Chính phủ phê duyệt với kiến trúc hiện đại.
Được biết, Cảng hàng không Vinh được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1937. Cảng có vị trí thuận lợi bên cạnh QL1A, cạnh đường sắt Thống nhất, cách biển Cửa Lò 14km. Cảng kết hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các cảng hàng không lân cận tạo nên mạng lưới hàng không dân dụng tại khu vực miền Bắc. Những năm qua, Cảng luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định 15-30%/năm. Đặc biệt, năm 2014, cảng hàng không Vinh đã đón 1,2 triệu khách.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường tặng quà cho công nhân đang làm việc tại Nhà ga hành khách – cảng hàng không Vinh đêm 17/1.
Cũng trong đêm lãnh đạo tỉnh cũng đã thăm công trình trọng điểm cầu vượt đường sắt Bắc – Nam tại nút giao giữa Quốc lộ 46B nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A có tổng giá trị xây lắp gần 200 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình cầu vượt có kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng chiều dài 395,5m, bề rộng mặt cầu 12m và đường dẫn hai đầu cầu 2,1km. Đến thời điểm hiện nay, công trình cơ bản đã đạt 98% khối lượng. Do yêu cầu tiến độ đề ra, đơn vị thi công đã huy động nhân lực, thiết bị máy móc làm việc cả ca đêm, nhằm hoàn thiện các hạng mục còn lại như trải thảm mặt cầu và hệ thống đường gom hai bên.
Video đang HOT
Công trình hoàn thành sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tại vị trí nút giao QL46B với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam, tăng cường an toàn chạy tàu và góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh. Với quyết tâm về đích đúng tiến độ, cán bộ, kỹ sư và công nhân tại công trường đã làm việc không kể ngày đêm.
Tại 2 công trình trọng điểm nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường đã thăm hỏi, động viên và tặng quà cán bộ kỹ thuật giám sát, công nhân các đơn vị thi công. Đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh cũng đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của những người thợ để đưa các công trình khánh thành vào ngày 31/1/2015.
Đại diện đơn vị thi công cũng đã đặt ra quyết tâm đến ngày 25/1/2015 tới sẽ hoàn thiện để chuẩn bị cho công tác bàn giao công trình đạt chất lượng, thẩm mỹ và đảm bảo đúng tiến độ.
Được khởi công từ tháng 4/2014, đến nay, công trình nhà ga hành khách đã cơ bản hoàn thành. Nhà ga hành khách có tổng diện tích 11.706m2. Dự án có công suất thiết kế đạt 2 triệu hành khách/năm; công suất khai thác thực tế 3-4 triệu hành khách/năm.
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại trong đêm 17/1 tại sân bay Vinh:
Khu vực Nhà ga hành khách – Cảng hàng không Vinh nhìn từ xa. Đến thời điểm này, sân bay Vinh là một trong số những sân bay của cả nước được trang bị hệ thống hiện đại, thiết kế đẹp.
Sảnh phía ngoài nhà ga hành khách thoáng đãng, thiết kế đẹp.
Khu vực quầy làm thủ tục hiện đại với 28 cửa hiện đại.
Cán bộ, công nhân viên làm đêm để kịp thời gian chuẩn bị cho ngày khánh thành.
Thiết kế các trụ cột nhà ga theo hình bông sen tựa như những cánh hoa sen đang nở màu tím.
Nhà ga hành khách có tổng diện tích 11.706m2. Dự án có công suất thiết kế đạt 2 triệu hành khách/năm; công suất khai thác thực tế 3-4 triệu hành khách/năm.
Nguyễn Phê
Theo Dantri
"Xây sân bay Long Thành là phí nếu vẫn dùng Tân Sơn Nhất"
Xung quanh chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), trao đổi với TS sáng nay, Ts. Đinh Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng, nếu xây dựng sân bay quốc tế Long Thành mà sân bay Tân Sơn Nhất vẫn dùng song song là lãng phí.
Theo Ts. Đinh Thanh Bình, khi quy hoạch một cơ sở hạ tầng vận tải, một đầu mối vận tải lớn như một sân bay, một cảng biển lớn, một trung tâm logistic ...cần phải xem xét xem việc làm này có nhu cầu hay không. Nếu không có nhu cầu thì khi xây dựng lên chắc chắn sẽ không có khách, không có phương tiện đến.
Theo Ts Bình, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động gần hết công suất. Vì vậy, muốn mở rộng và phát triển thêm thì buộc phải tăng công suất hoặc phải di chuyển đến một địa điểm nào đó như sân bay Long Thành chẳng hạn.
Ts Bình cũng cho rằng, nếu sau khi sân bay Long Thành được xây dựng mà sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động song song thì với mức tăng trưởng về nhu cầu vận tải hàng không hiện nay là hơi lãng phí vì mức độ tăng trưởng hiện nay không phải đủ để đảm bảo ngay lập tức sân bay Long Thành có đông khách.
Theo bà, nếu đề xuất xây dựng sân bay Long Thành thì Bộ Giao thông vận tải phải có giải pháp để song song với việc phát triển ngành kinh tế, phải thúc đẩy được lĩnh vực vận tải hàng không phát triển, ví dụ như: ngành du lịch, ngành hàng không nội địa...
Phối cảnh một góc của Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Chinhphu
Theo đánh giá của bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, hiện nay ngành hàng không của chúng ta mới có vài hãng vận tải, do vậy, khi xây dựng sân bay quốc tế Long Thành phải trả lời được hàng loạt câu hỏi: Sân bay này có trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế hay không, có hấp dẫn được khách quốc tế đến và trung chuyển đi nơi khách không? Và ngành du lịch sẽ phát triển thế nào để hấp dẫn khách quốc tế đến Việt Nam chơi vài ngày rồi đi nước khách theo mô hình các nước khác đang làm?.
Bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng, nếu giữ nguyên quy mô và hoạt động như hiện nay thì việc xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian ngắn hiện tại là lãng phí.
"Bây giờ phải đặt vấn đề nếu xây thêm Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì phải đặt câu hỏi liệu có đủ số khách cho sân bay hoạt động không? Sau khi sân bay Long Thành hoạt động thì một số chức năng của sân bay Tân Sân Nhất sẽ chuyển sang sân bay Long Thành không?", bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đặt câu hỏi.
Theo bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, ngành hàng không chủ yếu phục vụ cho du lịch, cho hành khách là chính và phục vụ cho vận tải hàng hóa nhanh. Tuy nhiên, hiện nay vận tải hàng hóa nhanh ở khu vực Đông Nam Á hầu như không có loại hàng hóa nào để vận chuyển nhanh, vì kinh tế không có thì lấy đâu ra nhu cầu.
"Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao giờ cũng phải đi song song với sự phát triển của nền kinh tế, phải nhìn trước được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời gian đủ xa để dự kiến xây dựng kịp thời. Nhưng nếu xây dựng quá xa so với quy mô phát triển kinh tế thì lãng phí vì không sử dụng hết công suất", bà Bình cho biết.
Theo quan điểm của bà Bình, nếu xây dựng sân bay Long Thành đến năm 2030 đạt công suất 50 triệu hành khách/năm nhưng đến năm 2050 mới đạt công suất thiết kế thực tế thì lãng phí rất nhiều năm.
Theo quy hoạch được duyệt, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phân kỳ đầu tư như sau: Giai đoạn 1 (đến 2025): hình thành Cảng hàng không quốc tế trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, nhằm hỗ trợ việc quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Giai đoạn 2 (đến 2030): nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3 (sau 2030): nâng công suất khai thác lên 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo đó, quy mô đầu tư giai đoạn 1 sẽ đầu tư nhà ga hành khách với công suất 25 triệu khách/năm, 2 đường cất hạ cánh với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng (7,8 tỷ USD).
Để giảm áp lực vốn đầu tư trong tình hình khó khăn hiện nay; rút ngắn thời hạn đưa công trình vào khai thác; kết hợp khai thác, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất việc phân kỳ đầu tư Giai đoạn 1 của dự án thành các giai đoạn 1a và 1b ở thời điểm hiện nay là cần thiết, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1a: Xây dựng nhà ga chính có 1 nhánh trung tâm, 1 đường cất hạ cánh đáp ứng lượng hành khách 17 triệu khách/ năm, với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 119.000 tỷ đồng (5,7 tỷ USD), mở cửa vào năm 2023.
Giai đoạn 1b: Xây dựng hai cánh còn lại của nhà ga chính trung tâm và đường cất hạ cánh thứ hai, mở cửa vào năm 2025.
Theo_VnMedia
Sân bay quốc tế Long Thành: 84 nghìn tỷ, lấy đâu ra? Đồng tình chủ trương dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành nhưng ý kiến Ủy ban Kinh tế và một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần làm rõ tính khả thi của dự án, đặc biệt ngân sách nhà nước phải bỏ ra tới 84.000 tỷ đồng. Tờ trình của Chính phủ...