Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ra sao nếu giải tỏa sân golf?
Việc tồn tại sân golf bên trong đang gây cản trở cho sự phát triển của sân bay. Nếu giải tỏa sân golf này, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có thể xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng công suất khai thác lên 56 triệu hành khách/năm.
Đây là nhận định của TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON, xoay quanh đề xuất giải tỏa sân golf trong sân bay được một số đại biểu Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14.
Theo ông Phuc, sân golf trong sân bay chiếm đến 157ha, việc tồn tại sân golf này không ảnh hưởng đến hoạt động bay, nhưng lại cản trở sự phát triển của sân bay TSN.
Cổng vào sân golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
TS Phúc khẳng định, nếu sử dụng khu vực sân golf 157ha và khu đất trống 38ha tiếp giáp mạn bắc đường băng, ngành hàng không hoàn toàn có thể nâng cấp TSN lên tối thiểu 56 triệu hành khách/năm, mà không cần di dời dân hay bất cứ một cơ quan nào. Ông phân tích, năng lực của một sân bay phụ thuộc bốn yếu tố, gồm đường băng, nhà ga, bãi đỗ và đường lăn.
Thứ nhất, về đường băng, Tân Sơn Nhất đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn quốc tế (đường phía bắc dài 3.200m, rộng 45m; đường phía nam dài 3.800m, rộng 45m) có khả năng đón tiễn những máy bay lớn nhất thế giới hiện nay như Airbus A380 với 850 hành khách, Boeing 747-400 với 660 hành khách.
“Hai đường băng tại sân bay TSN hoàn toàn có thể đáp ứng được 80 triệu hành khách/năm. Nên nhớ rằng sân bay Hongkong cũng chỉ có 2 đường băng rộng 45m dài 3.800m, có năng lực 87 triệu hành khách/năm”, ông Phuc noi.
TS Nguyễn Bách Phúc – người đã có nhiều ý kiến đề xuất bỏ sân golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Còn về nhà ga hành khách, hiện nhà ga quốc nội đón 8 triệu hành khách, nhà ga quốc tế đón 12 triệu hành khách/năm. Để tăng lượng hành khách, đương nhiên phải xây thêm nhà ga. Tổng diện tích cần thiết cho 1 nhà ga quốc tế 12 triệu hành khách/năm, như nhà ga quốc tế của TSN hiện hữu chỉ cần 16ha. Nếu lấy đất sân golf cùng bãi trống rộng 38ha thì dư sức thực hiện vì làm thêm 3 nhà ga, chỉ sử dụng khoảng 48ha. Với việc thêm 3 nhà ga, lượng khách sẽ tăng lên 36 triệu và công suất của sân bay sẽ là 56 triệu hành khách/năm.
Riêng về các bãi đỗ máy bay, TS Phúc cho biết, vào năm 2014 sân bay có 47 vị trí đỗ rải rác ở phía nam đường băng. Theo tính toán, thời điểm đó các bến bãi này đáp ứng được 20 triệu hành khách/năm. Do đó để đáp ứng được 56 triệu hành khách/năm cần phải xây thêm 85 điểm đỗ. Để có thể tiếp nhận những máy bay lớn nhất hiện nay như Airbus A380 (sải cánh 79,8m, chiều dài 73m) diện tích một điểm đỗ phải khoảng 1,3ha. Như vậy tổng diện tích cần thiết xây thêm 85 điểm đỗ chỉ khoảng 110ha. Ngoài 3 sân ga quốc tế và 85 bãi đỗ, vùng đất sân golf vẫn còn hàng chục ha, đủ để xây dựng thêm đường lăn và các công trình phụ khác.
Việc nâng công suất sân bay lên 56 triệu hành khách/năm, theo ông, cũng không gặp trở ngại về tình trạng giao thông trên các tuyến đường trong khu vực, bởi đường Trường Sơn hiện chỉ mới sử dụng khoảng 11% năng lực thông xe. Đó là chưa kể còn có thể mở thêm các cửa cho TSN ở đường Trường Chinh, Phạm Văn Bạch, Tân Sơn, Quang Trung.
Với những phân tích trên, TS Phúc cho rằng cần phải thu hồi đất sân golf trong sân bay TSN để có mặt bằng xây dựng các cơ sở hạ tầng nâng cấp sân bay. Đặc biệt việc này còn nhằm để bảo vệ môi trường sống của người dân trong khu vực.
“Việc trồng loại cỏ trong sân golf phải sử dụng nhiều hóa chất, phân hóa học để chăm sóc. Tuy nhiên lượng hóa chất này cũng chỉ được cỏ hấp thụ một phần, một phần sẽ ngấm vào đất rồi ngấm vào nguồn nước ngầm và đe dọa cuộc sống người dân xung quanh”, TS Phúc nêu.
Theo Danviet
Không thể nói lấy sân golf, nhà hàng làm lá chắn phòng thủ!
Đã tới lúc sự vô lý sẽ phải được giải quyết ngay, thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất vì lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích của nhóm người hay doanh nghiệp nào
Không cần phải phân tích nhiều nữa về việc cần phải lấy sân golf để trả lại hết diện tích cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Người ta đã nói lui nói tới cái lý do có sân golf này là tận dụng đất quốc phòng nhàn rỗi, là khu đất giành cho quốc phòng khi có chiến sự, là những gì của lịch sử những năm trước để lại.
Trong khi dư luận, báo chí, các đại biểu quốc hội mấy năm qua nói tới nói lui việc cần thu hồi sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất, thì mỗi ngày tháng đi qua, sự quá tải của sân bay, mật độ kẹt cứng ở con đường vào sân bay đang tăng ở mức báo động đỏ.
Cảnh chen chúc, ùn tắc để vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: VNN
Vào giờ cao điểm, dòng người và xe lưu thông trên đường bao quanh sân bay, cả đường Hoàng Văn Thụ, những hành khách lo sợ trễ chuyến, nhảy xuống xe, nhếch nhác kéo va li, bồng bế con cái, hớt hơ hớt hải chạy bộ, nửa khóc nửa mếu, nhìn sao mà cay đắng đến thế.
Trong khi đó, tại khu vực dành cho sân golf kia, con đường vào chốn ăn chơi rộng thênh thang, nó đối lập nhau cả về tâm lý, cả về sự bức bối, cả về sự khó hiểu, vì sao, vì ai, vì cái gì mà khó để "nhổ" sân golf này đến như thế.
Có những sự vô lý sừng sững và hoành tráng tới độ chua chát: Một sân golf cùng với những khách sạn, nhà hàng, văn phòng mọc lên nguy nga như chốn cung đình lại hóa ra là đang "cướp" trắng không gian, mặt đất của một sân bay quốc tế, vậy mà thật đắng cay, bao năm nay có vẻ như khó lay chuyển nghịch lý này.
Người ta đang cố gắng vin vào lý do "quốc phòng an ninh" để kéo dài sự hoạt động kinh doanh của sân golf này nhưng an ninh quốc phòng sẽ thế nào nếu trên khoảng đất rộng, bằng phẳng ấy bây giờ bỗng nhiên được đắp thành đồi, đào thành hố, tạo ra nhiều nhịp địa hình cho các golf thủ chơi và cùng với đó là những công trình xây to lớn, hoành tráng, tựa như một thông điệp ngầm về sự vĩnh viễn cố thủ ở đây của chủ đầu tư.
Khi giải phóng sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì chắc chắn tính hiệu quả thực tiễn của "an ninh quốc phòng" rõ ràng biết chừng nào, ví như có sự biến chiến tranh, mặc nhiên một phần này sẽ ngay lập tức thành sân bay quân sự phòng thủ vững chắc bầu trời, chứ không thể dùng 4 sân golf và các nhà hàng kia làm lá chắn phòng thủ.
Và sự thoáng đãng, xa hoa, lộng lẫy trong khuôn viên sân golf tại đây.
Ngay cả khi chưa xảy ra ùn tắc các tuyến đường vào sân bay Tân Sơn Nhất thì với quy mô của một sân bay quốc tế và nội địa, diện tích đất đang sử dụng làm sân golf, nhà hàng cũng phải giao cho sân bay, và trong bất cứ lúc nào khi cần huy động nó cho nhiệm vụ quốc phòng, hoàn toàn có thể trưng dụng.
Nói thế để chỉ ra rằng, vì sao không giao đất cho sân bay mà lại dễ dàng giao đất để doanh nghiệp kinh doanh dễ dàng như thế.
Đã tới lúc sự vô lý sẽ phải được giải quyết ngay, vì lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích của bất cứ doanh nghiệp nào.
Giao đất sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc này cũng chính là mang trong đó việc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng của thời bình.
Gần đây Bộ Quốc phòng đã hứa hẹn sẽ giao sân golf này bất cứ lúc nào khi có yêu cầu hoặc lệnh cấp trên.
Vậy, câu trả lời là ngay lúc này, ngay bây giờ, vì yêu cầu phát triển của đất nước, lợi ích quốc gia, quyền lợi chính đáng của hàng triệu lượt hành khách trong và ngoài nước và cũng là cách để thực hiện đúng kỷ cương phép nước.
Giao đất sân golf cho việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có ý nghĩa to lớn, và ý nghĩa to lớn nhất là giao lại cho chính quyền niềm tin của nhân dân.
Niềm tin của nhân dân trong hành động hủy bỏ hoạt động sân golf, nhà hàng, khách sạn trên đất này để giao đất mở rộng sân bay cũng chính là ổn định an ninh quốc phòng.
Dứt khoát như vậy!
Theo Danviet
Cấp cứu kịp thời hành khách người Thái Lan bị co giật tại sân bay Một nam hành khách mang quốc tịch Thái Lan bị co giật khi đang chờ nối chuyến từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM đi Fukuoka - Nhật Bản, được nhân viên hàng không và y tế sân bay hỗ trợ kịp thời. Khu vực cách ly sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM Cụ thể, nam hành khách N.N...