Sân bay Singapore lắp nhà vệ sinh không tiếp xúc và dùng robot vệ sinh để chống Covid-19
Sân bay Singapore Chang Changi đang thử nghiệm và thực hiện một loạt các biện pháp chống virus mới khi chuẩn bị nối lại dần các chuyến bay thế giới hậu Covid-19.
Các ki-ốt check-in cảm ứng gần được phủ chất khử trùng chống vi khuẩn, màn hình acrylic mới cho nhân viên quầy, robot làm sạch tự động với các phụ kiện phun sương và nhà vệ sinh không tiếp xúc là một số biện pháp sân bay đưa ra để tăng mức độ vệ sinh và giảm lây truyền vi-rút, theo thông cáo báo chí.
Một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới về lưu lượng hành khách quốc tế, Changi giống như hầu hết các sân bay trên toàn cầu đã bị đưa vào tình trạng gần như bế tắc bởi sự bùng phát virus đã tàn phá ngành du lịch.
Trong những bước đầu tiên dự kiến mở cửa trở lại, Singapore tháng trước đã ký một thỏa thuận với 6 thành phố và tỉnh của Trung Quốc dành riêng cho du khách kinh doanh.
Thị quốc cũng đang đàm phán để thành lập “bong bóng du lịch” (travel bubbles) với một số quốc gia bao gồm Malaysia, New Zealand và Hàn Quốc.
Robot - từ đồng minh đến kẻ thù
Robot được coi là giải pháp hiệu quả giúp con người hạn chế tiếp xúc, nhưng chúng có thể bị nhiều người coi như kẻ thù vì khiến họ mất việc.
Đội quân robot đang được triển khai ở nhiều nơi như phục vụ bia trong một quán bar ở Seville, cung cấp nước rửa tay tại trung tâm mua sắm ở Bangkok, giao hàng ở Washington, hay tuần tra ở Singapore.
Robot nhắc người dân giãn cách ở Singapore.
Robot và máy bay không người lái cũng có thể thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm thay con người. Thông qua kết nối tốc độ cao 5G, chúng có thể được điều khiển từ xa, tham gia đột kích các tòa nhà hoặc tấn công đường hầm dễ bị phục kích.
"Với những nhiệm vụ có thể gây nguy hiểm cho con người, robot có thể được sử dụng", Cyril Kabbara, đồng sáng lập Sharks Robotics, nói.
Robot Colossus của công ty này đã tham gia cứu Nhà thờ Đức Bà Paris trong vụ hoả hoạn năm 2019, đồng thời được nâng cấp để giúp tẩy độc chì sau sự cố. Vụ cháy đã khiến tro bụi của 460 tấn chì phát tán vào không khí.
"4-5 năm trước, khi chúng tôi giới thiệu Colossus, các lính cứu hoả còn cười nhạo và nói rằng robot này sẽ cướp đi công việc của họ", Kabbara nói. Nhưng sau đó, Colossus đã được triển khai trong hoạt động cứu hoả của Paris và Marseille.
Trong Covid-19, nhiều nhà máy có thể tiếp tục hoạt động thay vì phải đóng cửa nhờ robot, trong khi công nhân nhìn thấy rõ công việc của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào.
"Nhiều người đã sai lầm khi nghĩ công nghệ tự động hoá khó có thể lấy đi việc làm của các lao động trong lĩnh vực sản xuất", nhà kinh tế học Carl Frey tại Đại học Oxford nói.
Ông lấy ví dụ ở Trung Quốc, nơi đang liên tục triển khai robot công nghiệp, khiến cho 12,5 triệu việc làm bị mất đi trong năm 2013 - 2017. Riêng năm 2018, 650.000 robot được đưa vào hoạt động tại nước này.
Robot phát khẩu trang và nước rửa tay ở Ấn Độ.
Trong đại dịch, hội chứng sợ robot (robophobia) càng tăng cao ở quốc gia đông dân nhất thế giới, theo khảo sát của Đại học IE (Tây Ban Nha). Trước đây, tỷ lệ phản đối việc tự động hoá là 27%, nhưng đã tăng lên 54% trong đại dịch. Tương tự, người Pháp cũng có phản ứng tiêu cực với robot khi có đến 59% những người tham gia khảo sát ủng hộ việc nên hạn chế tự động hoá.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người trẻ và trình độ học vấn thấp thường có thái độ thù địch với robot. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các giải pháp trí tuệ nhân tạo, ngay cả giới nhân viên văn phòng cũng đang đối mặt với nguy cơ mất việc vì AI và robot.
"Không có nhóm lao động nào hoàn toàn miễn nhiễm trước xu hướng này", nhà nghiên cứu Mark Muro của Viện Brookings nói.
Robot chó nhắc người dân Singapore giãn cách xã hội Thay vì sủa ầm ĩ, những chú chó robot tại Singapore lịch sự đề nghị người đi bộ, đạp xe tại công viên giãn cách theo quy định. Chú chó robot SPOT được triển khai tại công viên Singapore từ 8/5. Những chú chó robot 4 chân điều khiển từ xa do Boston Dynamics phát triển được triển khai lần đầu tại công...