Sân bay Hà Lan tuyển dụng lợn để bảo vệ máy bay
Một sân bay ở Hà Lan đã quyết định thuê lợn về làm việc và chúng có nhiệm vụ là ăn để bảo vệ an toàn cho các máy bay.
Những con lợn tại sân bay ở Amsterdam, Hà Lan (Ảnh: Guardian).
Sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan đã thuê 20 con lợn về làm việc trong một dự án nhằm giúp giảm các vụ chim đâm vào máy bay tại đây.
Các vụ va chạm giữa phi cơ và các con chim kích thước lớn, ví dụ như ngỗng trời, có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt nếu con vật bị vướng vào động cơ.
Sân bay Schiphol đã ghi nhận 150 vụ chim đâm phải máy bay vào năm 2020 và dự án dùng lợn là một trong các biện pháp mà sân bay này đang thực hiện thí điểm để làm giảm con số trên.
Cụ thể, đàn lợn sẽ được thả vào khu đất rộng 2 héc-ta nằm giữa 2 đường băng sân bay. Công ty kinh doanh gia súc Buitengewone Varkens là bên cung cấp số lợn này sau khi phía sân bay liên lạc.
Video đang HOT
Các con lợn sẽ tới khu vực còn sót lại thực phẩm sau vụ thu hoạch củ cải đường và chúng sẽ ăn hết những thứ này. Đây vốn là khu vực thu hút ngỗng và các loài chim khác tới.
Lợi ích đầu tiên là đàn lợn sẽ khiến khu vực này trở nên ít hấp dẫn với các con chim vì thức ăn sẽ cạn dần. Ngoài ra, vốn là loài ăn thịt, lợn cũng có thể bắt ngỗng khi chúng đáp xuống khu vực sân bay để nghỉ ngơi.
Mặc dù lợn có thể không thể đủ nhanh nhẹn để bắt được ngỗng, việc chúng lao tới có thể sẽ khiến những con chim bay đi. Lợn có thể đóng vai trò như bù nhìn di động.
Đại diện công ty Buitengewone Varkens thừa nhận, việc sân bay yêu cầu họ triển khai lợn tới bảo vệ an ninh thực sự khá “kỳ quặc”.
Sân bay Schiphol cho biết, mức độ thành công của dự án sẽ được đo đạc dựa vào việc phân tích hoạt động của chim ở khu vực khi lợn xuất hiện.
Ngoài dùng lợn, sân bay cũng sử dụng công nghệ như tia laser, âm thanh để kiểm soát chim. Sân bay dự tính sẽ trồng loại cỏ đặc biệt để các con chim không còn cảm thấy đây là khu vực hấp dẫn để đậu xuống.
Sân bay hiện đang thu thập dữ liệu và xem xét. Quyết định có thuê lợn lâu dài hay không dự kiến sẽ được đưa ra vào đầu năm tới.
Tàu sân bay Anh tập trận chung với chiến hạm Nhật - Mỹ - Hà Lan
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh tập trận với tàu Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, với sự tham gia của các tàu khu trục khác của Mỹ và Hà Lan.
Nhóm tàu tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu sân bay HMS Queen dẫn đầu (Ảnh: Twitter).
Đầu tuần này, lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dẫn đầu đã tham gia cuộc diễn tập hải quân đầu tiên với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) ngoài khơi đảo Okinawa, một phần trong nỗ lực cùng Mỹ và các đồng minh nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đây là lần đầu tiên tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh tập trận với JMSDF gần quần đảo của Nhật Bản. Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 24/8, với sự tham gia của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, tàu khu trục HMS Defender và HMS Kent của Anh, được hộ tống bởi chiến hạm HNSMS Evertsen của Hà Lan, tàu USS The Sullivans và USS New Orleans của Mỹ, cùng với tàu khu trục Asahi của Nhật Bản.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-35 của Anh và Mỹ, các máy bay chiến đấu F-15 thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Không quân Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Nhật Bản Yasushige Konno cho biết, việc tham gia một cuộc tập trận chung với các quốc gia với tiêm kích F-35 có ý nghĩa rất lớn. Mỹ và Anh là những quốc gia duy nhất sử dụng loại máy bay này mặc dù Nhật Bản cũng đã mua một số máy bay F-35 và dự kiến sẽ vận hành khoảng 42 chiếc F-35B, loại có khả năng cất cánh thẳng đứng và cất cánh từ tàu sân bay hạng nhẹ Izumo nâng cấp của Nhật Bản, trong tương lai.
"Tăng cường hợp tác với các quốc gia cùng chia sẻ giá trị chung là điều rất quan trọng, bất chấp khoảng cách về mặt địa lý", ông Konno nói.
Thông điệp mang tính biểu tượng
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth rời cảng Portsmouth, Anh vào ngày 24/5, tham gia tập trận với các đối tác NATO ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Nhóm tàu của Anh do HMS Queen Elizabeth dẫn đầu đã đi qua Ấn Độ Dương vào đầu tháng 7, tham gia tập trận cùng Hải quân Ấn Độ trước khi đi qua Singapore và đến Biển Đông để tham gia tập trận tự do hàng hải cùng với lực lượng quân sự của Mỹ.
Hạm đội Anh đã cập cảng Guam trước khi tập trận với Nhật Bản và sau đó sẽ tham gia cuộc tập trận Bersa Lima 21 với các tàu của Australia, New Zealand, Malaysia và Singapore trước khi hoàn thành đợt triển khai kéo dài 7 tháng này.
Ông James Brown, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Temple (Mỹ), cho rằng địa điểm diễn tập lần này "không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên". "Mối quan tâm cơ bản của Anh là Biển Đông và rõ ràng Okinawa là vùng lãnh thổ của Nhật Bản gần nhất với khu vực đó", ông nói.
Theo chuyên gia trên, với Nhật Bản, đây là một phần trong chiến lược phát triển rộng lớn hơn của chính sách an ninh quốc gia. Cho đến gần đây, Nhật Bản gần như dựa hoàn toàn vào Mỹ trong việc đảm bảo an ninh, nhưng giờ đây họ đã quyết định cần phải bổ sung năng lực cho chính mình. Chuyên gia Brown cho rằng, Trung Quốc có thể đang theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận này.
Sau cuộc tập trận, nhóm tấn công của Anh dự kiến sẽ tham gia diễn tập với các đơn vị hải quân và không quân Hàn Quốc vào tuần tới, từ ngày 30/8 đến ngày 1/9, tập trung vào các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Theo các chuyên gia, cuộc tập trận này có thể khiến Triều Tiên "nóng mặt". Bình Nhưỡng đã lên án các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Hàn và cho rằng đây là động thái "đùa với lửa".
Pháp yêu cầu người trên 65 tuổi trình chứng nhận liều tiêm tăng cường Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/11 cho biết những người trên 65 tuổi ở nước này sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận về liều tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19 nếu muốn tới các nhà hàng, tham dự các sự kiện văn hóa và đi tàu liên tỉnh. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Garlan, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...