Samsung vô hiệu hóa hàng loạt TV bị mất trộm
Hàng loạt TV Samsung bị lấy cắp trong một cuộc bạo loạn diễn ra ở Nam Phi, nhưng công ty Hàn Quốc đã giải quyết bằng cách khóa chúng từ xa.
Samsung muốn áp dụng rộng rãi công nghệ khóa từ xa
Theo The Register , ngày 8.7, cuộc bạo loạn nổ ra ở tỉnh KwaZulu-Natal – quê hương của cựu Tổng thống Jacob Zuma đã tạo cơ hội cho đám đông ùa vào trung tâm mua sắm và các cửa hàng để ăn cắp thực phẩm, đồ điện tử, đồ gia dụng… Ngày 11.7, kho hàng của Samsung tại thị trấn Cato Ridge bị tấn công, mất trộm hàng loạt TV thông minh ( smart TV). Đến ngày 18.7, bạo loạn mới kết thúc.
Video đang HOT
Gần đây, Samsung tuyên bố sẽ khóa từ xa tất cả TV bị mất cắp trong vụ bạo loạn, ngay khi chúng được kết nối với internet. TV Samsung được trang bị ứng dụng TV Block có khả năng kết nối máy chủ Samsung. Sau khi bắt được internet, ứng dụng sẽ tự động báo cáo số sê-ri về cho nhà sản xuất. Nhờ vậy, Samsung có thể phát hiện chiếc TV bị đánh cắp và vô hiệu hóa tất cả tính năng của chúng.
Trong trường hợp bị Samsung khóa nhầm, khách hàng có thể liên lạc với công ty, cung cấp hóa đơn mua hàng và giấy phép TV để được khôi phục dịch vụ. “Gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc nhấn mạnh họ chỉ vô hiệu hóa các TV bị lấy cắp từ kho hàng, không giải quyết các trường hợp mất trộm khác.
Mike Van Lier – giám đốc bộ phận điện tử tiêu dùng tại Samsung Nam Phi cho biết: “Để phù hợp với tôn chỉ dùng sức mạnh công nghệ giải quyết các thách thức xã hội, chúng tôi sẽ liên tục phát triển và mở rộng các sản phẩm chiến lược trong bộ phận điện tử tiêu dùng, thêm vào khả năng bảo mật đạt chuẩn quốc phòng cùng các công cụ cách tân, tiên tiến. Công nghệ này sẽ có tác động tích cực vào thời điểm hiện tại, có thể được áp dụng rộng rãi cho khách hàng và cả ngành công nghiệp trong tương lai”.
Dù vậy, những lời cuối của Samsung lại tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Một số khách hàng lo rằng Samsung có thể lợi dụng tính năng này để vô hiệu hóa bất kỳ TV nào từ xa mà không đưa ra lý do chính đáng.
Xiaomi khó đánh bại Samsung
Xiaomi phải lọt top 2 thương hiệu smartphone tại mọi thị trường lớn nếu muốn đoạt ngôi của Samsung.
CEO Xiaomi Lei Jun mới đây bày tỏ tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong 3 năm. Điều đó đồng nghĩa Xiaomi sẽ phải đánh bại công ty Hàn Quốc Samsung. Mục tiêu của Xiaomi giống với Huawei vài năm trước, trước khi "ông lớn" Trung Quốc dính hàng loạt lệnh cấm vận của Mỹ và lao dốc không phanh. Xiaomi cùng một số thương hiệu đồng hương khác được "hưởng lợi" từ điều này.
Khi Xiaomi theo đuổi thị trường smartphone cao cấp, công ty ghi nhận một số thành công nhất định. Năm 2020, Xiaomi vượt qua Huawei trở thành thương hiệu smartphone Trung Quốc dẫn đầu thế giới. Trong quý II/2021, Xiaomi cũng qua mặt Apple, đứng thứ hai thị trường smartphone toàn cầu với 17% thị phần, theo hãng nghiên cứu Canalys. Trong quý này, Xiaomi còn đứng đầu thị trường châu Âu với doanh số gần 13 triệu máy, tương đương 25% thị phần, theo Strategy Analytics.
Giám đốc Nghiên cứu IDC Trung Quốc Wang Xi cho rằng, nếu Xiaomi muốn duy trì vị trí hiện tại và hướng đến chỗ đứng cao hơn, một mặt, họ cần tiếp tục quảng bá toàn diện sản phẩm trên phạm vi toàn cầu, mặt khác, họ phải tập trung thúc đẩy smartphone cao cấp tại thị trường nước ngoài. Đây chính là chiến lược đã giúp Samsung tại vị lâu như vậy. Dù nổi tiếng với dòng Galaxy đắt tiền, họ cũng bán rất nhiều smartphone giá rẻ.
Theo các chuyên gia, trở thành thương hiệu smartphone đầu bảng "nằm trong tầm với" của Xiaomi, đặc biệt nếu củng cố được vị trí tại Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh tại nước ngoài, ngay cả khi Xiaomi giành chiến thắng hiếm hoi tại Mỹ đầu năm nay khi thoát khỏi danh sách cấm vận thương mại.
Dữ liệu của Canalys chỉ ra doanh số smartphone thường niên của Samsung vào khoảng 300 triệu USD trong 2 năm qua, còn Xiaomi là hơn 200 triệu. Để lấp đầy khoảng trống, thị trường Trung Quốc rất quan trọng. Doanh số Xiaomi tại quê nhà là khoảng 40 triệu máy mỗi năm, để tăng gấp đôi cần nhiều thời gian. Ngoài ra, Xiaomi còn có cơ hội tại Trung Đông và Châu Phi.
Công ty hầu như chưa hiện diện tại Mỹ, thị trường quan trọng nhất. Nếu không thể giành thị phần tại Mỹ, họ cần phải lọt top 2 thương hiệu smartphone tại mọi thị trường trọng điểm khác, bao gồm Trung Quốc, nơi đang bị Vivo và Oppo bám sát nút.
Nổi tiếng với smartphone giá bình dân chất lượng tốt, Xiaomi bắt đầu quan tâm hơn đến smartphone cao cấp từ 3 năm trước khi phát triển Mi 10 5G. Thiết bị ra mắt năm 2020 với giá 617 USD. Bất chấp dịch bệnh, công ty đã bán được 5,77 triệu Mi 10 tính đến tháng 8/2021, cao gấp đôi mục tiêu 2 triệu máy. Từ đó, hãng tiến sâu hơn vào phân khúc cao cấp khi giới thiệu Mi 11 Ultra.
Trong sự kiện mới nhất, ông Lei nói con đường cao cấp của Xiaomi chỉ mới bắt đầu và họ sẽ đầu tư bằng bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, ông thừa nhận vẫn còn đường dài phải đi và ưu tiên hàng đầu hiện nay là củng cố vị trí số 2 thế giới.
Samsung tiếp tục dẫn đầu thị trường TV toàn cầu Samsung tiếp tục dẫn đầu thị trường TV toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2021 trong khi TCL soán ngôi Xiaomi tại Trung Quốc Báo cáo mới đây về lượng xuất xưởng của những thương hiệu TV toàn cầu cho biết tổng cộng đã có 98,3 triệu TV thông minh đã được xuất xưởng trong nửa đầu năm 2021, tăng trưởng 6,8%...