Samsung và SK Hynixtìm kiếm khách hàng mới để thay thế Huawei
Trước áp lực sụt giảm doanh thu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei, Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới để thay thế.
Theo dự báo, các lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong quý 4 của hai gã khổng lồ bán dẫn của Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix. Do đó, hiện tại họ đang nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh nhằm bổ sung cho nguồn thu bị mất từ đối tác Huawei.
SK Hynix nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới để thay thế Huawei
Huawei là một trong những khách hàng hàng đầu của Samsung và SK Hynix, trong đó, Huawei chiếm 3,2% doanh thu hàng năm của Samsung, tương đương 7,37 nghìn tỷ won và chiếm 11,4% tương đương 3 nghìn tỷ won doanh thu của SK Hynix vào năm ngoái. Hiện Samsung và SK Hynix đã nộp đơn xin giấy phép từ chính phủ Mỹ để bán DRAM và chip NAND flash cho Huawei, tuy nhiên đến nay phía Mỹ vẫn đang xem xét và chưa phê duyệt.
Một quan chức trong ngành công nghiệp bán dẫn cho rằng: “Samsung và SK Hynix sẽ phải tìm các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính khác để thay thế cho Huawei nếu Mỹ từ chối cấp giấy phép cho họ…nhưng hai nhà sản xuất chip nhớ Hàn Quốc sẽ có thể phục hồi trong trung và dài hạn”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của công ty chuyên sản xuất bộ nhớ máy tính của Mỹ – Micron Technology, ông Sanjay Mehrotra cho biết, Huawei là khách hàng lớn nhất của Micron và công ty sẽ cần thời gian để bù đắp cho các đơn đặt hàng bị mất. Micron Technology cũng đã nộp đơn xin giấy phép lên chính phủ Mỹ, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được giấy phép này.
Những người theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn cho rằng, sẽ mất khoảng sáu tháng để tìm ra các giải pháp thay thế khả thi, nhằm lấp đầy khoảng trống do Huawei để lại. Samsung và SK Hynix dự kiến sẽ công bố thu nhập quý 3 tốt hơn dự báo trước đó, nhưng tổng thể lĩnh vực bán dẫn dự kiến sẽ xấu đi trong quý 4 này.
Kịch bản giảm giá trong thời gian qua chủ yếu là do Huawei đã tích trữ hàng tồn kho DRAM trước khi các lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 9, cũng như sự gia tăng nhu cầu về PC và máy chơi game trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Mới đây, chính phủ Mỹ đã công bố những lệnh cấm mới đối với các công ty Mỹ cung cấp bán dẫn cho Huawei, có nghĩa là công ty công nghệ Trung Quốc sẽ không thể mua bất kỳ chất bán dẫn nào được sản xuất theo công nghệ của Mỹ, gần như tất cả các chip được sản xuất trên toàn thế giới.
Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce ước tính giá DRAM sẽ giảm từ 13% đến 18% trong quý 4 này.
Trong khi đó, Kim Young-gun, nhà phân tích tại Tập đoàn tài chính Mirae Asset có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết: “Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên nền tảng đám mây và máy chủ đang cố gắng giảm lượng tồn kho DRAM của họ và sẽ rất khó để tạo ra sự thay đổi trong quý 4 từ nguồn cung dư thừa DRAM trên thị trường”.
Huawei như thể "chết đuối vớ được phao" khi hay tin AMD kiếm được giấy phép của Mỹ
Dù chỉ mới có AMD may mắn kiếm được giấy phép của chính phủ Mỹ nhưng Huawei đã vui như thể kiếm được vàng
Huawei đang phải vật lộn với hàng dài lệnh cấm từ chính phủ Mỹ và áp lực tìm kiếm nguồn cung vì các đối tác thân thuộc đều từ chối cung cấp linh kiện cho Huawei do e ngại không thể xin được giấy phép của chính phủ Mỹ, thậm chí có thể trở thành mục tiêu tiếp theo giống như Huawei lúc nào không hay.
Gần đây nhất, các công ty như Samsung, SK Hynix, TSMC hay một số đối tác Trung Quốc đã âm thầm dừng cung cấp linh kiện cho Huawei, khiến hãng công nghệ Trung Quốc như đứng trên đống lửa.
Nhưng có vẻ như mọi thứ chưa phải dấu chấm hết cho Huawei khi vẫn còn đó những hy vọng le lói dù khá muộn nhưng đáng chờ đợi.
Forrest Norrod, Phó chủ tịch cấp cao tại AMD mới đây xác nhận, công ty đã xin được giấy phép cung cấp sản phẩm của mình cho một số công ty thuộc danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.
Giấy phép này gần như "tấm thẻ thông hành" giúp đảm bảo việc tiếp cận các công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách đen. Norrod khẳng định, công ty luôn tuân thủ mọi quy định của chính phủ Mỹ.
Khá đáng tiếc khi Norrod không tiết lộ tên một số công ty mà AMD được phép hoạt động kinh doanh. Do đó không rõ liệu AMD có thể tiếp tục bán chip cho Huawei hay không.
Nhưng ngay cả khi giấy phép trên chưa bao hàm Huawei, tiết lộ của AMD phần nào cho thấy, Mỹ đang cấp giấy phép kinh doanh cho những công ty của Mỹ hoặc trên thế giới (dùng công nghệ Mỹ) tiếp tục hợp tác với các công ty trong danh sách đen. Vì vậy sớm hay muộn, giấy phép có thể được cấp cho các công ty đang hợp tác với Huawei. Đây chắc chắn là một tín hiệu đáng mừng.
Hiện tại nhiều gã khổng lồ công nghệ của Mỹ đã bắt đầu các chiến dịch vận động hành lang nhằm yêu cầu chính phủ Mỹ xem xét lại các hạn chế đối với Huawei. Các công ty công nghệ này đặc biệt nhấn mạnh lệnh cấm của chính phủ đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty Mỹ ở nhiều khía cạnh.
Samsung ngừng bán chip cho Huawei từ 15/9 Do lệnh cấm của Mỹ, Samsung và các nhà sản xuất chip Hàn Quốc khác sẽ phải tạm dừng bán hàng cho Huawei. Vào tháng 8, Mỹ cấm các nhà sản xuất bán dẫn dùng thiết bị, phần mềm, thiết kế xuất xứ Mỹ bán hàng cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Mỹ đưa Huawei và hàng trăm công ty...