Samsung T7 SSD tích hợp cảm biến vân tay lên kệ, giá từ 110 USD
Ổ SSD hấp dẫn với khóa vân tay mà Samsung giới thiệu tại CES hồi đầu năm nay cuối cùng cũng chính thức lên kệ với giá khởi điểm 110 USD.
Người dùng đã có thể mua ổ T7 SSD từ Samsung với dung lượng lên đến 2 TB
Theo Engadget, Samsung T7 SSD là thiết bị lưu trữ cho đối tượng doanh nghiệp với khả năng lưu trữ dung lượng lên đến 2 TB. Mặc dù cảm biến vân tay của nó có lẽ là tính năng bắt mắt nhất nhưng sản phẩm cũng cung cấp tùy chọn bảo vệ bằng mật khẩu. Bên cạnh đó, Samsung cũng nhấn mạnh vào khả năng tương thích và truyền dữ liệu nhanh chóng của ổ đĩa.
Samsung T7 SSD được đóng gói với cáp USB-C to C và USB-C to A, vì vậy người dùng có thể sử dụng nó để lưu trữ ảnh, video và các dữ liệu khác từ máy tính, điện thoại và thậm chí cả máy chơi game. Nó có tốc độ truyền 1.050 MB/giây và theo Samsung, đủ nhanh để di chuyển 10 GB video 4K UHD chỉ trong hơn 8 giây hoặc 200 bức ảnh dung lượng 10 MB chỉ trong hơn 2 giây. Điều này nhanh hơn so với SSD T5 – một trong những SSD di động tốt nhất trên thị trường hiện tại cũng của Samsung.
Với Samsung T7 SSD, người dùng có thể mua các phiên bản màu đỏ ánh kim, xanh chàm và xám titan từ trang web của Samsung, Amazon và Best Buy. Phiên bản 2 TB sẽ có giá 370 USD nhưng người dùng có thể mua các phiên bản dung lượng thấp hơn là 1 TB với giá 200 USD hoặc 500 GB với giá 110 USD.
Ổ cứng của bạn sẽ chết theo thời gian và đây là cách bảo vệ
Các loại ổ cứng không an toàn như chúng ta tưởng, do một hiện tượng được gọi là bit rot hay suy thoái dữ liệu.
Lưu trữ trên máy tính có thể là một điều tốt, cũng là một điều xấu. Chúng ta có thể lưu trữ hàng terabyte hình ảnh, tài liệu và nhiều thứ khác tại nhà. Nhưng nơi lưu dữ liệu đó không an toàn như chúng ta tưởng, do một hiện tượng được gọi là bit rot hay suy thoái dữ liệu.
Video đang HOT
Ổ cứng và SSD không sống mãi mãi
Hãy thử tưởng tượng lấy ổ cứng và SSD giấu đi cùng với một cuốn sách trong thời gian khoảng 100 năm. Kết quả ra sao? Nếu như không nhầm, cuốn sách vẫn hoàn toàn có thể đọc được, còn đối với những chiếc ổ cứng này thì lại phụ thuộc vào độ may mắn của bạn.
Điều đó không chỉ bởi các ổ lưu trữ thông thường có thể bị lỗi phần cứng. Dù chúng ta đang nói về SSD hay các ổ cứng cơ học kiểu cũ, những ổ đĩa này bị giới hạn khả năng duy trì dữ liệu khi không hoạt động. Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa là bạn phải bật máy tính xuyên đêm vì nỗi sợ mất dữ liệu, thế nhưng, việc cất các ổ đĩa này vào tủ trong nhiều thập kỷ không phải là một ý tưởng tốt.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đục đẽo số 1 và 0 lên đá. Hơn nữa, nếu mọi người đột nhiên đều in mọi file của mình ra giấy, số lượng cây trên Trái Đất sẽ mau chóng lụi tàn. Vậy chúng ta cần phải làm gì với các ổ đĩa lưu trữ và dữ liệu trên đó khi có thời hạn sử dụng hạn chế? Thực tế, điều bạn cần làm là cứ làm đúng những gì bạn đã và đang làm.
Các ổ đĩa lưu trữ dữ liệu và chúng suy giảm như thế nào
Các ổ đĩa cứng sử dụng từ tính để lưu trữ những bit dữ liệu (tất cả chúng đều chỉ là số 1 và 0) trong nhiều cụm. Theo thời gian, các bit này có thể bị lật, dẫn đến việc hỏng dữ liệu nếu việc lật này xảy ra đủ mức. Để chống lại điều này, các ổ cứng đều có mã tự sửa lỗi (ECC) nhằm tìm kiếm các bit bị sai khi dữ liệu được đọc từ ổ đĩa. Nếu phát hiện lỗi, ổ cứng sẽ tự sửa nó nếu có thể.
Các ổ đĩa thể rắn (SSD) không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào như ổ đĩa cứng. Chúng sử dụng một phương pháp khác để lưu trữ bit. Những ổ đĩa này sử dụng một lớp cách điện để chặn các electron tích điện bên trong các bóng bản dẫn siêu nhỏ nhằm phân biệt giữa 1 và 0.
Có nhiều thứ hơn thế, nhưng điều này cung cấp cho chúng ta một ý tưởng cơ bản về cách mà 2 loại lưu giữ dữ liệu như thế nào. Và giờ, chúng ta cùng xem bằng cách nào mà chúng có thể mất đi dữ liệu thông qua bit rot. Với các ổ đĩa cứng (HDD), như đã đề cập ở trên, các bit đã được lưu có thể lật những cực từ của chúng. Nếu chúng lật đủ mà không sửa được, điều đó có thể dẫn đến bit rot. Trong khi đó, các ổ đĩa thể rắn (SSD) bị mất dữ liệu khi lớp cách điện xuống cấp và những electron tích điện bị rò rỉ.
Thời gian bit rot xảy ra trong thực tế lại phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Các ổ đĩa cứng có khả năng tồn tại dữ liệu nguyên vẹn trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi bị tắt nguồn. Còn đối với SSD, chúng sẽ bị mất dữ liệu trong vòng một vài năm khi giữ ở trạng thái tương tự. Thực tế, có nhiều báo cáo cho rằng, nếu được cất ở một vị trí nóng bất thường, dữ liệu trên ổ SSD có thể bị xóa sạch nhanh hơn.
Khi được cấp nguồn, các ổ đĩa này lại có một câu chuyện hoàn toàn khác. Chúng thường tồn tại cho đến khi gặp phải các vấn đề điển hình, chẳng hạn như những lỗi phần cứng hoặc khi SSD đạt chu kỳ đọc/ghi tối đa. Chúng có thể mất dữ liệu với những thứ thông thường, chẳng hạn như malware, hỏng firmware, tiếp xúc với nước hoặc bất kỳ vấn đề ngẫu nhiên nào khác không liên quan đến bit rot.
Cách để bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi Bit Rot
Thế một người dùng máy tính cần phải làm gì để tránh bit rot và những lỗi lưu trữ khác? Câu trả lời là có khá nhiều những thứ mà một chủ sở hữu máy tính "có trách nhiệm" cần làm ngay bây giờ.
Đầu tiên, hãy chú ý đến sức khỏe của các ổ đĩa mà bạn tích cực sử dụng. Một cách để làm điều đó là kiểm tra tình trạng S.M.A.R.T. (Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo).
Bạn cũng có thể thiết lập thời hạn giữ một ổ cứng hoặc SSD hoạt động. Trước đây, SSD không đáng tin cậy như ổ cứng khi sử dụng tích cực, nhưng điều đó không còn được tin tưởng quá rộng rãi như trước đây. Hầu hết mọi người đều có thể mong đợi một ổ SSD có thể tồn tại như một ổ cứng trung bình.
Một nguyên tắc chung là không nên sử dụng một ổ lưu trữ không quá 5 năm. Đó chỉ là ước tính và có thể dài hơn, nhưng tốt nhất vẫn là nên cẩn thận. Nếu bạn muốn lưu trữ lâu hơn, bạn sẽ cần có một chiến lược sao lưu đáng tin cậy.
Đầu tiên, hãy nói về việc cất giữ ổ đĩa. Nếu bạn lưu trữ những dữ liệu của mình trên một ổ cứng thông thường hoặc SSD và cất chúng trong tủ quần áo hoặc hộp ký gửi an toàn, hãy cố gắng cấp nguồn cho chúng và để chúng chạy theo một lịch trình thường xuyên. Điều này giữ cho chúng ở tình trạng tốt nhất và giảm khả năng bit rot hay nhiều vấn đề khác.
Đối với một ổ cứng, bạn sẽ cần phải cấp nguồn cho chúng ít nhất một lần 1 năm hoặc 2 năm nhằm ngăn chặn các bộ phận cơ học của ổ đĩa bị thu lại. Bạn cũng nên "làm mới" dữ liệu bằng cách sao chép chúng hoặc sử dụng một công cụ bên thứ ba như DiskFresh. Đối với SSD lại đơn giản hơn một chút, bởi chúng cần duy trì việc tích điện. Bạn có thể cung cấp năng lượng cho chúng trong một vài phút khoảng 2 lần một năm.
Một lựa chọn khác là xem xét các phương thức lưu trữ khác được xây dựng dựa trên mục đích,chẳng hạn như đĩa M Disc Blu-ray của Verbatim, được cho là có thể lưu giữ dữ liệu của họ trong 1.000 năm (dĩ nhiên, bạn sẽ chẳng thể kiểm chứng được điều đó). Chúng có các mức dung lượng khác nhau, từ 25GB, 50GB cho đến 100GB với mỗi đĩa. Tuy nhiên, tốc độ ghi của chúng thường khá chậm, thế nên, thời gian chuẩn bị cho quá trình lưu trữ này khá dài.
Cho dù chọn tùy chọn lưu trữ nào, hãy giữ nhiều bản sao dữ liệu lưu trữ ở những vị trí khác nhau để chắc chắn rằng bạn không bị mất bất cứ file nào.
Hãy sao lưu các file của mình
Sao lưu là điều mà nhiều người không muốn nghĩ đến, nhưng việc thực hiện nó lại dễ dàng hơn bao giờ hết. Nói chung, chiến lược sao lưu tốt nhất vẫn là tạo 3 bản sao dữ liệu. Bản đầu tiên là cái bạn sử udngj hằng ngày trên PC.
Bản thứ 2 là bản sao cục bộ bạn giữ trên một ổ đĩa sao lưu, có thể là ổ cứng ngoài hoặc hộp NAS. Windows 10 có tích hợp một tính năng gọi là File History, sẽ tự động sao lưu chiếc PC giúp bạn. Cũng có nhiều công cụ của bên thứ 3 khác có thể tạo ra bản sao lưu. Ngoài ra, bạn có thể sao chép các file và thư mục cá nhân của mình theo cách thủ công hằng ngày hoặc hằng tuần.
Giờ đây, bạn có 2 bản sao dữ liệu của mình, nhưng nếu có một đám cháy hoặc lũ lụt, hoặc cả 2 ổ đĩa đều bị hỏng cùng 1 lúc, bạn sẽ mất tất cả. Đó là lý do tại sao bạn nên có một bản sao lưu "ngoại vi".
Giải pháp đơn giản nhất là sử dụng các dịch vụ sao lưu đám mây, như Backblaze . Nếu quyền riêng tư là mối lo ngại lớn nhất, nhiều tùy chọn trong số này cho phép bạn mã hóa các bản sao lưu của mình nhằm ngăn nhà cung cấp dịch vụ không thể xem dữ liệu. Chẳng hạn, Backblaze cho phép bạn tạo một mật khẩu mã hóa của riêng mình. Tuy nhiên, nếu mất mật khẩu thứ 2, bạn sẽ mất quyền truy cập vào các bản sao lưu của mình.
Ba bản sao lưu của bạn ở nhiều nơi khác nhau là quá đủ để ngăn chặn việc mất dữ liệu, cho dù các ổ đĩa của bạn có bị bit rot hay một số thiên tai khác.
Minh Hùng
Nhà máy bị cúp điện 1 phút ngưng hoạt động 3 ngày, Samsung lại sắp khiến giá DRAM và SSD "biến động" Ngay ngày đầu năm, nhà máy của Samsung tại Hwaseong, Hàn Quốc đã bị cúp điện trong vòng 1 phút, dẫn tới hậu quả là phải đợi đến 2-3 ngày sau dây chuyền sản xuất mới hoạt động lại bình thường được. Đây là nhà máy sản xuất chip DRAM và bộ nhớ NAND, và nguyên nhân khiến nhà máy mất điện là...