Samsung sẽ thống trị thị trường smartphone 5G
Smartphone 5G của Samsung đang chiếm gần hai phần ba thị trường smartphone 5G trong quý III/2019.
Thị phần smartphone 5G Samsung đã giảm từ 84% trong quý II/2019 xuống 74% trong quý III/2019, nhưng doanh số smartphone 5G của công ty Hàn Quốc tăng từ 1,5 triệu lên 3,2 triệu máy. LG là nhà sản xuất smartphone 5G lớn thứ hai với 10% thị phần, doanh số đạt 400.000 máy.
Tech Radar cho rằng, cả Samsung và LG đều có lợi thế lớn nhờ mạng 5G thương mại được triển khai sớm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Samsung đã vươn lên vị trí dẫn đầu trên thị trường smartphone 5G nhờ chiến lược đa dạng hóa dòng sản phẩm tương thích công nghệ kết nối mới, cũng như hưởng lợi từ việc Huawei bị hạn chế hoạt động tại các quốc gia phương Tây.
Samsung đã sớm đầu tư để mở rộng dòng sản phẩm smartphone 5G, từ những mẫu smartphone trung cấp dòng A đến Galaxy Fold 5G.
Theo IHS Markit, Samsung Galaxy Note 10 5G là mẫu smartphone 5G ăn khách nhất, doanh số đạt 1,6 triệu máy trong quý III/2019.
“Samsung đã sớm đẩy mạnh đầu tư trong giai đoạn đầu của thị trường smartphone 5G”, Gerrit Schneemann, chuyên gia phân tích cấp cao của HIS Markit nhận định. “Samsung tận dụng thành công lợi thế tại thị trường Hàn Quốc để gia tăng doanh số. Công ty cũng nhanh chóng bổ sung các dòng smartphone 5G đa dạng hơn bất kỳ nhà sản xuất nào”.
Tổng doanh số smartphone 5G của các nhà sản xuất Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo chỉ đạt 700.000 máy trong quý III/2019, chiếm 17% thị phần smartphone 5G. Nguyên nhân bởi phần lớn thiết bị 5G Trung Quốc chỉ phân phối tại thị trường nội địa. Hơn nữa, người tiêu dùng nước này có xu hướng tìm mua các sản phẩm tầm trung, trong khi smartphone 5G hiện nay thuộc phân khúc cao cấp.
Dữ liệu của Smartphone Model Market Tracker cho thấy, giá trung bình của thiết bị 5G hiện là 994 USD, cao gấp ba lần so với mức giá trung bình của smartphone. Tuy nhiên, giá smartphone 5G sẽ giảm dần theo thời gian, khi các nhà sản xuất smartphone tìm cách mở rộng thị phần và các nhà cung cấp linh kiện nhắm tới phân khúc thấp hơn.
Video đang HOT
“Sự bùng nổ của công nghệ 5G cho phép các nhà sản xuất và nhà mạng ra thế hệ thiết bị di động mới với bộ tính năng không tương thích ngược. Ví dụ, smartphone 4G sẽ không thể kết nối với mạng 5G”, Schneemann nói thêm. “Đây là cơ hội để các nhà sản xuất nâng cấp trải nghiệm di động, đồng thời thay đổi hành vi của người dùng”.
IHS Markit dự báo, khoảng 13,5 triệu smartphone 5G được tiêu thụ vào cuối năm 2019 và sẽ tăng lên 253 triệu thiết bị 5G bán ra vào năm 2020.
Theo vnexpress
Trong khi Samsung đang giải phóng tồn kho chip NAND và DRAM cho thế giới thì Trung Quốc lại trữ hàng, gia tăng tồn kho
Mặc dù chu kỳ thị trường chip nhớ đang nằm trong giai đoạn đi xuống, Samsung vẫn tiếp tục đầu tư và đang trong quá trình đi vào sản xuất bộ nhớ giai đoạn 2 với những phát triển công nghệ bộ nhớ.
Chip nhớ flash NAND và DRAM của Samsung sẽ tiếp tục góp mặt trong các sản phẩm smartphone 5G và ổ cứng SSD của Intel.
Samsung đầu tư và nâng cấp sản xuất chip flash NAND và DRAM
Trong quý 3/2019, Samsung Electronics thông báo doanh thu bộ nhớ đạt 13.26 nghìn tỷ won (11.8 tỷ USD), tăng tuần tự 7.3% theo từng quý nhưng giảm 37% qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường bộ nhớ không có nhiều nguồn cầu.
Vậy mà, trong khi công ty sản xuất chip nhớ SK Hynix có kế hoạch cắt giảm vốn đầu tư vào sản xuất bộ nhớ trong năm 2019 và 2020, chi phí vốn của Samsung trong năm 2019 vẫn đạt đến 23.3 nghìn tỷ won (~20 tỷ USD), tương đương với mức đầu tư năm 2018.
Mức đầu tư tích lũy trong 3 quý đầu là 16.8 nghìn tỷ won và Samsung sẽ đầu tư thêm 12.2 nghìn tỷ won nữa trong quý 4. Ông trùm Hàn Quốc dự tính sẽ đầu tư phần lớn chi phí vốn (số tiền công ty dùng để duy trì tài sản cố định) của quý 4 vào cơ sở hạ tầng sản xuất bộ nhớ, bao gồm cả giai đoạn hai của nhà máy Samsung tại Tây An và Pyeongtaek. (Giai đoạn một bắt đầu sản xuất giữa năm 2017, phần lớn tạo ra chip NAND và một số lượng nhỏ DRAM. Giai đoạn hai kế hoạch đi vào sản xuất trong tầm tháng 3/2020, chủ yếu sản xuất chip DRAM).
Cả hai cơ sở đều được mong muốn trở thành nhà máy sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu vừa hạn và dài hạn. Đây chính là chiến lược dài hạn của Samsung nhằm tăng nguồn đầu tư bởi chu kỳ thị trường chip nhớ đang nằm trong giai đoạn đi xuống.
Lịch sử doanh thu chip flash NAND và DRAM Q1/2018 - Q3/2019
Lịch sử vận chuyển dữ liệu và giá bán trung bình (ASPs) của chip flash NAND và DRAM Q1/2018 - Q3/2019
Samsung sẽ tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi công nghệ của chip nhớ flash NAND và DRAM để giảm giá thành sản xuất và tăng khoảng cách với các công ty đối thủ.
Cuối năm 2019, phần trăm dung lượng DRAM 1Xnm của Samsung đạt gần 80%, cao hơn so với các đối thủ cùng lĩnh vực. Hơn thế nữa, thế hệ DRAM 1y-nm kế tiếp sẽ là sản phẩm chủ lực trong nửa đầu năm 2020.
Đối với chip nhớ flash NAND, Samsung cũng sẽ chuyển đổi công nghệ V-NAND 96 lớp thế hệ thứ 5 thành V-NAND 136 lớp thế hệ thứ 6 nhằm làm tăng mật độ bit và giảm giá chip đơn.
Vì sao Samsung vẫn kiên trì với sản xuất chip nhớ?
Thời gian sắp tới, smartphone 5G sẽ ngập tràn thị trường. Các hãng sản xuất điện thoại cũng đã bắt đầu tranh đua nhau tạo ra các sản phẩm smartphone 5G. Khi đó, nhu cầu của các hãng sản xuất điện thoại 5G đối với chip DRAM và NAND sẽ tăng bởi smartphone 5G cần DRAM có độ phân giải cao và tốn ít năng lượng.
Hiện nay, các data center đã được phục hồi và Intel vừa cho ra mắt CPU mới. Trong khi đó, ổ cứng SSD muốn chạy tốt đòi hỏi phải cho ra độ phân giải và hiệu suất cao. Yêu cầu này được chip nhớ flash NAND sản xuất bởi Samsung hỗ trợ rất tốt. Cùng lúc đó, số lượng người dùng bắt đầu sử dụng các ổ cứng SSD trong các PC cũng sẽ tăng một cách ổn định.
Theo Counterpoint, số lượng hàng tồn DRAM và NAND đang tiếp tục giảm. Tuy nhiên, có khả năng số lượng chip DRAM trữ trong kho sẽ lại tăng bởi các nhà sản xuất Trung Quốc đang bắt đầu lập kho hàng dự trữ để tránh bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại.
Mặc dù nhu cầu về bộ nhớ flash NAND và DRAM ngày càng tăng, Counterpoint ước tính giá bán trung bình (ASPs) của hai sản phẩm này có khả năng giảm nhẹ trong quý 4/2019. Tuy nhiên, giá bán lại có thể tăng lại vào quý 1/2020 nhờ các đơn hàng đặt trước thềm năm mới của Trung Quốc và các dòng smartphone 5G đang sắp ra mắt.
Tuy nhiên, yếu tố ngăn cản sự tăng giá chip nhớ chính là các kho hàng tồn đã được dự trữ sẵn bởi các công ty Trung Quốc.
Counterpoint khuyến khích các nhà cung cấp chip nhớ kiểm tra cẩn thận, xem các smartphone OEM có đặt hàng gấp đôi không, đồng nghĩa với việc số lượng chip cũng được đặt hàng gấp đôi để dự trữ.
(OEM - Original Equipment Manufacturer là thuật ngữ chỉ nhà sản xuất phụ tùng gốc. Hàng OEM là có nghĩa là nhà sản xuất A sản xuất một loại linh kiện nào đó (chẳng hạn như Intel sản xuất CPU) để cung cấp cho nhà sản xuất B tự tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của B. Thông thường, giá hàng hóa cung cấp theo dạng OEM thấp hơn giá sỉ).
Gần đây, thông tin rò rỉ về một chiếc điện thoại tầm trung 5G của Samsung có tên gọi là Galaxy A51. Đây là chiếc điện thoại nằm trong Galaxy A series 2020, sử dụng chip Exynos 980 do chính Samsung sản xuất. Dự kiến Galaxy A51 sẽ được "trình làng" vào năm 2020.
Theo Thế Giới Di Động
Samsung và Huawei chọn cách 'lạ' để bán siêu phẩm mùa cuối năm Ra mắt những smartphone cao cấp vào cuối năm nhưng đều có khó khăn riêng, cả Samsung lẫn Huawei đều đang lựa chọn những hướng đi lạ nhằm bán hàng. Năm 2019 thị trường smartphone chứng kiến nhiều biến động, trong đó có việc các smartphone màn hình gập ra mắt đầu năm nhưng tới cuối năm mới hoàn thiện để bán ra....