Samsung sẽ hợp tác với Microsoft và Google để ngăn chặn smartphone Galaxy bị hack
Các model smartphone Galaxy của Samsung hiện tích hợp các biện pháp bảo vệ như Samsung Knox và Secure Folder. Knox là một “kho” phần cứng chứa các thông tin người dùng nhạy cảm như mã PIN và mật khẩu.
Samsung Knox cũng cung cấp Wi-Fi và DNS an toàn và sử dụng các miền đáng tin cậy.
Tuy nhiên, phần mềm gián điệp tinh vi hơn có thể xâm nhập trực tiếp vào thiết bị mà không cần người dùng phải thực hiện bất kỳ hành động nào.
Apple gần đây đã giới thiệu chế độ Lockdown cho iPhone, iPad và Mac để ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy. Samsung sẽ làm việc với Google và Microsoft để phát triển các biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tương tự trong thời gian tới.
Không rõ liệu Samsung có đang phát triển một tính năng tương tự như chế độ Lockdown của Apple hay không. Trước đây, công ty đã tuyên bố rằng họ đang “tìm cách đưa công nghệ FIDO mới nhất vào các thiết bị càng sớm càng tốt”.
Tiêu chuẩn FIDO mới nhất cho phép người dùng đăng nhập vào các ứng dụng và trang web bằng cùng một dữ liệu đăng nhập (được lưu trữ cục bộ trên thiết bị) trên nhiều nền tảng, bao gồm ChromeOS, Windows và thậm chí cả macOS.
Hy vọng đây sẽ là một thông tin tích cực đối với nhiều người dùng smartphone Galaxy.
Internet Explorer vẫn chưa chết
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ, nhưng nhiều công ty nước này vẫn phải phụ thuộc vào một trình duyệt "đi sau thời đại" như Internet Explorer.
Hàn Quốc, một quốc gia có công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, vẫn còn tồn tại một vài giới hạn đối với người dùng khi họ duyệt web như không thể thanh toán trực tuyến với một số ngân hàng hay đăng nhập vào một vài website nhất định.
Video đang HOT
Trong những trường hợp này, trình duyệt Internet Explorer chính là vị cứu tinh của họ.
Nghịch lý của Hàn Quốc
Hôm 15/6, khi chính thức khai tử Internet Explorer, Microsoft cho biết hãng sẽ tự điều hướng người dùng sang trình duyệt Edge. Sau khi thông tin được công bố, nhiều ảnh chế đã xuất hiện trên Internet để kỷ niệm sự kiện này.
Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, Internet Explorer vẫn chưa phải là một trình duyệt chết vì một số ngân hàng và cơ quan chính phủ vẫn sử dụng nó như một công cụ không thể thiếu để phục vụ cho các hoạt động của mình.
Sau 27 năm, Microsoft đã chính thức ngừng hỗ trợ trình duyệt Internet Explorer từ ngày 15/6.
Thực tế này đã cho thấy một nghịch lý ở Hàn Quốc. Tuy nổi tiếng với công nghệ Internet tân tiến và hàng loạt thiết bị hiện đại nhưng xứ sở kim chi lại phụ thuộc vào một phần mềm "đi sau thời đại" với tốc độ tải trang chậm chạp, thường xuyên bị treo và không được cập nhật thường xuyên.
Hầu hết trang web ở Hàn Quốc đều hoạt động được trên tất cả trình duyệt. Trong đó, Google Chrome chiếm đến 54% lượng duyệt web trên cả nước. Internet Explorer chỉ chiếm chưa đầy 1%, theo số liệu từ Statcounter.
Tuy nhiên, ngay sau khi Microsoft thông báo khai tử Internet Explorer, quốc gia này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi phải tìm cách thay thế trình duyệt này.
Hồi tháng 5, chi nhánh của ngân hàng Standard Chartered tại xứ sở kim chi đã thông báo cho khách hàng rằng họ phải chuyển sang dùng trình duyệt Edge dưới "chế độ Internet Explorer" để truy cập vào dịch vụ Internet banking. Nhiều website khác của chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết một vài dịch vụ sẽ ngừng hoạt động nếu người dùng không dùng Edge.
Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm đã dựng mộ tưởng nhớ Internet Explorer tại quán cà phê ở Gyueongju.
Naver, một trong những công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc, đã ra mắt tính năng cho phép tải những trang web yêu cầu sử dụng Internet Explorer trên trình duyệt Whale của riêng mình.
Nhưng đến ngày trình duyệt của Microsoft biến mất, Kim Hyo, trưởng dự án Whale, nhận ra rằng nhiều website vẫn chưa thể sử dụng chế độ này. Theo ông, việc tái tạo những trang web gắn liền với Internet Explorer là một nhiệm vụ khó khăn, do đó, một vài trang đã không thể chuyển giao đúng thời hạn.
Thế độc tôn của Internet Explorer tại Hàn Quốc
Xứ sở kim chi bắt đầu phụ thuộc vào Internet Explorer từ những năm của thập kỷ 1990 khi trở thành kẻ tiên phong trong dịch vụ ngân hàng và mua sắm bằng Internet.
Để bảo mật những giao dịch trực tuyến, chính phủ quốc gia này đã ban hành các chứng chỉ kỹ thuật số có tên là ActiveX để xác minh danh tính người dùng trên trình duyệt. Vào lúc bấy giờ, tính năng này chỉ có thể sử dụng trên trình duyệt của Microsoft.
Do đó, việc sử dụng Internet Explorer là một điều bắt buộc, giúp trình duyệt này trở nên phổ biến khắp lãnh thổ quốc gia. Theo ước tính, Internet Explorer từng chiếm đến 99% thị phần ở Hàn Quốc vào giai đoạn 2004-2009.
"Ngôi mộ" của Internet Explorer trở thành điểm check in của nhiều người. Ảnh: NY Times.
"Chúng tôi trở thành kẻ duy nhất tồn tại trên thị trường", James Kim, Giám đốc Microsoft ở Hàn Quốc năm 2009-2015, nói. Ông cho biết Microsoft không hề có ý định độc quyền thị trường, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều tác vụ không thể hoạt động nếu thiếu Internet Explorer.
Kim Keechang, giáo sư ngành luật của Đại học Hàn Quốc, nói rằng trình duyệt của Microsoft đã duy trì thế độc tôn tại quốc gia này trong suốt những năm đầu thập niên 2000.
Điều này nghiêm trọng đến mức người Hàn Quốc dường như không biết bất cứ trình duyệt nào khác ngoài Internet Explorer. Năm 2007, Giáo sư Kim kiện Viện Tài chính Viễn thông Hàn Quốc, một trong 5 cơ sở cấp chứng nhận điện tử chính thức của nước này, vì không thể dùng trình duyệt khác để có chứng nhận điện tử.
Nhưng với sự xuất hiện của smartphone và sự tham gia của các ông lớn khác như Apple và Google, Hàn Quốc dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc này. Năm 2010, chính phủ nước này đã yêu cầu các website cung cấp chứng chỉ ActiveX cho 3 trình duyệt khác.
Song, thay đổi hệ sinh thái Internet của cả một quốc gia là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi các ngân hàng và doanh nghiệp đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống cũ.
Internet Explorer sẽ là trình duyệt mãi mãi được người dân Hàn Quốc ghi nhớ.
Đến năm 2015, Microsoft ra mắt trình duyệt Edge nhằm thay thế Internet Explorer, đồng thời ngừng hỗ trợ ActiveX. 3 năm sau, Chrome soán ngôi Internet Explorer, trở thành trình duyệt phổ biến nhất tại xứ sở kim chi.
Năm 2020, chính phủ quốc gia này đã thông qua bộ luật loại bỏ các chứng chỉ kỹ thuật số như ActiveX trên trình duyệt. Cùng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ Internet Explorer trên một vài dịch vụ của mình và thông báo sẽ khai tử nó.
Hồi tháng 6, Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm người Hàn Quốc, dựng mộ tưởng nhớ trình duyệt từng phổ biến một thời này. Anh đã chi 330 USD cho ngôi mộ và khắc logo chữ "e" cùng với dòng chữ: "Đây từng là công cụ tốt để tải trình duyệt khác".
Chia sẻ với New York Times, Jung cho biết Internet Explorer cũng gây cho mình không ít khó chịu. Tuy nhiên, anh cảm thấy nó đã đưa người Hàn Quốc tiếp cận với Internet từ những ngày đầu tiên nên xứng đáng được nói lời tạm biệt.
"Mặc dù dùng Internet Explorer rất phiền phức, nó vẫn là một trình duyệt có mục đích tốt. Tôi không thích cách mọi người thể hiện thái độ ruồng bỏ nó", Jung nói.
EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google Ngày 5/7, các nhà lập pháp EU thông qua hai đạo luật mang tính bước ngoặt để kiềm chế sức mạnh của các 'gã khổng lồ' công nghệ như Google, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft. Bên cạnh Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), các nhà lập pháp còn phê duyệt Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), yêu cầu các...