Samsung phát triển cảm biến ảnh Nonacell độ phân giải 150 megapixel, lại bán cho Xiaomi, Oppo, Vivo
Mới đây, tin đồn đang được lan truyền trên mạng xã hội Twitter cho biết Samsung đang phát triển một mẫu cảm biến máy ảnh dành cho các dòng điện thoại flagship mới với độ phân giải lên đến… 150 megapixel!
Nguồn tin này cho biết cảm biến mới sẽ có kích thước khoảng 1 inch và sử dụng công nghệ Nonacell tương tự như cảm biến ISOCELL Bright HM1 sử dụng trên Galaxy S20 Ultra.
Tin đồn còn cho biết thêm rằng Xiaomi sẽ là công ty bên thứ ba đầu tiên sử dụng cảm biến này cho một mẫu điện thoại flagship của hãng dự kiến sẽ ra mắt vào quý 4 năm 2020. Các công ty khác trong đó có Oppo và Vivo sẽ sử dụng mô-đun camera mới này của Samsung trong những mẫu điện thoại ra mắt vào quý đầu tiên của năm 2021. Cảm biến này được thiết kế để hoạt động cùng với con chip Qualcomm Snapdragon 875 chưa được công bố – và là “trái tim” của những mẫu điện thoại đầu bảng trong thời gian tới.
Nonacell có thể sẽ “vực dậy” cuộc chạy đua số “chấm” trên camera điện thoại
Do cảm biến này được cho là dựa trên công nghệ Nonacell, nên nó sẽ có khả năng kết hợp chín điểm ảnh (pixel) thành một điểm ảnh duy nhất để thu được nhiều ánh sáng hơn. Cũng do cảm biến này được cho sẽ có độ phân giải 150 megapixel, nên sau khi kết hợp các điểm ảnh lại, bức ảnh thành phẩm sẽ có độ phân giải khoảng 16 megapixel – so với những bức ảnh 12 megapixel được chụp bởi cảm biến ISOCELL Bright HM1 hiện tại.
Sẽ thật thú vị khi thấy công nghệ camera mới sẽ giúp Samsung dẫn đầu cuộc đua về số “chấm” trên cảm biến ảnh của họ. Trong vài năm qua, cuộc đua về độ phân giải camera đã dần nguội lạnh; song với sự xuất hiện của cảm biến Nanocell, điều đó sẽ dần trở lại – mặc dù nền tảng kĩ thuật phía sau có thể đã thay đổi.
Video đang HOT
Samsung có khả năng sẽ chỉ cung cấp mẫu cảm biến này cho các khách hàng tại Trung Quốc – tức là hãng công nghệ Hàn Quốc sẽ không có ý định sử dụng cảm biến này trên các mẫu flagship ra mắt trong nửa cuối năm nay của công ty như Galaxy Note 20 hay thậm chí là Galaxy S21 của năm sau. Song có lẽ Samsung cũng sẽ phát triển thêm một phiên bản khác của cảm biến này để “dùng riêng” trong tương lai.
Theo VN Review
Galaxy A51 và những rào cản khiến các đối thủ khó vượt qua
Để tạo nên sản phẩm gây tiếng vang như Galaxy A51 không phải là chuyện đơn giản với những kẻ bám đuổi, nhất là khi đang có quá nhiều rào cản ngăn trở như thế này.
Đâu là sản phẩm điện thoại thành công nhất giai đoạn đầu năm 2020 tại Việt Nam? Những con số đã chỉ ra rằng đó chính là Galaxy A51. Chỉ trong vòng 2 tháng ngắn ngủi, chiếc máy này đã phá vỡ nhiều kỷ lục doanh số trước đó ở phân khúc 8 -> 10 triệu, đạt doanh số 500 nghìn máy một cách ấn tượng. Thành công này đến từ sự đột phá và khác biệt trong chiến lược sản phẩm của Samsung, khi lần đầu tiên mang camera macro chụp ảnh cận cảnh 5MP lên smartphone, đi kèm với những tính năng vượt trội trong tầm giá.
Thành công của Galaxy A51 đã mở ra xu hướng mới cho phân khúc điện thoại dành cho giới trẻ, đồng thời thôi thúc những đối thủ của Samsung cần phải làm gì đó để có thể tạo sức ép lên ông vua thế giới smartphone. Hệ quả là những chiếc điện thoại với 4 camera, có tích hợp chức năng chụp macro cận cảnh, thiết kế mỏng nhẹ, sạc nhanh, phù hợp với giới trẻ ra đời. Tuy vậy, theo nhận định của nhiều nhân vật trong ngành công nghệ, sẽ rất khó để các sản phẩm này có thể qua mặt được Galaxy A51, nếu như chỉ tích hợp những tính năng giống với smartphone của Samsung.
Đầu tư hàng chục tỷ USD mỗi năm, Samsung mới có thể tạo ra những chiếc smartphone chụp macro "đỉnh" như thế này.
Rào cản quá lớn về mặt thương hiệu, sự uy tín
Samsung là ông vua smartphone trên thế giới, đó là sự thật đã được khẳng định trong suốt hơn 8 năm qua. Năm 2019, theo thống kê của Counterpoint, Samsung bán được tới 296,5 triệu đơn vị smartphone, bỏ xa vị trí thứ 2 là Huawei gần 60 triệu máy. So với các đối thủ Trung Quốc phía sau nữa như OPPO, vivo và Xiaomi, khoảng cách này còn lớn hơn nữa, lên tới gần 200 triệu máy.
Không chỉ là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, thương hiệu Samsung trong năm 2019 tiếp tục nằm trong top 10 bảng xếp hạng "Các thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019" của Interbrand với giá trị thương hiệu lên đến 61,1 tỉ đô la Mỹ. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Samsung có mặt trong bảng xếp hạng này với giá trị thương hiệu tăng gấp 3 lần chỉ trong 10 năm.
Lợi thế về thương hiệu, sự có mặt của hàng loạt các trung tâm trải nghiệm cao cấp, các dịch vụ bảo hành đổi trả uy tín qua nhiều năm là rào cản mà các đối thủ Samsung khó có thể vượt qua. Suy cho cùng, người mua smartphone vẫn phải tìm kiếm sự yên tâm, thay vì phải lo ngại chiếc smartphone của mình có thể hỏng bất kỳ lúc nào. Hàng triệu mẫu Galaxy J/A bán ra mỗi năm là minh chứng rõ ràng cho độ bền sản phẩm mà Samsung cam kết. Thêm vào đó, theo báo cáo thị trường, người dùng Galaxy J và A có thời gian sử dụng sản phẩm lên tới 3,4 năm, cho thấy đây là nhóm người dùng rất trung thành.
Samsung đã tạo ra khoảng cách quá xa về lượng máy bán ra với các đối thủ.
Đầu tư mạnh mẽ và làm chủ về công nghệ
Không nhà sản xuất smartphone nào đầu tư cho nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hơn Samsung. Năm ngoái, Samsung chi tới 16,6 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, gấp 10 lần các đối thủ Trung Quốc cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Camera macro chụp cận cảnh 5MP là kết quả đến từ sự đầu tư vô cùng giá trị đó. Đây cũng là điểm làm nên sự khác biệt về camera chụp macro cận cảnh trên Galaxy A51/A71 với các đối thủ, khi chỉ có Samsung sử dụng ống kính macro riêng biệt, kết hợp với phần mềm phụ trợ thông minh (tự động lấy nét), để cho ra những bức ảnh macro thực thụ đầy nghệ thuật. Các đối thủ của họ thay vào đó, lại sử dụng giả lập phần mềm hoặc tận dụng camera góc siêu rộng để chụp cận cảnh, dẫn đến trải nghiệm người dùng chưa thật sự tối ưu và ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hình ảnh.
Galaxy A51 là sản phẩm thành công rực rỡ đầu năm 2020
Cũng không thể trách các đối thủ của Samsung nếu xét đến khía cạnh tài chính. Năm 2019, Samsung đạt doanh thu 206 tỷ USD, gần gấp đôi đối thủ thứ 2 là Huawei (122 tỷ), theo thống kê của Statista . Các nhà sản xuất smartphone khác đơn giản là không thể "bạo chi" như họ.
Hiệu ứng từ người đi đầu
Trong thế giới smartphone, vị thế người dẫn đầu là vô cùng quan trọng. Người tiêu dùng sẽ chỉ nhớ đến những thương hiệu đầu tiên đã tạo nên sự thay đổi. Galaxy A51/A71 đã biến trào lưu chụp macro cận cảnh thành xu hướng thực thụ dành cho giới trẻ. Những sản phẩm đi sau vì thế khó lòng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Hoặc nếu có làm được, những sản phẩm này sẽ lại một lần nữa làm người ta phải nhớ về Galaxy A51 mà thôi.
Những rào cản nói trên chắc chắn sẽ ngăn cản những kẻ bám đuổi Samsung có thể tạo ra một sản phẩm "chất lượng hơn Galaxy A51" trong cùng tầm giá. Nếu chỉ dựa vào việc học tập những tính năng đã có để thu hút người mua, trong khi mức giá chẳng rẻ hơn được bao nhiêu, những sản phẩm kiểu như vậy sẽ khó lòng làm nên chuyện trong thời điểm này.
Theo VN Review
Samsung đang phát triển AirDrop cho Android, nhưng liệu các fan Android có muốn điều đó? Người dùng Android từ lâu đã luôn than thở vì nền tảng họ tin dùng không có tính năng nào có thể sánh ngang với AirDrop của iOS. Trước Android 10, chúng ta có Android Beam, cùng rất nhiều cách khác để chia sẻ hình ảnh và video với mọi người. Nhưng AirDrop vẫn là một trong những tính năng sáng giá của...