Samsung hủy kế hoạch sản xuất thêm smartphone cao cấp tại Việt Nam
Trước đó, do nhà máy Gumi, Hàn Quốc bị ảnh hưởng vì COVID-19, Samsung đã tính chuyện tạm chuyển một số dây chuyền sản xuất smartphone cao cấp sang Việt Nam.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên sau Trung Quốc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng với số ca nhiễm tăng mạnh. Thời điểm đó, nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc đã phải nhiều lần đóng cửa vì liên tiếp phát hiện các ca dương tính với virus corona chủng mới. Một số nguồn tin cho rằng Samsung đang tính chuyện di chuyển một số dây chuyền sản xuất smartphone cao cấp sang Việt Nam để “chống đỡ” cho tình hình bất ổn định ở nhà máy Gumi, Hàn Quốc. Dù vậy, SamMobile cho biết Samsung hiện tại đã hủy kế hoạch này do Hàn Quốc kiểm soát tốt bệnh dịch.
Samsung Galaxy Z Flip được sản xuất ở Hàn Quốc. Samsung từng tính di chuyển dây chuyền sản xuất smartphone này sang Việt Nam vì đại dịch. (Ảnh: SlashGear)
Trong trường hợp bạn chưa biết, nhà máy Gumi, Hàn Quốc của Samsung là nơi sản xuất một số dòng điện thoại cao cấp như Samsung Galaxy Fold hay Samsung Galaxy Z Flip. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng là một trong số những “cứ điểm” sản xuất smartphone cực kì quan trọng của ông lớn công nghệ Hàn Quốc. Virus corona ảnh hưởng nặng nề ở Hàn Quốc ngay sau thời điểm Samsung Galaxy Z Flip trình làng. Đây là dòng smartphone có màn hình dẻo thứ hai Samsung giới thiệu ra thị trường.
Nhà máy Samsung Bắc Ninh. (Ảnh: Bloomberg)
Số lượng smartphone bán ra trên toàn cầu đang giảm với tốc độ nhanh chưa từng có trong quý một năm nay trước những ảnh hưởng sâu rộng của COVID-19. Cụ thể, trong ba tháng đầu năm nay, lượng smartphone bán ra đã chạm mốc 275 triệu máy, theo hai đơn vị nghiên cứu thị trường Strategy Analytics và IDC, lần lượt giảm 17% và 11% so với cùng kì năm ngoái. Cả hai công ty này đều cho rằng những con số tồi tệ trên là kết quả của chuỗi cung ứng gián đoạn và nhu cầu thị trường giảm sút do virus corona chủng mới.
Nhà máy ethanol Bình Phước thua lỗ nghìn tỷ
Dù không vận hành sản xuất ethanol, nhà máy này vẫn lỗ khoảng 262 tỷ đồng mỗi năm do các chi phí lãi vay, khấu hao và chi phí duy trì nhà máy.
Video đang HOT
Đây là số liệu được Kiểm toán Nhà nước nêu trong báo cáo kết quả kiểm toán Dự án nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước.
Trong đó, ngoài việc chỉ ra hoạt động vận hành kém hiệu quả dẫn tới thua lỗ của nhà máy nhiên liệu sinh học này, KTNN cũng chỉ ra hàng loạt vi phạm và bất thường trong các hợp đồng xây dựng, vận hành nhà máy nói trên.
Không vận hành vẫn lỗ hàn g trăm tỷ mỗi năm
Cụ thể, Nhà máy ethanol Bình Phước là một trong 12 dự án yếu kém ngành công thương, được khởi công từ năm 2010, với tổng mức đầu tư phê duyệt lần đầu là 1.493 tỷ, sau đó được điều chỉnh lên 1.648 tỷ đồng. Theo thiết kế ban đầu, nhà máy sẽ sử dụng khoảng 244.215 tấn sắn lát mỗi năm để sản xuất ethanol biên tính pha 2% xăng với công suất khoảng 102 triệu lít/năm.
Dự án do Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) làm chủ đầu tư với 2 cổ đông chính ban đầu là PV Oil (51%) và Itochu (49%). Sau đó PV Oil chuyển nhượng một phần vốn cho Licogi 16.
Theo HĐTV của OBF, số vốn cần thiết cho dự án này là 101,5 triệu USD, trong đó vốn cố định là 84,6 triệu USD và vốn lưu động là 16,9 triệu USD. Theo đó, vốn góp của các cổ đông lần lượt là Itochu góp 45% (16,9 triệu USD), PV Oil góp 29% (10 triệu USD), và 22% (7,6 triệu USD) do Licogi 16 góp.
Tuy nhiên, theo KTNN, đến nay mới có PV Oil và Itochu/TTNE góp đủ vốn cho dự án, còn Licogi góp thiếu gần 1,4 triệu USD.
Nhà máy ethanol này được vận hành chạy thử vào cuối năm 2012, nhưng từ 2013 đến nay đã phải dừng hoạt động vì càng sản xuất càng lỗ. Nguyên nhân do giá nguyên liệu sắn đầu vào tăng cao, giá thành sản xuất ethanol, nhiên liệu E100 cao gấp đôi giá nhập khẩu trên thị trường.
Nhà máy ethanol Bình Phước nằm không mỗi năm cũng lỗ hơn 260 tỷ đồng. Ảnh: Licogi 16.
Đến tháng 6/2017, PV Oil đã cho vận hành lại nhà máy nhưng với giá sắn khoảng 6.100 đồng/kg trong khi giá nhiên liệu E100 khoảng 15.000 đồng/lít, OBF gặp lỗ nặng khi sản xuất ethanol.
Ngoài ra, trong khi giá nhập khẩu E100 tại TP.HCM khoảng 12.800 đồng/lít, giá thành sản xuất E100 của nhà máy này lên tới 32.000 đồng/lít dẫn tới tình trạng càng sản xuất càng lỗ nên buộc phải dừng vận hành không thời hạn.
KTNN cũng chỉ ra, theo kế hoạch, nhà máy sẽ trả hết nợ gốc và lãi vay vào năm 2020, sau 9 năm vận hành sản xuất. Nhưng với việc dừng hoạt động từ năm 2013 Công ty OBF không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay cho các ngân hàng đến cuối năm 2018 là 1.623 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 489 tỷ đồng và 30 triệu USD; lãi vay 328 tỷ đồng và 8 triệu USD.
KTNN cũng cho biết thêm, dù không còn vận hành thương mại nhưng mỗi năm nhà máy này vẫn chịu lỗ khoảng 262 tỷ đồng. Bao gồm 120 tỷ lãi vay, 90 tỷ khấu hao và 52 tỷ chi phí duy trì nhà máy mỗi năm.
Tính đến cuối năm 2018, nhà máy này đã lỗ khoảng 1.280 tỷ và chủ sở hữu nhà máy - Công ty OBF đã mất toàn bộ vốn chủ sở hữu khoảng 660 tỷ. Trong đó, PV Oil mất 198 tỷ, Itochu mất 339 tỷ và Licogi 16 mất 122 tỷ đồng.
Hàng loạt tồn tại trong thương thảo, ký hợp đồng xây dựng
Về chủ trương đầu tư dự án, KTNN cho biết, PV Oil trình PVN thông qua chủ trương đầu tư tại năm 2009 không đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết đầu tư.
Theo báo cáo đầu tư, nhu cầu bio-ethanol của cả nước đến năm 2011 chỉ là 213,4 triệu lít, thấp hơn tổng công suất các nhà máy ethanol đang hoạt động và dự kiến đưa vào hoạt động là 290 triệu lít. Điều này có nghĩa chưa cần thiết phải đầu tư nhà máy.
Ngoài ra, theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật cần đạt là 315 triệu lít. Nhưng theo báo cáo đầu tư tổng công suất các nhà máy bio-ethanol tại Việt Nam đã là 350 triệu lít/năm, chưa kể nhà máy Bình Phước.
Theo KTNN, trách nhiệm này thuộc về HĐQT PVN và HĐTV, Tổng giám đốc PV Oil.
Cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra hàng loạt vi phạm trong việc tính toán các gói thầu cũng như chi phí xây dựng dự án.
Trong đó, cơ quan này chỉ ra hàng chục triệu USD đưa vào tổng vốn xây dựng nhà máy thiếu cơ sở như chi phí thiết bị tạm thời 1,1 triệu USD; mua sắm thiết bị 36 triệu USD không có báo giá nhà cung cấp, không có cơ sở xác định giá...
Một số chi phí tư vấn, chi phí khác trong tổng vốn đầu tư cũng được tính tăng lên 2,6 triệu USD.
Bên cạnh đó, gói thầu EPC Nhà máy ethanol Bình Phước được ký kết giữa OBF và nhà thầu TTCL&PVE là 58,3 triệu USD. Nhưng trong quá trình thực hiện, nhà thầu này lại đề xuất và được OBF chấp thuận trả thêm 4,12 triệu USD tiền chi phí phát sinh.
Trong quá trình đàm phán hợp đồng, nhà thầu TTCL&PVE đã không tính đủ thuế nhà thầu nước ngoài 815.000 USD, chi phí thiết bị dự án 724.000 USD nhưng chủ đầu tư không làm rõ, không xác định lại giá trần, dẫn tới ký hợp đồng EPC cao hơn giá trần thiết bị 1,4 triệu USD, làm tăng chi phí đầu tư dự án.
Trong quá trình xây dựng nhà máy, nhà thầu nói trên cũng đã điều chỉnh thiết kế, giảm một số thiết bị, giảm công suất thiết bị nhưng không thương thảo lại hợp đồng với chủ đầu tư. KTNN cũng chỉ ra cả Công ty OBF và liên danh nhà thầu TTCL&PVE đều không tuân thủ một số điều khoản hợp đồng EPC đã ký kết.
Phần lớn thiết bị nhập ngoại do nhà thầu nhập về thi công không có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, không có chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ. Ước tính, tổng giá trị các thiết bị không rõ xuất xứ, chất lượng nói trên lên tới 40 triệu USD.
Đặc biệt, theo hợp đồng ký kết ban đầu, nhà máy sẽ được xây dựng trong vòng 21 tháng (hoàn thành vào 7/2012). Tuy nhiên, đến hết năm 2018, công trình Nhà máy ethanol Bình Phước vẫn chưa hoàn thành, chậm tiến độ 79 tháng.
Đến nay, nhà máy chưa đủ điều kiện an toàn để bàn giao đưa vào vận hành sản xuất.
Ngày 5/5, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 vào ngày 5/5, tại Hà Nội. Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Việt Nam khu...