Samsung hưởng lợi khi Ấn Độ loại Huawei khỏi mạng 5G
Samsung dường như sẽ có được chỗ đứng trên thị trường 5G của Ấn Độ, khi các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei và ZTE không có tương lai chắc chắn trong các thử nghiệm 5G tại quốc gia này.
Samsung muốn tận dụng Ấn Độ để tăng thị phần mạng 5G
Theo Gizmochina, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng thị phần mạng 5G tại Ấn Độ vì chính quyền nước này có thể loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi lộ trình 5G của mình. Với việc Ấn Độ đang trong quá trình thử nghiệm 5G, lệnh cấm có thể xảy ra đối với các công ty Trung Quốc sẽ giúp Samsung có lợi trong việc kinh doanh thiết bị mạng 5G.
Hiện tại, Samsung là nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G lớn thứ 4 thế giới, xếp ngay sau Huawei, Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận Samsung có được hưởng lợi hay không vì các nhà sản xuất khu vực Scandinavia cũng có thể lao vào cuộc chiến giành thị phần. Ấn Độ thậm chí vẫn chưa bắt đầu các giai đoạn đầu của thử nghiệm, kể cả họ cũng chưa bán đấu giá tần số 5G.
Một quan chức trong ngành cho biết: “Vẫn còn phải xem liệu Samsung có thực sự được hưởng lợi từ lệnh cấm có thể xảy ra từ chính phủ Ấn Độ đối với các nhà cung cấp Trung Quốc hay không. Ấn Độ vẫn chưa khởi động quy trình đấu giá tần số mạng 5G và các nhà cung cấp hùng mạnh của châu Âu như Ericsson và Nokia đều có cơ hội kiếm thị phần”.
Được biết, các cuộc đụng độ quân sự gần đây dọc theo khu vực biên giới Trung – Ấn đã làm gia tăng căng thẳng giữa cả Ấn Độ và Trung Quốc. Kết quả là Huawei và ZTE có thể sẽ bị loại khỏi các thử nghiệm 5G sắp tới vì lý do an ninh quốc gia. Một báo cáo khác cũng ám chỉ chính quyền Ấn Độ có kế hoạch khởi động lại quy trình phê duyệt thử nghiệm 5G với các hạn chế được áp dụng có thể chặn các công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Tại Ấn Độ, Samsung đã và đang cung cấp thiết bị mạng 4G hoặc LTE cho Reliance Jio Infocomm, vì vậy công ty Hàn Quốc có thể mở rộng mối quan hệ đối tác sang băng thông mới hơn và nhanh hơn. Còn nhà mạng nổi tiếng Ấn Độ là Bharti Airtel dự kiến sẽ hợp tác với Ericsson và Nokia để thử nghiệm 5G ở các vùng Kolkata và Bengaluru.
5 hãng smartphone lớn nhất thế giới
Thống kê quý II/2020 cho thấy Huawei lần đầu vượt Samsung thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, trong khi Apple bỏ xa các hãng Trung Quốc.
1. Huawei (thị phần: 20% - doanh số: 54,8 triệu máy)
Huawei vượt Samsung dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu trong quý II/2020.
Số lượng smartphone xuất xưởng trong quý II/2020 của Huawei đã đạt 54,8 triệu sản phẩm, nhiều hơn chỉ khoảng 600.000 máy so với Samsung. Tuy nhiên, con số vừa đủ để lần đầu tiên thị phần smartphone của Huawei trong một quý vượt qua đối thủ Hàn Quốc, vươn lên dẫn đầu thị phần toàn cầu.
Nửa đầu 2020 vẫn là thời gian khó khăn của Huawei khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ chưa được nới lỏng. Các smartphone Android của hãng không được sử dụng các dịch vụ và kho ứng dụng của Google. Nhưng sức tiêu thụ từ thị trường nội địa đã giúp Huawei vươn lên dẫn đầu. Bên cạnh đó, sự sa sút của Samsung cũng tạo lợi thế cho nhà sản xuất Trung Quốc.
2. Samsung (thị phần: 20% - doanh số: 54,2 triệu máy)
Samsung tự đánh rơi vị trí dẫn đầu của mình khi có một quý kinh doanh tụt dốc. So với cùng kỳ 2019, quý II/2020 hãng Hàn Quốc chỉ bán ra được 54,2 triệu thiết bị, giảm tới hơn 22 triệu máy. Thị phần từ 21% trong năm ngoái đã tụt xuống 20% và buộc phải xếp dưới Huawei.
Sự sụt giảm của hãng được lý giải do chịu tác động lớn từ tình hình Covid-19 và lệnh phong toả tại nhiều thị trường lớn như Bắc Mỹ, Ấn Độ và châu Âu. Doanh số kém của dòng smartphone cao cấp Galaxy S20 cũng khiến nhà sản xuất Hàn Quốc lần đầu mất vị trí dẫn đầu vào tay Huawei.
3. Apple (thị phần: 14% - doanh số: 37,5 triệu máy)
Apple là hãng smartphone tăng trưởng tốt nhất quý II/2020.
Apple là hãng duy nhất trong top 5 có doanh số smartphone tăng trong quý II/2020, thay vì giảm. Từ 36,5 triệu thiết bị bán ra trong quý II/2019, doanh số cùng kỳ năm nay của hãng đã tăng lên 37,5 triệu. Kết quả này ảnh hưởng từ việc Apple tung ra thêm mẫu iPhone SE 2020 với giá 400 USD cũng như chiến lược giảm giá iPhone 11 ở Trung Quốc.
Thị phần của Apple cũng tăng vọt từ 10% lên thành 14%, tạo khoảng cách lớn so với các hãng di động cạnh tranh tới từ Trung Quốc.
4. Xiaomi (thị phần: 9% - doanh số: 26,5 triệu máy)
Tác động từ dịch bệnh khiến tham vọng vượt qua Apple của Xiaomi bị ảnh hưởng. Dù khoảng cách từng được rút ngắn trong năm ngoái, tới quý II/2020, sự chênh lệch doanh số smartphone giữa Xiaomi và Apple lại bị nới rộng. Một phần vì doanh số bán hàng của Xiaomi đã sụt giảm nhiều trong quý vừa rồi. Từ 32,3 triệu máy bán ra trong quý II năm ngoái, cùng kỳ năm nay doanh số của nhà sản xuất Trung Quốc còn 26,5 triệu máy. Tín hiệu đáng mừng là thị phần nhích nhẹ từ 9% lên 10%.
5. Oppo (thị phần: 9% - doanh số: 24,5 triệu máy)
Oppo cũng rơi vào hoàn cảnh giống Xiaomi khi thị phần trong ba tháng vừa rồi sụt giảm. Doanh số bán smartphone trong quý II/2020 chỉ được 24,5 triệu máy, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 6,1 triệu máy. Thị phần của hãng Trung Quốc cũng giậm chân tại chỗ với 9%.
Thống kê mới nhất của Counterpoint Research cho thấy thị trường smartphone trong quý II/2020 đã sụt giảm mạnh so với năm ngoái vì dịch bệnh. Từ 357 triệu smartphone, thị trường toàn cầu xuống còn 271,4 triệu, giảm 24%.
Trong top 10, các thương hiệu Trung Quốc vẫn chiếm đa số. Realme là thương hiệu tăng trưởng tốt nhất trong quý II/2020 với doanh số tăng giống Apple.
Samsung hưởng lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei đã mang lại những lợi ích cho Samsung trong cuộc đua giành thị phần thiết bị 5G. Các nhà phân tích trong ngành công nghiệp viễn thông cho rằng Samsung dường như được hưởng lợi từ lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ đối với nhà sản xuất...