Samsung Galaxy S II có bàn phím QWERTY
Hình ảnh chiếc Galaxy S II dành riêng cho nhà mạng AT&T (Mỹ) cho thấy máy có thiết kế trượt ngang cùng bàn phím QWERTY.
Hình ảnh chiếc điện thoại Samsung với bàn phím trượt QWERTY lộ diện cách đây vài ngày, tuy nhiên hôm qua (26/7), nhiều thông tin xác nhận rằng đây chính là chiếc Galaxy S II phiên bản dành riêng cho nhà mạng AT&T (Mỹ).
Sản phẩm có tên mã SGH-I927, chạy hệ điều hành Android 2.3.4 Gingerbread và camera 8 megapixel. Samsung đã bán ra Galaxy S II tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, tuy nhiên, thiết bị vẫn chưa được phát hành tại Mỹ. Trước đó có tin đồn tháng 8 tới là thời điểm khách hàng tại Mỹ có thể mua Galaxy S II thông qua các nhà mạng ở nước này.
Quang Hưng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Samsung TouchWiz 4.0 vs HTC Sense 3.0: "Mèo nào cắn mỉu nào"?
Sense 3.0 và TouchWiz 4.0 được trang bị cho HTC Sensation và Samsung Galaxy S II.
Trong thời đại Android đang bùng nổ mạnh mẽ, 2 hãng điện thoại lớn đang cố gắng phát triển những giao diện tốt nhất dành cho những thiết bị của họ. Tính đến thời điểm hiện tại đã có đến hơn 400 chiếc điện thoại chạy Android, để cho hệ điều hành Android gốc tương thích với những thiết bị này thì việc tinh chỉnh phần mềm là điều tối quan trọng.
Và đây chính là lý do tại sao HTC và Samsung đã dành rất nhiều công sức để phát triển giao diện Sense và TouchWiz. Cả 2 giao diện này cũng đã cho ra mắt phiên bản mới nhất dành cho những chiếc điện thoại cao cấp, bài viết này nhằm so sánh HTC Sense 3.0 và Samsung TouchWiz 4.0, 2 giao diện Android được đánh giá cao nhất hiện nay. Các thiết bị thử nghiệm là HTC Sensation và Samsung Galaxy S II.
Trước khi bắt đầu so sánh, chúng ta nên biết rằng HTC Sense 3.0 đã được trang bị cho các mẫu điện thoại sử dụng công nghệ màn hình 3D không cần kính (EVO 3D), vì vậy nếu nói về sự phổ biến và việc tận dụng tối đa các công nghệ mới, HTC là người thắng cuộc.
Tính năng
Nhìn lướt qua thì TouchWiz có vẻ chiếm ưu thế hơn bởi 4 shortcut được đặt ở góc dưới màn hình và khả năng tăng giảm số lượng màn hình home. Trong khi đó Sense chỉ có 3 shortcut và số màn hình home cố định.
Tuy nhiên hình ảnh trên Sense chuyển động mượt mà hơn mỗi khi bạn di chuyên giữa các màn hình. Và người dùng có thể nhảy về màn hình chính đầu tiên một cách dễ dàng. Và 1 điều nữa đó là giao diện các icon nằm trên 1 dock giúp truy cập nhanh, lật trang với các chấm nhỏ đánh dấu trang màn hình hiện tại đã khiến Samsung gặp rắc rối pháp lý với Apple vì giao diện này mang quá nhiều hơi hướm của iOS.
Giao diện
Samsung vừa mới nâng cấp đồ họa cho giao diện TouchWiz 4.0 và đây cũng chính là giao diện đẹp nhất của Samsung tại thời điểm này. Các biểu tượng, widget được đánh bóng đẹp hơn và thanh menu trong suốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên những sự cải tiến này vẫn chưa đủ để sánh bằng với Sense 3.0. Đây là một giao diện tốt hơn và đồ họa đẹp hơn TouchWiz 4.0. Sense có menu chính với 3 phím bấm cho các chức năng gọi điện, ứng dụng và tinh chỉnh.
Giao điện của TouchWiz 4.0.
Một ưu điểm của TouchWiz so với Sense cho phép người dùng thay đổi tính năng của 3 trong 4 shortcut.
Màn hình ứng dụng của cả 2 giao diện này đều không có nhiều sự khác biệt. TouchWiz 4.0 sử dụng cùng một cơ chế trượt các màn hình giống như iOS. Sense 3.0 thì dùng kiểu kéo màn hình thông thường, thanh menu được thay thế bởi 3 biểu tượng khác. Biểu tượng đầu tiên sẽ hiển thị tất cả những ứng dụng được cài đặt, biểu tượng thứ 2 chứa những ứng dụng được dùng nhiều nhất và biểu tượng cuối chứa những ứng dụng đã được download về.
Mặc dù cùng có cơ cấu trượt ngang các màn hình, nhưng TouchWiz 4.0 chỉ đơn giản là "trượt" các trang màn hình qua lại trông khá nhàm chán và cũ kĩ, trong khi hiệu ứng lật màn hình 3D của Sense 3.0 nhìn khá bắt mắt.
Tổng kết lại giao diện Sense 3.0 vượt trội hơn về mặt đồ họa lẫn tính tiện dụng.
Danh bạ và nhắn tin
Cả 2 hãng sản xuất điện thoại Android này đều luôn cố gắng cải tiến danh bạ và nhắn tin vốn đã cực kỳ ấn tượng trên chiếc smartphone của họ. Sense 3.0 có một thanh tìm kiếm thông minh đặt trên các phím số.
Phần nhắn tin của TouchWiz 4.0.
Ở phần nhắn tin, Sense 3.0 và TouchWiz đều học theo giao diện của iPhone. Cả 2 tính năng nhắn tin của Sense và TouchWiz đều được thay đổi cách phối màu sao cho phù hợp với giao diện tổng quan.
Notification
Không giống các hệ điều hành di động khác, Android luôn rất ưu ái đến notification, điều này giúp cho đa số người dùng trực tiếp cập nhật các thông tin về cuộc gọi nhỡ và tin nhắn. Trên cả Sense 3.0 lẫn TouchWiz, người dùng đều có thể cập nhật nhanh notification từ bất cứ một mục nào.
Trên Sense 3.0, người dùng có thể kéo thanh notification xuống và sử dụng một số tính năng thú vị. Đầu tiên là một thanh nhỏ chứa các ứng dụng sử dụng gần nhất, ở góc phải cửa sổ notification sẽ có một nút bấm cho phép người dùng truy cập đến phần tinh chỉnh nhanh. Đây là ưu điểm của Sense so với TouchWiz khi trên một cửa sổ chứa gần như tất cả các tính năng mà người dùng thường xuyên sử dụng, quản lý hệ thống và các shortcut dẫn tới phần tùy chỉnh.
Phần notification và tùy chỉnh của Sense 3.0.
Trước khi Sense cho ra mắt tính năng tinh chỉnh nhanh thì TouchWiz của Samsung tỏ ra trội hơn. Nhưng tại phiên bản Sense 3.0 thì giao diện này đã trở nên tiện dụng hơn nhiều so với TouchWiz.
Màn hình chờ
Một điểm rất đáng lưu ý nữa của hệ điều hành Android là màn hình chờ. Tại TouchWiz 4.0, màn hình chờ sẽ chứa đồng hồ và 2 phím bấm cho phép truy cập tới các cuộc gọi nhớ và tin nhắn ngay lập tức. Để mở khóa màn hình chờ người dùng chỉ cần giữ ngón tay lên màn hình và kéo hình nền sang một bên.
Màn hình chờ của TouchWiz 4.0 (trái) và Sense 3.0 (phải).
Trong khi đó Sense 3.0 vẫn tỏ ra vượt trội hơn. Màn hình chờ của hệ điều hành này chứa 4 shortcut, một đồng hồ và mục dự báo thời tiết. Ngoại trừ đồng hồ thì tất cả các mục trên điều có thể được thay đổi tùy ý. Để mởi khóa máy, người dùng chỉ cần kéo vòng tròn nhỏ phía dưới màn hình, hoặc kéo 1 shortcut vào vòng tròn này là có thể truy cập trực tiếp đến ứng dụng tại shortcut đó. Thậm chí để trả lời hoặc bỏ một cuộc gọi, người dùng cũng phải kéo nút xanh hoặc đỏ vào trong vòng tròn này, một cơ chế khá kỳ lạ.
TouchWiz 4.0 không chỉ thua thiệt vì không có dự báo thời tiết sẵn trên màn hình mà còn bởi vì thiếu các shortcut truy cập ứng dụng nhanh như của Sense 3.0
Các thao tác điều khiển
Sử dụng các thao tác đặc biệt để thực hiện 1 vài lệnh trên smartphone là điều không có gì mới, chẳng hạn từ cách đây rất lâu chúng ta đã có thể thực hiện được tính năng nhúm 2 ngón tay để Zoom ảnh... TouchWiz 4.0 trên Galaxy S II được bổ sung thêm 1 vài tính năng khá thú vị. Ví dụ như chạm ngón tay 2 lần lên màn hình sẽ đưa người dùng đến tính năng điều khiển bằng giọng nói hoặc giữ 2 ngón tay vào màn hình và đưa máy vào gần, ra xa thì nội dung trên màn hình sẽ được phóng to thu nhỏ...
Hoặc trên Sense 3.0, trong khi đang gọi điện người dùng có thể lật úp máy xuống mặt bàn để chuyển sang loa ngoài hoặc tắt chuông khi có cuộc gọi đến. (Những tính năng này cũng đã có trong các Sense trước đó).
Về phần này thì Samsung làm tốt hơn, tuy nhiên người dùng HTC vẫn có thể chờ đợi những cải tiến mới ở giao diện phiên bản tiếp theo.
Widget
Một trong những điểm đáng chú ý của cả Android 2.2 Froyo, Android 2.3 Gingerbread và Android 3.2 Honeycomb là widget có mặt ở khắp mọi nơi. Đối với người dùng thì các widget là công cụ hỗ trợ đắc lực, và người dùng cũng dành nhiều thời gian để tìm kiếm những widget phù hợp với nhu cầu. Đây chính là điểm mà TouchWiz lẫn Sense đều tập trung đánh vào, đưa ra nhiều skin với các widget dành cho nhu cầu cá nhân.
TouchWiz 4.0 có một widget đồng hồ rất đẹp, hiển thị giờ, ngày và tháng. Và Samsung cũng đã bổ sung thêm một widget thời tiết giống như của HTC. Nói chung cả 2 widget này của TouchWiz 4.0 đều có cùng công dụng và chiếm một khoảng màn hình giống với Sense 3.0, nhưng kém hơn một chút về tính thẩm mỹ.
Chính vì không đẹp bằng nên TouchWiz 4.0 cho tốc độ xử lý tốt hơn so với Sense 3.0. Điều này không có nghĩa là Sense 3.0 có hiện tượng giật hình, mà chỉ đơn giản là hình ảnh trên TouchWiz hoạt động mượt mà hơn.
Những widget dành cho Sense 3.0.
Cả 2 giao diện này đều cung cấp đầy đủ những widget cho nhu cầu cơ bản như nhắn tin, email... nhưng nếu đòi hỏi những widget chuyên sâu hơn thì nên lựa chọn Sense 3.0. Gần như tất cả các mục ứng dụng đều được widget trên Sense 3.0 đáp ứng với nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như widget đồng hồ có tới 12 hình dạng và kích cỡ, từ đồng hồ kim đến đồng hồ số hay cả 2 đồng hồ cùng một lúc dành cho những người thường xuyên cần xem các múi giờ khác nhau.
Mạng xã hội
Về mục này thì có thể nói cả 2 giao diện đều ngang tài ngang sức, Sense 3.0 có điểm đặc biệt là ứng dụng Facebook cá nhân với một vài tính năng mà ứng dụng Facebook thông thường trên Android không có.
Điểm khác biệt duy nhất chính là ứng dụng FriendStream trên Sense. Ứng dụng này có khả năng thu thập tất cả các thông tin trên các mạng xã hội của người dùng, hiển thị những bài post trên Facebook, Twitter hoặc bất kỳ mạng xã hội nào chỉ trên một cửa sổ.
FriendStream trên Sense 3.0.
Còn giao diện của Samsung cũng có ứng dụng tương tự là Social Hub, thậm chí nó còn hoàn thiện hơn FriendStream. Các thông tin được hiển thị sẽ bao gồm thêm cả email.
Có vẻ như TouchWiz 4.0 tốt hơn Sense 3.0 về tính năng mạng xã hội nhưng về mặt thẩm mỹ thì Sense 3.0 vẫn chiếm ưu thế.
Phần mềm chụp ảnh
Đây là phần mà rất nhiều người dùng thường xuyên sử dụng, và gần như chẳng mấy ai lưu ý đến giao diện chụp ảnh đẹp hay không mà chỉ cần các tính năng hiển thị đơn giản và dễ hiểu. Cả TouchWiz lẫn Sense đều có những điều chỉnh riêng tại ứng dụng chụp ảnh.
Cả 2 ứng dụng chụp ảnh đều chia tính năng ra 2 bên của màn hình, bên phải là nút chụp và gallery ảnh còn phần bên trái chứa những nút shortcut quan trọng.
Phần chụp ảnh của TouchWiz 4.0.
Ứng dụng chụp ảnh trên TouchWiz 4.0 còn có thêm một nút bên phải cho phép chuyển giữa chế độ chụp ảnh và chế độ quay phim, bên trái sẽ chứa thêm nhiều nút cho phép tinh chỉnh hình ảnh. Các nút còn lại phụ trách điều khiển flash và các tính năng cơ bản. Những nút này được đặt trong một thanh menu màu ghi chiếm mấy một phần màn hình chụp ảnh.
Ứng dụng chụp ảnh trên Sense 3.0 hoàn toàn khác biệt bởi thiết kế tinh giản tối đa. Phần bên phải có nút chụp và gallery. Các nút này không bị đặt trên thanh menu nào cả và giải phóng một khoảng màn hình chụp ảnh. Phần bên trái cho phép người dùng chuyển giữa chế độ chụp ảnh và quay phim, một vài tính năng chụp ảnh. Ngoài ra còn có một thanh zoom đặt ở dưới màn hình. Một điểm đặc biệt trong ứng dụng chụp ảnh của Sense 3.0 là chế độ chụp panorama.
Cho dù thế nào đi nữa thì Sense 3.0 và TouchWiz 4.0 đều có ứng dụng chụp ảnh đặc trưng của riêng mình và có vẻ như 2 giao diện này đang phát triển theo đúng hướng.
Giải trí
Đây chính là mục tập trung vào game, âm nhạc phim ảnh... Ở phần phim ảnh, cả 2 giao diện Android này đều đem đến gallery ảnh độc đáo. Chúng chứa những hiệu ứng thú vị đem đến cho người dùng những hình ảnh bắt mắt. Đây có lẽ là phần duy nhất mà cả Sense 3.0 lẫn TouchWiz 4.0 đều giống nhau ở giao diện thiết kế lẫn tính năng.
HTC Hub là ứng dụng chứa hầu hết các tính năng giải trí. Bạn có thể tải các ứng dụng, widget, skin, hình nền cho Sense 3.0 thông qua HTC Hub.
Cũng giống như Sense 3.0, TouchWiz cũng có những Hub của riêng mình. Ví như Music Hub, Reader Hub và Games Hub, Social Hub. Những Hub này đều có chất lượng tốt, đặc biệt là Games Hub. Samsung hiện tại đã cho phép người dùng TouchWiz 4.0 chơi những game cao cấp của Gameloft (hiện tại không có trên Android Market) và đây là một tin đáng mừng với những người mê game.
Ứng dụng biên tập hình ảnh trên TouchWiz 4.0.
Nếu bạn thường xuyên biên tập hình ảnh và video thì sẽ hài lòng với TouchWiz 4.0 lẫn Sense 3.0 bởi chúng đều chứa những phần mềm biên tập mạnh mẽ. Điểm hạn chế duy nhất ở TouchWiz là khả năng biên tập những video độ phân giải 720p là cao nhất.
Tổng kết
Sau những so sánh trên, có thể thấy giao diện của Samsung vẫn thua kém so với HTC, nhưng không quá nhiều. Nếu bạn thích những giao diện có hình ảnh đẹp thì hãy chọn Sense 3.0, tuy nhiên sẽ phải hy sinh một chút tài nguyên của máy để những hình ảnh và hiệu ứng hoạt động mượt mà. Thực ra những chiếc điện thoại như HTC Sensation và Samsung Galaxy S II hoàn toàn thừa khả năng xử lý những hình ảnh của 2 giao diện này.
Có thể thấy HTC và Samsung có cách phát triển phần mềm khá khác nhau. Trong khi HTC tập trung trau chuốt cho phần hình ảnh thì Samsung lại cố gắng tối ưu tốc độ hoạt động của máy.
Theo Bưu Điện VN
'Mổ xẻ' điện thoại siêu mỏng Samsung Galaxy S II Các linh kiện trong smartphone cao cấp nhất của Samsung đều bé và mỏng, ngay cả camera 8 megapixel cũng nhỏ hơn iPhone 4 (vốn chỉ chụp ảnh 5 "chấm"). Samsung Galaxy S II sở hữu độ mỏng 8,5 mm, màn hình Super AMOLED plus cỡ 4,3 inch, chip lõi kép 1,2 GHz, bộ nhớ trong 16 GB. Máy dự kiến được bán...