Samsung đánh bại Intel trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn lớn nhất thế giới
Theo một báo cáo mới của IC Insights, Samsung đã vượt qua Intel để trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn lớn nhất thế giới vào quý 2 năm 2022.
Báo cáo cũng cho thấy Mediatek và Nvidia đã có sự tăng trưởng đáng kể, trong khi Intel, TSMC và Qualcomm không tăng trưởng nhiều.
Theo IC Insights, thị phần của Samsung trên thị trường chất bán dẫn đã tăng do nhu cầu cũng như giá DRAM và bộ nhớ flash tăng lên. Doanh thu của công ty đã tăng 19% trong quý 2 năm 2022 lên 20,3 tỷ USD. Điều này đã giúp Samsung dẫn đầu thị trường bán dẫn toàn cầu. Dự kiến Samsung sẽ tăng trưởng thêm 10% lên 22,3 tỷ USD trong quý 3 năm 2021.
Samsung được xếp hạng là nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu trong hầu hết năm 2017 và 2018 khi thị trường bộ nhớ trải qua giai đoạn tăng trưởng chu kỳ cuối cùng, doanh số bán hàng của công ty đã vượt quá 20 tỷ USD trong 2018.
Doanh thu của MediaTek và Nvidia trong quý 2 2021 lần lượt tăng 17% và 14%. Các nhà cung cấp bộ nhớ như Sk Hynix và Micron cũng cho thấy mức tăng trưởng lần lượt là 21% và 16%. Tuy nhiên, vị trí của họ không thay đổi trong danh sách top 10.
Video đang HOT
Trong khi đó, các ông lớn như Intel, TSMC, Qualcomm chỉ tăng 3% trong cùng thời gian. Ngoài ra, Broadcom chỉ tăng 1% doanh thu.
Nhìn chung, doanh thu của 10 nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu đã tăng 10% lên 95,5 tỷ USD trong quý 2 năm 2022.
Samsung vượt Intel, trở thành nhà sản xuất chip số một thế giới
Doanh thu mảng sản xuất chip của Samsung trong quý II/2021 đã vượt mặt Intel, đưa hãng điện tử Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất lớn nhất.
Wall Street Journal đưa tin tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đã có một quý kinh doanh rất thành công mặc cho dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Theo báo cáo quý mới nhất, doanh thu mảng sản xuất linh kiện bán dẫn của Samsung đã đạt 22,74 nghìn tỷ won (khoảng 19,7 tỷ USD). Trong khi đó, doanh thu của Intel là 18,5 tỷ USD, giảm gần 6,1% so với quý I/2021.
Linh kiện của Samsung có giá cả cạnh tranh trên thị trường.
Việc Samsung vươn lên vị trí số 1 cũng đã phản ánh nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm bộ nhớ bán dẫn, thường được đặt với số lượng lớn cùng mức giá chỉ vài USD. Trong khi đó, doanh thu chính của Intel lại đến từ các bộ xử lý trung tâm (CPU) với giá hàng trăm USD, khá cao khi đến tay người tiêu dùng phổ thông.
Hiện nay, tình trạng thiếu chip đang ngày càng trầm trọng tại Mỹ và Châu Âu, gây cản trợ sự phát triển cho không ít tập đoàn. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn quá tốn kém và nhiều nước không muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Do đó, Intel cùng Samsung và TSMC là 3 tập đoàn duy nhất có khả năng cạnh tranh trực tiếp với nhau trong việc sản xuất các linh kiện bán dẫn. Trong đó, Intel và Samsung vừa sản xuất chip dưới thương hiệu của mình, vừa sẵn sàng gia công cho các đối tác. TSMC dù dẫn đầu về thị phần nhưng chỉ làm chip cho đối tác.
"Tôi không thấy ai ở vị trí số 4", Dale Gai, giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research cho biết.
Theo dữ liệu của TrendForce , cuộc đua giữa ba tập đoàn này sẽ chỉ được quyết định bởi các mục tiêu liên quan đến mạng di động 5G, ôtô tự lái và trí tuệ nhân tạo. TSMC hiện là tập đoàn dẫn đầu toàn ngành với 55% thị phần, trong khi đó Samsung chỉ chiếm 17% và có thể sẽ bứt phá trong thời gian tới nhờ triển vọng phát triển khả quan.
Về phần mình, Intel trong đầu năm 2021 đã chính thức bổ nhiệm tân giám đốc điều hành Pat Gelsinger như một động thái nhằm giành lại vị trí vốn có sau những thất bại liên tiếp. Trong tuyên bố nhậm chức, CEO Gelsinger khẳng định hãng có tham vọng đua tranh với những ông lớn trong ngành và sẽ hiện thực hóa điều đó bằng các hợp đồng sản xuất chip tiên tiến nhất.
CEO Intel Pat Gelsinger được kỳ vọng sẽ đưa Intel trở lại vị thế vốn có.
Trong tháng 7, Intel thông báo họ đang có hơn 100 khách hàng tiềm năng, bao gồm cả Qualcomm - nhà cung cấp chip điện thoại lớn nhất toàn cầu. "Chúng tôi kỳ vọng rằng đây sẽ là một bước phát triển tuyệt vời đối với Intel", ông Gelsinger trả lời phỏng vấn.
Theo công ty phân tích International Data, tình trạng thiếu vi xử lý toàn cầu lại trở thành một cơ hội rất tốt để các ông lớn trong ngành nắm bắt và phát triển mạnh mẽ. Doanh thu chất bán dẫn toàn cầu trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng 12,5% lên mức 522 tỷ USD nhờ những đợt hàng dồi dào từ Mỹ và Châu Âu.
Đặc biệt, doanh thu mảng bộ nhớ trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 33% trong năm 2021, trong khi các dòng CPU được dự báo sẽ chỉ thêm 4% do nhiều công ty lựa chọn sản phẩm nội bộ. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của Intel sẽ ít nhiều gặp ảnh hưởng khi mảng CPU từ lâu vẫn là thế mạnh của hãng.
Hơn 4 năm qua, Intel được xem như vị vua của lĩnh vực chất bán dẫn và hầu như không có đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, vị thế đó đã không còn được duy trì trong năm 2021 khi AMD và Samsung liên tục bứt phá với các dòng sản phẩm hiệu năng cao.
Intel muốn đoạt ngôi vương của TSMC, Samsung vào năm 2025 Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo. Intel vừa đạt thỏa thuận sản xuất chip di động cho Qualcomm bằng công nghệ mới, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của công ty Mỹ trên thị trường gia công chip (foundry). Intel,...