Samsung có nên ngừng phát hành flagship Galaxy S hay Note mới mỗi năm?
Thực sự thì một chiếc flagship trị giá 1.000 USD sẽ tốt đến mức nào nếu nó luôn được thay thế chỉ sau 6 hay 12 tháng.
Thị trường điện thoại thông minh có thể là một trong những phân khúc công nghệ đang trong trạng thái “quá tải” về sản phẩm với sự biến động không ngừng mỗi ngày. Đôi khi, chúng ta có cảm giác như các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) đang vắt kiệt sức lực của mình để tung ra cho thị trường tất cả những gì họ có. Thậm chí là cả các mẫu điện thoại hàng đầu mới cũng luôn được phát hành sau mỗi 12 tháng, hoặc thậm chí sớm hơn trong khi chúng không hề rẻ hơn theo thời gian.
Samsung cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Công ty Hàn Quốc đã phát hành các mẫu điện thoại hàng đầu mới 6 tháng một lần trong nhiều năm nay, tất cả đều dưới vỏ bọc của hai dòng sản phẩm flagship khác nhau là Galaxy S và Galaxy Note. Giờ đây, công ty đã có tới cả loạt flagship thứ ba và thứ tư của mình, đó là Galaxy Z Fold và Z Flip.
Không cần phải nói, danh mục đầu tư này của Samsung chưa bao giờ đông đúc và bận rộn hơn hiện tại, và có lẽ gã khổng lồ này nên cân nhắc tới việc tái cơ cấu hệ thống của mình. Và việc trì hoãn sự ra mắt của Galaxy Note 21 có thể đánh dấu sự khởi đầu của điều này, một cơ hội cho Samsung đánh giá lại hệ thống sản phẩm, cũng như cho công chúng thấy rằng họ coi trọng thời gian và nguồn lực của khách hàng hơn bao giờ hết.
Đã tới lúc cần dừng lại và đánh giá lại một trong những mâu thuẫn lớn nhất của ngành công nghiệp di động hiện tại. Khi ra mắt những chiếc điện thoại flagship mới, các nhà sáng tạo tung hô và ca ngợi chúng như những chiếc “PC bỏ túi” với tốc độ đáng kinh ngạc và chính là những khoản đầu tư xứng tầm cho tương lai. Nhưng cũng chính họ cũng lại không ngại ngần thể hiện những tiến bộ (đôi khi là tối thiểu) về công nghệ và kéo tụt hiệu suất của chúng chỉ 6 hoặc 12 tháng sau đó, khi các model tiếp theo được công bố.
Video đang HOT
Nói cách khác, thị trường di động gần như có vẻ luôn cố tình tự phá giá bản thân sau mỗi 12 tháng hoặc ít hơn, chỉ vì một mẫu điện thoại mới lên kệ và các kỳ vọng vào số liệu xuất xưởng.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Với Samsung, đó có thể là ngừng phát hành các mẫu Galaxy S và Galaxy Note mới hàng năm, đừng vội vã tạo ra cái gọi là “thiết bị mới mạnh nhất” mà thay vào đó chuyển sang một lịch trình ra mắt mới mỗi hai năm thay phiên nhau cho cả hai series. Galaxy Note 21 sẽ lên kệ vào năm 2022, Galaxy S22 sẽ được sắp xếp cho 2023 và Galaxy Note 22 sau đó sẽ được phát hành vào năm 2024…
Bằng cách này, Samsung sẽ có thể giết chết hai (hoặc nhiều) con chim chỉ bằng một viên đá. Về mặt kỹ thuật, công ty vẫn có thể phát hành một chiếc flagship mới sau mỗi 12 tháng, giống như các đối thủ lớn của mình – ngay cả khi nó không thuộc cùng dòng mọi lúc. Trong khi đó, công ty vẫn đủ sức tập trung phát triển từng phiên bản tiếp theo của Galaxy S và Note trong gần hai năm, thay vì một năm như hiện tại.
Lựa chọn này, nhiều khả năng sẽ mang tới các mẫu thiết kế tốt hơn, với phần cứng đầy tham vọng hơn và phù hợp với tương lai hơn, cũng như tăng giá trị nhận thức cho mọi mô hình mới. Có lẽ, người tiêu dùng khi đó sẽ có xu hướng mua một chiếc flagship Galaxy S hay Note mới hơn là một sản phẩm từ công ty đối thủ, vì biết rằng sản phẩm mới mua của họ sẽ không bị thay thế trong ít nhất 24 tháng.
Có thể nói, quan điểm này sẽ giúp Samsung phát triển hình ảnh của mình, từ một OEM có khả năng tạo ra một chiếc flagship ấn tượng mới hàng năm thành một công ty di động có thể mang lại giá trị chưa từng có trong trên mỗi sản phẩm, mà không “xúc phạm đến túi tiền của khách hàng”.
Tất nhiên, sẽ luôn có một nhóm người tiêu dùng muốn nâng cấp lên các công nghệ mới nhất và tốt nhất càng sớm càng tốt. Và họ có thể không đồng ý với lịch trình ra mắt 24 tháng trừ khi sẵn sàng chuyển đổi qua lại giữa dòng Galaxy S và Note hàng năm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn trước, đặc biệt là bây giờ bút S Pen đã được thêm vào dòng sản phẩm Galaxy S.
Galaxy Z Fold3 sẽ ra mắt vào tháng 5
Samsung sẽ trình làng hai phiên bản của dòng điện thoại màn hình gập là Z Fold và Z Flip thế hệ mới vào giữa năm nay.
Ảnh render Samsung Galaxy Z Fold3 dạng một màn hình chính, 2 màn hình phụ gập vào trong.
Theo Phonearena, cùng với dòng Galaxy S, trong năm 2021, Samsung sẽ dồn sức vào smartphone màn hình gập thay vì dòng Galaxy Note như mọi năm. Nguồn tin cũng cho biết hãng đang cân nhắc việc chuyển sang dùng chip của AMD hay tiếp tục của Qualcomm.
Một số tin đồn gần đây cho rằng Galaxy Z Fold3 sẽ là smartphone gập cách mạng nhất của Samsung. Cả hai mẫu Galaxy Z Fold2 và Galaxy Z Flip đều chỉ có một cơ cấu gập nhưng model mới Galaxy Z Fold thế hệ 3 có bản lể kép, mang lại khả năng gập hiệu quả hơn.
Dựa vào bằng sáng chế cho các thiết bị gập của Samsung, trang Pigtou đã vẽ lên hai ý tưởng gập khác nhau cho Z Fold3. Cả hai đều sử dụng nhiều bản lề linh hoạt và màn hình lớn.
Samsung muốn gia tăng sự phổ biến của điện thoại màn hình gập bằng model giá tốt hơn là Z Flip. Đây là mẫu máy được hãng hướng đến người dùng là nữ nhưng trong năm 2020, các thống kê cho thấy khách hàng là nam giới lại nhiều hơn gấp đôi. Theo số liệu của Counterpoint Research, trong 2021, tổng số máy điện thoại màn hình gập có thể tăng gấp 8 lần từ 700.000 chiếc lên 5,5 triệu chiếc.
Galaxy S21 Ultra sẽ là sản phẩm mở đường cho những thay đổi lớn chưa từng có trên dòng Galaxy Note Kể từ Galaxy S21 Ultra, Samsung sẽ áp dụng cách tiếp cận hoàn toàn khác cho hai dòng flagship Galaxy S và Galaxy Note trong thời gian tới. Theo lịch trình phát hành truyền thống của Samsung, các mẫu Galaxy S sẽ được công bố vào tháng 2 và sau đó bán ra vào tháng 3. Nhưng vào năm sau, Samsung sẽ áp...