Samsung chế tạo công nghệ Wi-Fi nhanh gấp 5 lần hiện nay
Samsung Electronics vừa phát triển công nghệ Wi-Fi 60 GHz, cho tốc độ lên đến 4,6 Gb/giây hay 575 MB/giây. Công nghệ này chạy nhanh gấp 5 lần so với tốc độ kết nối Wi-Fi hiện nay.
Các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay đang trang bị chuẩn kết nối không dây Wi-Fi có tốc độ tối đa 866 Mb/giây hoặc 108 MB/giây. Samsung dự định sẽ thương mại hóa công nghệ này trong năm tới.
Ảnh minh họa.
Không giống như các công nghệ Wi-Fi 2,4GHz và 5GHz, chuẩn WiFi 802.11ad 60GHz của Samsung duy trì tốc độ tối đa bằng cách loại bỏ nhiễu đồng kênh, bất kể số lượng các thiết bị sử dụng cùng một mạng. Công nghệ này thu hẹp nhất khoảng cách giữa tốc độ lý thuyết và thực tế, và thể hiện tốc độ thực tế đó nhanh hơn 10 lần so với các công nghệ Wi-Fi 2,4GHz và 5GHz.
Samsung đã nâng cao chất lượng tín hiệu tổng thể bằng cách phát triển những gì hãng tuyên bố là công nghệ kiểm soát chùm vi mô đầu tiên trên thế giới. Công nghệ này tối ưu hóa các mô-đun thông tin liên lạc trong vòng chưa đầy 1/3.000 giây, trong mọi trường hợp thay đổi trong môi trường truyền dẫn thông tin liên lạc. Samsung cho biết, họ cũng phát triển phương pháp đầu tiên trên thế giới cho phép nhiều thiết bị kết nối mạng cùng một lúc. Tần số 60GHz là băng tần không được cấp phép trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Hiện nay người ta chưa thương mại hóa tần số 60GHz vì lý do kỹ thuật, sóng yếu và rất khó kết nối. Tuy nhiên, Samsung nói họ đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách dùng thêm một bản mạch đặc biệt cũng như một cái an-ten tạo tia, cho phép nhiều thiết bị có thể kết nối cùng lúc vào mạng 60GHz này mà vẫn không bị nhiễu sóng. Bằng cách này, hãng cho biết, tốc độ truyền tải thực tế sẽ gần với tốc độ trên lý thuyết hơn.
Samsung dự định áp dụng các công nghệ mới cho một loạt các sản phẩm, bao gồm cả các thiết bị hình ảnh, âm thanh, thiết bị y tế, cũng như các thiết bị viễn thông. Công nghệ này cũng sẽ không thể thiếu để phát triển Nhà thông minh của Samsung và các sáng kiến khác liên quan đến Internet of Things (IoT).
Theo Tuệ Minh/VnMedia
Đài Loan muốn Mỹ trợ giúp chế tạo tàu ngầm hiện đại
Đài Loan đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Washington để chế tạo tàu ngầm hiện đại của riêng mình sau khi không mua được vũ khí này từ Mỹ hay các nước khác.
Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng động thái này có thể chọc giận Bắc Kinh và ảnh hưởng tới mối quan hệ xuyên eo biển đang ấm dần lên.
Tại Hội thảo công nghiệp quốc phòng Mỹ-Đài Loan diễn ra hôm 6/10 tại Mỹ, ông Chiu Kuo-cheng, Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, đã đề nghị Washington cung cấp cho Đài Loan công nghệ và các vũ khí mà hòn đảo này cần để phòng thủ, đặc biệt là các tàu ngầm diesel điện và các máy bay chiến đấu hiện đại.
"Nhưng ngoài việc mua các tàu ngầm từ nước ngoài, Đài Loan cũng đang tích cực phát triển các vũ khí phòng vệ của riêng mình và chuẩn bị tự chế tạo các tàu ngầm", hãng tin CNA tại Đài Bắc dẫn lời ông Chiu.
Ông Chiu, người dẫn đầu một phái đoàn của Đài Loan tại hội thảo, cho hay việc Trung Quốc đại lục tăng cường mạnh mẽ quân sự cả ở trên không lẫn trên biển là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Đài Loan.
Việc bán các tàu ngầm cho Đài Loan là một vấn đề rất nhạy cảm và Washington đã không tuân thủ một thỏa thuận vào năm 2001 nhằm bắn 8 tàu ngầm diesel điện cho hòn đảo do những lo ngại rằng điều này có thể làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung.
Mỹ đã tuyên bố sẽ gúp Đài Loan chế tạo tàu ngầm tại các quốc gia khác, nhưng cho tới nay chưa nước nào tỏ ý muốn chế tạo các tàu ngầm này, dù các hợp đồng có thể rất béo bở.
Ông Wang Jyh-perng, một đại tá hải quân và cũng là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội quản lý chiến lược và quốc phòng, cho hay Đài Loan chỉ có thể hiện thực hóa các tham vọng tàu ngầm bằng việc chế tạo các tàu nhỏ hơn trước tiên.
"Sẽ dễ dàng hơn cho Đài Loan để có được các công nghệ cần thiết nếu hòn đảo nhắm tới các mục tiêu nhỏ hơn", ông Wang nói.
Ding Shu-fan, tổng thư ký Tổng thư ký Hội đồng nghiên cứu chính sách phát triển Trung Quốc có trụ sở tại Đài Bắc, cho hay các bình luận của ông Chiu cho thấy Đài Loan và Mỹ đã đạt được tiến triển về vấn đề tàu ngầm.
Nhưng ông Ding cũng nói thêm rằng bất kỳ sự hợp tác quốc phòng nào giữa Đài Loan và Mỹ đều có thể khiến Bắc Kinh tức giận và ảnh hưởng tới quan hệ xuyên eo biển.
Li Jie, một chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh cho hay, ngoại trừ Nhật Bản, không quốc gia nào khác muốn trợ giúp Mỹ chuyển giao công nghệ cho Đài Loan vì điều có nguy cơ chọc giận Trung Quốc.
An Bình
Theo SCMP
Ấn Độ dẫn đầu về hệ thống phòng vệ tích cực dành cho xe tăng Ấn Độ sẽ vượt qua cả thế giới trên lĩnh vực chế tạo các hệ thống phòng vệ tích cực dành cho xe tăng. Xe tăng Arjun của Ấn Độ Trung tâm phát triển xe chiến đấu CVRDE (Combat Vehicles Research & Development Establishment) ở thành phố Chennai, Ấn Độ sắp tới sẽ phát triển loại xe tăng chiến đấu tương lai có...