Samsung bắt tay với công ty Mỹ để cải thiện chip bán dẫn
Samsung vừa bắt tay với công ty phần mềm Silicon Frontline Technology có trụ sở tại San Jose, California (Mỹ) để cải thiện tỉ lệ năng suất của chip bán dẫn.
Samsung đã gặp vấn đề về năng suất từ các dòng chip bán dẫn 5 nm, mọi thứ ngày càng đi xuống khi công ty chuyển sang quy trình 4 nm và 3 nm.
Tại một thời điểm, tỉ lệ năng suất của công ty cho các giải pháp 3 nm được cho là chỉ đạt 20%. Điều này có nghĩa là chỉ có 20 chip trong số 100 chip được sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.
Những rắc rối này đã dẫn đến việc Samsung bị mất khách hàng chính là Qualcomm vào tay đối thủ truyền kiếp TSMC. Gã khổng lồ Hàn Quốc cũng tuột dốc trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, bất chấp những thất bại, Samsung đã bắt đầu sản xuất chip 3 nm trước TSMC. Công ty hiện đang tìm cách cải thiện tỉ lệ năng suất thông qua việc hợp tác với Silicon Frontline Technology. Công ty này có chuyên môn về các giải pháp thiết kế và xác minh chất bán dẫn, sẽ hỗ trợ Samsung trong các quy trình sản xuất chip, bao gồm cả quy trình front-end.
Video đang HOT
Theo các hãng truyền thông Hàn Quốc, Silicon Frontline Technology sẽ cung cấp công nghệ đánh giá trình độ giải pháp chip và khử tĩnh điện (ESD) cho Samsung.
ESD được cho là nguyên nhân chính gây ra lỗi trong chip bán dẫn, dẫn đến tỉ lệ năng suất thấp. Nó được gây ra bởi ma sát giữa thiết bị và kim loại trong quá trình sản xuất. Ngăn ngừa hoặc giảm ESD giúp cải thiện tỉ lệ năng suất vì có ít lỗi sản xuất hơn.
Nếu sự hợp tác này giúp Samsung đạt được vị trí mà họ muốn trong ngành công nghiệp bán dẫn, công ty cũng có thể giành lại một số khách hàng đã mất trước đó.
Trước đó, Qualcomm đã chia tay Samsung và chuyển sang hợp tác với TSMC để sản xuất Snapdragon 8 Gen 2, Nvidia cũng đã giao phó cho công ty Đài Loan sản xuất GPU dòng RTX40 mới nhất.
Samsung hy vọng ưu thế trong việc sản xuất chip 3 nm sẽ giúp công ty lấy lại vị trí đã mất. Tuy nhiên bây giờ cần phải xem công ty có thể xoay chuyển tình thế nhanh chóng hay không trước khi TMSC bắt kịp.
Khách hàng chip tìm 'nguồn cung thứ hai' tránh rủi ro địa chính trị, cơ hội phát triển của Samsung
Hãng Điện tử Samsung (Samsung Electronics Co) cho biết ngành công nghệ điện tử toàn cầu đang tìm kiếm những nguồn thay thế cho linh kiện bán dẫn tiên tiến do rủi ro chính trị gia tăng và đó là cơ hội phát triển.
Hãng Điện tử Samsung (Samsung Electronics Co). Ảnh Bloomberg
Phát biểu tại cuộc họp giao ban các nhà đầu tư của công ty Hàn Quốc, Sim Sang-pil, lãnh đạo bộ phận kế hoạch doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh xưởng đúc linh kiện bán dẫn đã đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng cho nhà máy, đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với Công ty Sản xuất linh kiện bán dẫn Đài Loan TSMC theo hợp đồng hàng đầu thế giới. Samsung dự kiến sẽ tăng công suất đúc của xưởng lên 3,3 lần vào năm 2027 so với năm 2022.
Ông Sim cho biết: "Khi tôi gặp khách hàng những ngày này, các doanh nghiệp công nghệ điện tử nghĩ rằng, rủi ro địa chính trị hiện tại là nghiêm trọng và các nhà sản xuất thiết bị tiên tiến cần nguồn thứ hai trong chuỗi cung ứng, xưởng đúc bán dẫn của Samsung có nhiều cơ hội với những khách hàng muốn có nguồn cung ứng thứ hai đó".
TSMC là sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới, cung cấp chip silicon theo hợp đồng đáp ứng nhu cầu các thiết kế của khách hàng như tập đoàn Apple và tập đoàn Nvidia. Sự phụ thuộc của thế giới công nghệ vào công ty duy nhất này, có trụ sở tại Đài Loan - nơi Trung Quốc xác định là một phần không thể tách rời của lãnh thổ đất đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà lãnh đạo chính trị ở Mỹ và châu Âu.
Căng thẳng Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột quy mô lớn của Mỹ với Trung Quốc và tạo ra rủi ro địa chính trị lớn đối với TSMC
Khi căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, các doanh nghiệp đã chuẩn bị những kế hoạch dự phòng trong trường hợp các công ty nước ngoài không thể hoạt động tại Trung Quốc hoặc một cuộc đối đầu quân sự xung quanh Đài Loan.
Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới đã và đang đầu tư mạnh mẽ để cạnh tranh các đơn đặt hàng sản xuất bộ vi xử lý logic từ những khách hàng lớn như Qualcomm Inc
Ông Sim nhận định, xưởng đúc của Samsung kém TSMC một chút về công nghệ 4 nm và 5nm, nhưng doanh nghiệp thấy được cơ hội đuổi kịp với các chip tiên tiến hơn. Samsung đang nỗ lực đầu tư phát triển một thiết kế chip mới có tên Gate All Around, hay GAA, một lĩnh vực mà công ty cho rằng sẽ giành được lợi thế so với TSMC và tập đoàn Intel Mỹ. Theo Texas Focus, Samsung đang thu hút khách hàng mua chip Mỹ bằng những tiến bộ công nghệ,
Samsung cũng đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ Mỹ, đã thông qua Bộ luật năm 2022 hỗ trợ sự phát triển sản xuất chip trên lãnh thổ quốc gia. Công ty đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất chip mới (fab) ở Taylor, Texas nhằm mục đích cung cấp linh kiện bán dẫn cho thị trường nội địa Mỹ.
Lý do khiến vị thế của Apple và Samsung đang bị đe dọa Việc Huawei bị cấm vận vào năm 2019 khi đang ở thời kỳ đỉnh cao đã ngăn công ty trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, thế cạnh tranh lúc đó chỉ còn Apple và Samsung. Tuy nhiên, cả 2 hãng này đều chơi rất thận trọng khi chỉ nâng cấp phần cứng và thay đổi thiết kế nhẹ nhàng...