Samsung bán công nghệ màn hình gập cho Oppo, Xiaomi?
Công ty Hàn Quốc được cho là đang bán công nghệ màn hình có thể gập lại được cho Oppo, Xiaomi để sản xuất smartphone mềm dẻo có thể gập lại.
Hiện tại chúng ta đã nghe nói đến những phát triển mới đối với smartphone Galaxy X hoặc Galaxy F có thể gập lại được của nhà sản xuất Samsung. Gần đây, trong sự kiện ra mắt siêu phẩm Galaxy Note 9, CEO Samsung Mobile DJ Koh đã xác nhận rằng, sản ph ẩm thực sự đang được phát triển.
Concept điện thoại có thể gập lại được của Samsung.
Trên thực tế, thiết bị này đã bị trì hoãn khá lâu vì những tin đồn về thiết bị này đã xuất hiện được gần hai năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa có sản phẩm thương mại thực sự.
Theo báo cáo của The Inquisitr, Samsung dường như đã có một cuộc họp kín, nơi các nguyên mẫu Galaxy X được tiết lộ.
Bây giờ có vẻ như các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc như Xiaomi và Oppo có thể đang tìm cách vượt mặt Samsung bằng điện thoại gập. ETNews có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết, Samsung đang bán màn hình có thể gập lại được cho Oppo và Xiaomi.
Hiện Samsung cũng là nhà cung cấp rất lớn các tấm màn hình OLED sử dụng trong smartphone trên toàn thế giới. Do đó việc cung cấp màn hình có thể gập lại được cho các nhà sản xuất khác sẽ củng cố thêm vị trí cho Samsung vững chắc hơn trên thị trường. Cho dù Oppo và Xiaomi có thể đánh bại Samsung trong thị trường smartphone có thể gập lại, Samsung vẫn sẽ kiếm thêm được nhiều tiền thông qua việc bán màn hình cho các đối thủ cạnh tranh.
Gần đây một số rò rỉ mới cho thấy Galaxy X (hoặc F) có thể gập lại hoàn toàn, có thể gập một phần ở góc và có thể kéo thẳng ra.
Từ những gì rò rỉ cho thấy, màn hình không thể gấp phẳng, ngay cả khi điện thoại được đóng lại. Có một bản lề nằm ở phần gấp ở giữa gợi nhớ đến thiết bị Microsoft Surface Book trước đây.
Video đang HOT
Theo DZnet
Dân Trung Quốc tự tin khẳng định smartphone nước mình đã tốt ngang Apple
Theo người dân nước này thì Huawei, Xiaomi, và Oppo đã có thể sánh ngang với các hãng toàn cầu với các thiết bị giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ tính năng cần thiết.
Đối với Sean Lin, người vừa làm hỏng chiếc iPhone 6 Plus, quyết định nên sắm chiếc điện thoại nào tiếp theo cũng nhanh như khi chụp ảnh selfie vậy. Chuyên gia marketing 33 tuổi sống tại Quảng Châu này cho biết anh đã chọn một chiếc smartphone có giá chỉ bằng 2/3 giá iPhone nhưng hoạt động chẳng có gì để chê. Nó có một cái camera thương hiệu Leica giúp anh trở thành "thánh selfie", và quan trọng hơn, với chiếc smartphone mới này, Lin không còn "lạc loài" giữa các bạn bè của anh nữa.
Anh chàng này đã mua chiếc Huawei Mate 9.
"Nhiều bạn bè tôi sử dụng điện thoại Huawei và họ đều khen các thiết bị này hết lời" - Lin nói - "Trước đây, việc mua điện thoại Trung Quốc được xem là dấu hiệu của sự nghèo hèn, nhưng giờ chúng tôi không nghĩ vậy nữa. Thực tế là sở hữu một chiếc smartphone từ Huawei đã trở thành một biểu tượng cho sự sung túc tại Trung Quốc".
Không phải mỗi Lin nghĩ như vậy, và xu hướng này báo hiệu một tương lai không mấy tốt lành cho hãng sản xuất smartphone hàng đầu thế giới - Samsung Electronics - và khả năng đảo ngược đà tụt dốc của họ tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới, cũng như cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc tại các quốc gia khác.
Trên tàu điện ngầm ở Bắc Kinh: 4 trong số 5 smartphone bán ra tại Trung Quốc trong Quý 2 vừa qua đến từ 4 nhãn hiệu lớn trong nước
Năm ngoái, gần 91 triệu người Trung Quốc - tương đương với dân số của Pháp, Bồ Đào Nha và Hi Lạp gộp lại - đã mua smartphone Huawei. Tại quốc gia mà người ta vẫn thường dùng Samsung Galaxy và iPhone làm quà đám cưới, hiện nay món quà đó có thể bao gồm cả những nhãn hiệu trong nước nữa.
Trên thực tế, cứ mỗi 5 chiếc smartphone bán ra tại Trung Quốc trong Quý 2 vừa qua, chỉ có một chiếc không phải do 4 nhãn hiệu lớn là Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo sản xuất.
Trong khi Apple vẫn giữ thị phần 9% tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới này, báo cáo mới nhất của công ty Hồng Kông là Counterpoint Technology Market Research cho thấy Samsung đã bại trận. Các nhà phân tích nói rằng nhờ chất lượng ngày càng cao, khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn, và có thể kết nối với các khách hàng trong nước đã giúp Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo cạnh tranh được với gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc trên mọi mặt trận, thu hẹp thị phần của Samsung tại Trung Quốc từ gần 15% xuống còn... dưới 1% chỉ trong vòng 4 năm.
Các nhà phân tích còn nói rằng việc các nhãn hiệu Trung Quốc thành công trong việc thổi bay Samsung ra khỏi thị trường nước nhà một phần là do... bản thân của Samsung.
Trở lại năm 2016, Samsung Galaxy Note 7, vốn được thiết kế để đối đầu iPhone, không may lại trở thành một thảm họa khi pin máy cực kỳ dễ phát nổ. Samsung lúc này khá chậm chạp trong việc triệu hồi các sản phẩm của mình tại Trung Quốc dù thông tin về scandal này đã lan rộng trên toàn thế giới. Điều này đã đánh mạnh vào doanh số Samsung tại Trung Quốc. Theo một khảo sát vào năm 2016 của Penguin Intelligence, hơn một nửa trong số 20.000 người tham gia cho biết ấn tượng của họ về Samsung "bốc hơi" sau vụ triệu hồi, và chỉ 1 trong số 2 người dùng Samsung tại Trung Quốc nói rằng họ có thể xem xét tiếp tục mua điện thoại của hãng này trong tương lai. Đối với những người không dùng điện thoại Samsung, con số này là 13%.
Một cuộc tranh cãi về mặt ngoại giao giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan lá chắn tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc càng làm xấu thêm hình ảnh của Samsung, trì hoãn sự trở lại của họ tại Trung Quốc. Và khi các khách hàng người Trung Quốc ngày càng quay lưng lại với công ty Hàn Quốc, các đối thủ trong nước nhanh chóng vùng lên để lấp khoảng trống.
CEO Samsung là Koh Dong-jin hiểu được thách thức trước mắt đối với công ty tại Trung Quốc. Thái độ hờ hững của công chúng đối với chiếc Galaxy Note 9 vừa được công bố ngày 9/8 tại New York là một dấu hiệu cho thấy thách thức này ngày một khó khăn hơn. Một ngày sau sự kiện, Koh nói đầy quyết tâm: "Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ thị trường Trung Quốc vì nó quá lớn. Chúng tôi phải phục hồi và sẽ chứng minh là chúng tôi có đủ khả năng làm điều đó".
Liang Yaguang, một chuyên viên phân tích của Kantar Worldpanel, thấy một chặng đường đầy khó khăn trước mắt đối với Samsung. "Sẽ khá khó cho Samsung phản công trong thời gian sắp tới. Thách thức lớn nhất mà Samsung sẽ đối mặt là các đối thủ cạnh tranh của họ lại là những công ty nội địa với hiểu biết tốt hơn về Trung Quốc. Bên cạnh đó, khách hàng Trung Quốc khả năng cao sẽ ủng hộ các nhãn hiệu quốc gia".
Liệu Samsung có thể trở lại Trung Quốc trong một cuộc đua dài hơi hay không vẫn chưa rõ. Nhưng Huawei, Xiaomi và các công ty khác đã mở rộng chiến trường ra nước ngoài, cạnh tranh với Samsung và Apple tại các thị trường từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, đến châu Âu. Ví dụ, Xiaomi đã đánh bại Samsung về doanh số smartphone tại Ấn Độ trong Quý 4/2017 và dẫn trước kể từ thời điểm đó.
"Các công ty smartphone Trung Quốc chắc chắn đã vươn lên vị trí hàng đầu" - Wang Xi, một nhà phân tích của IDC nhận định. Các số liệu thống kê công nghiệp cho thấy gần 1,5 tỷ thiết bị di động bán ra trên toàn cầu vào năm ngoái, có đến 358 triệu - tương đương 24,5% - được sản xuất bởi Huawei, Xiaomi và Oppo. Lùi lại năm 2013, Huawei và Lenovo Group là hai cái tên Trung Quốc duy nhất lọt được vào top 5 các hãng sản xuất smartphone, với tổng thị phần chỉ 9,3% mà thôi.
Dù các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc tụt lại đằng sau các đối thủ phương Tây xét về chất lượng phần cứng, nhưng các nhà phân tích cho rằng họ đã tìm cách giành được lòng tin của khách hàng với phần mềm tốt hơn. Ví dụ, phần lớn mọi smartphone sản xuất bởi các công ty Trung Quốc đều có một ứng dụng cài sẵn có thể lọc các cuộc gọi đáng nghi và bảo vệ người dùng khỏi những kẻ lừa đảo tiềm tàng. Các ứng dụng tương tự như vậy trước đây không hề tồn tại trên các thiết bị của Samsung và Apple, dù sau đó hai hãng này đã theo chân các đối thủ Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Một số công ty smartphone Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh sự hiện diện của mình bằng cách xâm nhập các thị trường ngoài tầm với của Samsung. Oppo và Vivo, hai công ty con của tập đoàn BBK Electronics (Trung Quốc), đã bán được hàng chục triệu smartphone mỗi năm chủ yếu bằng cách tiếp cận các làng quê Trung Quốc. Trong số những khách hàng mới nhất của họ có Liu Anxue, một thương gia ở làng Yujin, phía Tây Bắc Trung Quốc. Liu vốn thất vọng bởi hiệu năng của nhãn hiệu nội địa là LeTV, đã tìm đến Samsung, nhưng sau khi tiến hành tìm kiếm nhanh trên mạng, anh đã đổi ý.
"Hầu như mọi thị trấn ở quê tôi đều có cửa tiệm bán Oppo hay Vivo, còn các đại lý Samsung ở đây thì khá ít và còn xa nữa" - Liu nói. Dù anh có thể đặt hàng trực tuyến một chiếc smartphone Samsung, nhưng doanh nhân bận rộn này nói anh không thích chờ đợi. Vậy nên anh đã mua một chiếc Vivo.
Nhưng một mạng lưới phân phối rộng khắp không phải là lý do duy nhất giúp các hãng smartphone Trung Quốc vượt mặt Apple và Samsung về doanh số trong nước. Họ còn tìm cách cải tiến công nghệ nữa.
Xu Peng, một đại lý trực tuyến tại tỉnh Shaanxi, biết điều này từ kinh nghiệm cô có được. Muốn một thiết bị có chất lượng tốt hơn, cô nàng 27 tuổi này đã chuyển từ một nhãn hiệu Trung Quốc sang Apple, nhưng rồi lại làm ngược lại cũng vì lý do tương tự.
"Pin iPhone của tôi cạn siêu nhanh, thế nên khi Oppo giới thiệu một chiếc điện thoại mới với tính năng sạc nhanh vào năm ngoái, tôi để ý ngay" - Xu nói. Cô đang nhắc đến một thiết bị phát triển bởi một công ty smartphone Trung Quốc được quảng cáo là chỉ cần sạc 5 phút cũng đủ dùng gọi điện trong 2 giờ.
Cho đến lúc này, hiệu năng của chiếc điện thoại Oppo đó đã vượt mọi kỳ vọng của Xu. "Tôi nghĩ chất lượng các smartphone Trung Quốc nay đã tốt ngang Apple. Có lẽ Apple có một số tính năng mạnh mẽ, nhưng đối với những người Trung Quốc bình thường, chúng tôi chỉ muốn chơi game di động hay lướt web mà thôi. Thôi thực sự không thấy khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu Trung Quốc và các nhãn hiệu phương Tây đối với những chức năng đó".
Và các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại. Oppo mới đây đã hợp tác với Đại học Stanford để nghiên cứu cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào smartphone. Hồi tháng 2, Huawei công bố rằng họ đã đầu tư 800 triệu USD trong năm qua vào nghiên cứu và phát triển 5G - tương lai của ngành viễn thông.
Nhưng dù các công ty smartphone Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, các nhà phân tích nhận định rằng cuộc đua chiếm ngôi vị số 1 của thị trường toàn cầu vẫn tiếp diễn. "Trong thời đại 3G, Samsung từng là vua và ít ai nghe đến Huawei, chứ chưa kể đến Xiaomi và Oppo" - Flora Tang, nhà phân tích của Counterpoint nói - "Trong thời đại 4G, các hãng smartphone Trung Quốc đã thống trị thế giới. Chưa ai biết tương lai sẽ thế nào khi thế giới phủ sóng 5G".
Lãnh đạo mảng di động của Samsung - DJ Koh - nhấn mạnh rằng ông muốn có một tương lai với Trung Quốc. "Chúng tôi đang tái thiết tổ chức của mình tại Trung Quốc. Chúng tôi đã tiến những bước như cử những nhân viên mới đến, tái thiết mạng lưới bán lẻ và mở nhiều cửa hàng mới. Chúng tôi đang nhận được những tín hiệu tích cực và tự tin sẽ hồi phục vào năm sau".
Những con dấu dày đặc trong hộ chiếu của Koh cho thấy ông nghiêm túc như thế nào về việc giành lại người tiêu dùng Trung Quốc. "Tôi đến Trung Quốc mỗi tháng để theo dõi sát sao thị trường" - ông nói.
Nhưng cho đến lúc này, những khách hàng Trung Quốc như Lin, chuyên gia marketing ở Quảng Châu, vẫn chưa bị thuyết phục. Khi được hỏi liệu anh có quay lại với Apple hay Samsung không, Lin có vẻ ngạc nhiên: "Huawei và Xiaomi rất tốt. Tại sao tôi phải quay lại?"
Theo Tri Thuc Tre
Nguyên lý hoạt động của Galaxy X qua bản thiết kế Điện thoại màn gập như Galaxy X có lẽ là một trong những mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp điện thoại trong vài năm qua. Trong khi Huawei có thể tung ra thị trường mẫu đầu tiên, nhiều khả năng Samsung mới là hãng thu hút được mọi sự chú ý, với thiết kế của model Galaxy X, hoặc Winner, hay...