Sắm Tết đừng trữ tủ lạnh các thực phẩm này vì chúng để ngoài vẫn tươi ngon
Ớt chuông, bơ, nước sốt… là những thực phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon mà không cần cất giữ trong tủ lạnh.
Mọi người đã quá quen với việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đến nỗi bản thân họ hiếm khi đặt câu hỏi suy nghĩ về những thực phẩm, đồ uống nào cần nhất bảo quản trong tủ lạnh, những thực phẩm nào vẫn tươi ngon ở nhiệt độ phòng.
Ngay cả khi bao bì ghi “bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát” nhưng theo thói quen nhiều người vẫn tự động đặt món hàng vào tủ lạnh.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn thực sự không cần thiết phải để tủ lạnh mà vẫn giữ được độ tươi ngon, kết quả chắc chắn khiến nhiều bà nội trợ bất ngờ.
Ớt chuông
Bạn không cần phải giữ ớt chuông trong tủ lạnh. Chúng hoàn toàn có thể được bảo quản trong điều kiện tốt ở nhiệt độ phòng, trong ngăn bếp, túi giấy. Ớt chuông để trong tủ lạnh có thể mất độ tươi và giòn.
Một số loại trái cây
Chuối, xoài, đu đủ và các loại trái cây nhiệt đới khác không nhất thiết để tủ lạnh. Nhiệt độ thấp làm mất đi vẻ ngoài bóng bẩy hay màu sắc vốn có của chúng ví dụ như chuối chuyển sang màu nâu sẫm khi cho vào tủ.
Nước sốt
Tương cà, mù tạt, nước tương, giấm vẫn có thể dùng được sau khi mở ra và để ở nhiệt độ phòng.
Sô cô la
Video đang HOT
Hơi ẩm bên trong tủ lạnh sẽ khiến sô cô la có một lớp phủ màu trắng bên ngoài. Lớp màu trắng này không ảnh hưởng đến mùi vị nhưng trông không hấp dẫn lắm. Sô cô la có thể bảo quản ở mọi nơi có nhiệt độ khoảng 21 độ C trong ít nhất 6 tháng.
Bánh mì
Nhiều người bảo quản bánh mì trong tủ lạnh để bánh không bị thiu, nhưng làm như vậy sẽ khiến bánh khô nhanh hơn, cứng hơn. Tốt nhất nên bảo quản bánh mì trong tủ tối hay hộp đựng bánh mì ở nhiệt độ phòng.
Nước ngọt
Các loại nước ngọt như nước trái cây, cola hoàn toàn có thể bảo quản ở những nơi ấm áp hoặc mát mẻ. Nếu không có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và bao bì không bị hỏng, nước trái cây có thể bảo quản trong vài tháng.
Lạp xưởng
Cách tốt nhất để bảo quản bất kỳ loại thịt nào đã chế biến kiểu này là treo nó ở một nơi mát mẻ và thông gió với khoảng 20 độ. Nếu không có điều kiện như vậy thì mới cho vào tủ lạnh.
Cá hộp
Những món ăn đóng hộp, cá hộp không nhất thiết để trong tủ lạnh. Chúng vẫn trong tình trạng tốt dù ở trên kệ hàng trong cửa hàng tạp hóa hàng tháng trời. Nhưng nếu đã mở ra, bạn nên đậy kín và cho vào tủ lạnh.
Húng quế
Để giữ cho húng quế tươi lâu, hãy cắt tỉa cành và đặt chúng trong lọ nước giống như cách cắm hoa. Trong khi một số loại rau như rau mùi được bảo quản tốt sau khi bọc trong túi và cho vào tủ lạnh thì húng quế chỉ cần ở nhiệt độ phòng. Làm lạnh có thể khiến cho lá bị đen.
Tỏi
Ánh sáng và độ ẩm là kẻ thù tồi tệ nhất của tỏi vì sẽ tạo môi trường khiến nấm mốc phát triển. Thay vào đó, hãy bảo quản tỏi ở nhiệt độ phòng ở nơi khô ráo, tối và có nhiều không khí lưu thông.
Khi để tỏi trong môi trường lạnh, ví dụ như tủ lạnh, tỏi sẽ sớm nảy mầm chỉ sau vài ngày. Tỏi đã mọc mầm vẫn có thể ăn được nhưng có vị hơi đắng.
Mẹ 9x mách bạn cách bảo quản thực phẩm "đỉnh của chóp" cả tháng vẫn tươi ngon roi rói
Bà mẹ 9x Ari Huyền Daisy chia sẻ đầy chi tiết cách bảo quản thực phẩm cả tháng không hỏng.
Với nhiều gia đình, tủ lạnh không chỉ dừng lại ở 1 cái duy nhất mà phải "nhiều" cái mới đủ để thỏa mãn đam mê mua sắm của các chị em. Tủ lạnh giúp bảo quản thức ăn và đặc biệt cần thiết khi công việc bận rộn chúng ta không thể ngày nào cũng đi chợ hoặc siêu thị. Bà mẹ trẻ Ari Huyền Daisy sở hữu hẳn 3 chiếc tủ lạnh và phải làm sao để sắp xếp và bảo quản thực phẩm một cách hợp lý, giữ cho thực phẩm tươi ngon không làm giảm chất lượng là bài toán không hề đơn giản.
Rau, củ và trái cây:
Huyền và gia đình đang sinh sống tại đất nước Iraq. Huyền chia sẻ ở đây rau, củ, trái cây không nhiều. Có rau cải thảo, súp lơ xanh, dưa hấu (hoặc một số loại quả đã bổ ra ăn không hết) thì Huyền sẽ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Với rau thì để được 2-3 tuần hoặc hơn. Còn dưa hấu hay các quả khác thì sẽ dùng trong dưới 1 tuần.
Dưa hấu ở Iraq toàn loại "siêu to khổng lồ" nên Huyền sẽ chia ra phần nào để ăn, còn phần nào xay sinh tố thì sẽ cho vào túi zip (túi đựng thực phẩm) để cấp đông cũng phải được 1-2 tháng.
Mẹo chọn dưa hấu của Huyền chỉ 1 mẹo duy nhất đó là nhìn phần đáy của trái dưa. Nhìn đáy dưa vàng đậm là quả già, ngọt và nên chọn quả đó. Với quả nào mà nó có khoảng vàng mà không phải ở phần đáy thì ta không nên mua vì nó chưa chắc đã ngon.
Dứa, dâu tây thì phần nào ăn hoặc nấu trong 1-2 ngày thì Huyền cho vào hộp nhựa đựng thực phẩm, còn phần nào xay sinh tố thì cho vào túi zip để vài tháng cũng được. Dâu tây sẽ cắt bỏ đầu trắng, ngâm với chút baking soda pha loãng với nước trong 10 phút rồi rửa sạch với nước lọc, thấm khô và cho vào túi zip cấp đông để xay sinh tố. Nho thì mua về cũng ngâm như dâu tây, sau đó thấm khô rồi cho vào hộp nhựa đậy kín để ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Với nấm mỡ hay các loại nấm khác lượng nước trong nấm khá nhiều. Không bảo quản kĩ thì chỉ dưới 1 tuần là có hiện tượng hỏng thì bạn nên bọc nấm với giấy báo hoặc giấy nến, sau đó quấn kĩ với 2 lớp màng bọc là để được khoảng 2 tuần.
Bắp (ngô) nếu xác định ăn trong tuần thì để ngăn mát, còn mua nhiều quá hoặc lâu mới dùng thì bọc bỏ lớp vỏ dày bên ngoài, để lại 1-2 lớp vỏ non bên trong, bọc kín với màng bọc thực phẩm và để cấp đông khoảng 1-2 tháng (như này sẽ tiết kiệm được thời gian nấu).
Với chanh, ớt, cà chua, đậu cove thì cho vào hộp nhựa đựng thực phẩm để cả tháng vẫn tươi ngon.
Nhà mình rất ít nấu các món liên quan tới cà rốt nhưng trong nhà luôn phải có. Vì lâu lâu mới dùng nên là mình sẽ gọt vỏ, ngâm với chút baking soda pha loãng với nước rồi rửa qua nước lọc, sau đó thấm khô rồi cho vào túi zip cấp đông. Khi nấu chỉ việc lấy ra để nhiệt độ phòng 1 lúc rồi chế biến luôn. Không cần rửa lại với nước nữa.
Hành lá, rau thì là thì mình cắt rễ, ngâm với chút baking soda. Sau đó rửa sạch, để ráo hoặc thấm với khăn cho khô. Hành lá chia ra cắt khúc, cắt nhỏ để tùy món ăn mà cho vào. Thì là thì cắt khúc. Cho tất cả vào túi zip để cấp đông. Khi cần thì chỉ việc cho ngay vào món ăn khi sắp tắt bếp là xong. Làm như này thì để cả tháng cũng không sợ hành bị hỏng.
Hành tây, gừng, tỏi mình sẽ để chung với nhau. Khoai tây thì để vào rổ và cho vào phòng tối để tránh khoai tây lên mầm.
Với rau, củ để ngăn mát không nên rửa nước khi mua về luôn. Khi nào nấu hãy ngâm và rửa. Rau lá mềm như rau bina (hoặc mồng tơi, rau muống, cải ngọt,...) thì nên dùng trong 2-3 ngày đổ lại.
Thịt, cá:
Với thịt gà thì khi mua về mình sẽ chia ra phần nào để nấu ngay thì mình sẽ để ngăn mát. Phần nào chưa nấu thì sẽ để ngăn đông dùng dần. Với thịt gà mình sẽ làm gà viên chiên hoặc chả gà.
Cá thì khi mua về, Huyền sẽ xát muối, làm sạch và khử mùi với chút rượu gừng (sẽ không rửa lại với nước nữa). Sau đó chia ra 2-3 phần, chia vào từng túi, mỗi túi là 1 bữa ăn. Khi nào muốn ăn lấy phần đó ra để nhiệt độ phòng cho rã đông rồi chế biến luôn.
GÓC TÁC GIẢ
Ari Huyền Daisy hiện đang sinh sống tại Iraq.
Những loại thực phẩm tốt nhất bạn không nên cho vào tủ lạnh nếu muốn giữ chúng lâu hơn, hoá ra đó giờ ai cũng bảo quản sai Trên thực tế, không phải loại thực phẩm nào cũng nên cho vào tủ lạnh để bảo quản. Ngày nay, gia đình nào hầu như cũng phải sắm một cái tủ lạnh để lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Ai cũng quan niệm rằng nhiệt độ thấp có thể giúp giữ chúng được lâu hơn. Tuy vậy, nó không đúng trong mọi...