Sạm da, ngứa ngáy: Có thể lá gan đang ngày càng chai cứng
Xơ gan là một bệnh phổ hiện nay do thói quen uống nhiều bia rượu của người Việt Nam. Triệu chứng xơ gan ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Khi bệnh phát triển nặng thì điều trị rất khó.
Xơ gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể, thực hiện một số chức năng chủ chốt như:
- Thanh lọc máu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Dự trữ các vitamin quan trọng như vitamin A, D, K…
- Tổng hợp protein.
- Sản xuất các chất giúp tiêu hóa thức ăn.
- Sản sinh cholesterol.
- Duy trì mức độ glucose trung bình trong máu.
Gan thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại nên dễ bị tổn thương dẫn tới bệnh lý, điển hình như xơ gan. Xơ gan là hậu quả cuối cùng của quá trình tế bào gan bị tổn thương. Xơ gan là tình trạng xơ hóa lan tỏa trong khắp nhu mô gan, làm đảo lộn cấu trúc của gan. Quá trình xơ hóa này tạo nên các dải xơ, chia cắt các tiểu thùy thành các tiểu thùy gan giả khiến quá trình tuần hoàn tại đây bị rối loạn. Các tế bào gan không thể phục hồi mà tiếp tục bị tổn thương khiến xơ hóa lan tỏa trong nhu mô gan.
Video đang HOT
Dấu hiệu cảnh báo xơ gan
Gan có khả năng bù trừ rất tốt, nên phần gan chưa bị chai cứng sẽ làm thay nhiệm vụ cho phần gan bị tổn thương, chai cứng nên xơ gan ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể nên người bệnh khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Khi gan bị chai cứng trên 75% thì mới có biểu hiện rõ ràng. Tùy từng mức độ mà các các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, người bệnh có các triệu chứng:
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém.
- Vàng da, da sạm.
- Ra máu cam, ra máu chân răng.
- Ngứa ngáy.
- Phù, cổ trướng.
- Chức năng tình dục suy giảm…
Trường hợp nặng hơn có triệu chứng của biến chứng như:
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
- Hôn mê gan.
- Suy thận.
Bệnh nhân xơ gan nên ăn gì/kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng có đầy đủ protein sẽ đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho tế bào gan khỏe mạnh, hồi phục tế bào gan bị tổn thương, kích thích tái tạo tế bào gan mới đồng thời có thể cải thiện hiện tượng protein máu thấp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng đường, không để xảy ra tình trạng hạ đường huyết do chức năng chuyển hóa của gan kém. Lượng vitamin và chất khoáng phong phú sẽ giúp cải thiện chức năng gan, bổ sung thiếu hụt do quá trình chuyển hóa của gan bị kém đi. Lượng lipid vừa phải sẽ giảm bớt gánh nặng dự trữ của gan.
Theo các chuyên gia gan mật, bệnh xơ gan không cần phải kiêng khem quá kỹ, người bệnh vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống như thường ngày, tuy nhiên cần phải tuyệt đối kiêng một số thói quen có hại sau:
- Kiêng hoàn toàn rượu bia, đồ uống có cồn vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Chất cồn trong bia rượu sẽ làm tổn thương các tế bào gan còn khỏe mạnh và làm tình trạng xơ gan tiến triển nặng hơn.
- Hạn chế tối đa ăn những đồ ăn, gia vị có tính cay nóng như gừng, hành, ớt, đinh hương, hạt tiêu…, bởi đây là những đồ ăn trợ thấp nhiệt, có thể làm cho thấp nhiệt ở gan bị nặng thêm, khiến các triệu chứng lâm sàng của xơ gan như mệt mỏi, vàng da… càng nặng hơn.
- Các đồ ăn chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, thịt cừu, thịt gà cũng hết sức tránh bởi chúng là đồ khó tiêu sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, đồng thời những đồ ăn này cũng dễ sinh nhiệt, làm nóng gan, sẽ bất lợi nhiều cho việc hồi phục lá gan xơ.
- Bệnh xơ gan kiêng ăn những đồ ăn sẵn bởi chúng hay chứa chất bảo quản, màu thực phẩm nhân tạo không tốt cho gan. Nếu dùng thực phẩm tươi sống phải chọn nguồn gốc kỹ càng, tránh thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng sẽ làm xơ gan tăng nặng hơn.
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn TP HCM đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, HCDC cho biết, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12.
Tháng 8 vừa qua, TP HCM đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân nữ 16 tuổi, ở quận 7 tử vong vì sốt xuất huyết. Cũng trong tháng 8, tại một số tỉnh, thành khác cũng ghi nhận các trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30/8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 1.574 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 1.612 trường hợp (cùng kỳ năm 2019 ghi nhận 3.186 trường hợp). Tuy nhiên, trong tuần từ ngày 17 đến 23/8 ghi nhận 67 ca mắc sốt xuất huyết tại 42 xã, phường, thị trấn, thì đến tuần từ ngày 24 đến 30/8, số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên 152 trường hợp tại 74 xã, phường, thị trấn.
Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người không đến bệnh viện mà tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh thêm nặng.
Trước đó, đầu tháng 8/2020, Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một thanh niên (17 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân này đã tử vong do suy đa tạng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lý giải, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như ra máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Thế nhưng hiện nay, do lo ngại lây nhiễm Covid-19, nhiều người khi mắc sốt xuất huyết không đến bệnh viện khám từ sớm mà chỉ đến khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, khó cứu chữa.
Trước sự việc nhiều người dân tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà do nỗi lo lây nhiễm dịch Covid-19, ThS.BS Lê Hồng Nga, sốt xuất huyết khác với các bệnh truyền nhiễm khác đó là diễn biến nặng thường vào ngày thứ 5-7 của bệnh, thời điểm bệnh nhân thường giảm hoặc hết sốt. Do đó chúng ta không thể chủ quan, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có chiến lược theo dõi và điều trị cho phù hợp. Chúng ta không vì Covid-19 mà e ngại tới cơ sở y tế khám bệnh vì hiện nay các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc và tổ chức các quy trình tách biệt bệnh nhân khám thông thường và bệnh nhân có triệu chứng hô hấp
Bên cạnh đó, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng...
"Nếu có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà", PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.
'Uống thuốc hại gan', hiểu sao cho đúng? 'Uống thuốc hại gan', 'bị viêm gan là dẫn đến ung thư gan'. Hiểu như vậy có đúng không? Làm sao phòng tránh ung thư gan - căn bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam hiện nay? Một bệnh nhân phải đi cấp cứu sau khi uống cùng lúc 60 viên thuốc hạ huyết áp amlodipin dẫn tới ngộ độc nặng -...