Saigonchildren trao 100 suất học bổng cho trẻ em Trà Vinh
Ngày 25/10, hơn 100 học sinh tiểu học và trung học ở tỉnh Trà Vinh đã nhận được các suất học bổng giá trị và được trang bị thêm kỹ năng tự vệ trong khuôn khổ chương trình ‘Trao tri thức – Rèn kỹ năng”.
102 học sinh cấp I, II được nhận học bổng. Ảnh do tổ chức cung cấp
Chương trình do FE CREDIT phối hợp với Saigonchildren triển khai nhằm giúp các em có cơ hội tiếp tục con đường học tập, cũng như có thể trưởng thành an toàn và khoẻ mạnh.
Chương trình được tổ chức tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, nơi vừa qua hơn 10.000 công nhân sản xuất giày dép mất việc trước Tết 2019. Nhiều em học sinh, vì vậy, đối mặt với nguy cơ bỏ học cao do gia đình mất đi nguồn thu nhập ổn định.
Thay vì cung cấp những nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu ngắn hạn, học bổng phát triển giáo dục cho trẻ em ở Tiểu Cần – Trà Vinh sẽ giúp các em tiếp tục hoàn thành chương trình học, hỗ trợ hướng nghiệp, đồng hành và làm việc cùng nhà trường, cơ quan chính quyền địa phương, giúp đỡ các em về mặt vật chất cho toàn bộ quá trình học tập, phát triển tri thức của các em và động viên gia đình để cha mẹ các em yên tâm làm việc.
Tại buổi lễ, 102 học sinh cấp I, II được nhận học bổng bao gồm các em có hoàn cảnh khó khăn được đánh giá là hộ nghèo hoặc cận nghèo, gia đình có thu nhập thấp do phụ huynh mang bệnh tật, hoặc những em không có trợ cấp và gặp khó khăn trong chuyện đến trường.
Những suất học bổng không chỉ nhằm hỗ trợ tài chính, mà còn giúp các em phát triển toàn diện thông qua những chuyến thăm viếng từng hộ gia đình thường xuyên để động viên và hỗ trợ các em; những buổi rèn luyện kỹ năng mềm thú vị để giúp các em phát triển tốt hơn về tâm sinh lý; thu thập học bạ, sổ điểm để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ các em gặp khó khăn trong quá trình học tập.
Lộc là một học sinh xuất sắc môn hoá học. Cậu mơ ước trở thành một kỹ sư nông nghiệp trong tương lai. Lộc nhận học bổng từ FE CREDIT suốt 2 năm qua, chia sẻ: “Nếu không được đi học nữa, em sẽ rất buồn vì cảm thấy bản thân không có mục địch phấn đấu. Em nghĩ đến trường là một điều rất quan trọng vì nó sẽ là con đường giúp em có công việc ổn định và mang về thu nhập để giúp gia đình trang trải”.
Video đang HOT
Hơn 200 trẻ em ở Tiểu Cần được tham gia một khoá học võ tự vệ. Ảnh do tổ chức cung cấp
Ngoài học bổng cho các em trong chương trình này, hơn 200 trẻ em ở đây còn được tham gia một khoá học võ tự vệ với mục đích giúp các em nhận định được hiểm nguy, cũng như giúp các em có được những kỹ năng cần thiết để thoát khỏi các tình huống bạo lực và xâm hại tình dục.
Theo như báo cáo của UNICEF Việt Nam, có đến 68,4% trẻ em Việt Nam dưới 18 tuổi từng trải qua nạn bạo hành ít nhất 1 lần trong đời dưới dạng bạo hành thân thể hoặc bạo hành tình dục. FE CREDIT nhận thức rằng việc giúp đỡ các trẻ em là trách nhiệm vô cùng quan trọng. Việc trang bị cho các em kỹ năng tự vệ chính là điều tối cần thiết để các em có thể trưởng thành an toàn và khoẻ mạnh.
Saigonchildren và FE CREDIT mong muốn có thể tiếp tục nhân rộng các chương trình ý nghĩa này trên khắp mọi miền đất nước để giúp thật nhiều trẻ em có những kỹ năng cần thiết để các em tự tin theo đuổi một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn./.
Chương Trình Hỗ Trợ Học Bổng là một trong những chương trình quan trọng nhất của Saigonchildren với mục đích hỗ trợ trẻ em khó khăn trong phương diện tài chính và phát triển cá nhân. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 40,000 học bổng được trao tặng cho trẻ em trên khắp 5 tỉnh thành kể từ năm 1992. Chương trình không chỉ quan tâm đến mặt tài chính mà còn giúp đỡ trẻ em với đồ dùng học tập, thực phẩm, các hoạt động vui chơi giải trí, tư vấn tâm lí cá nhân và hỗ trợ sức khoẻ, dinh dưỡng.
Saigonchildren bắt đầu hỗ trợ học bổng tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh từ năm 2007. Thu nhập bình quân của tỉnh Trà Vinh thấp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đạt 80% trung bình khu vực, trong đó Tiểu Cần là huyện còn nhiều khó khăn với hơn 30% dân số là đồng bào Khmer.
Theo thoidai
Gom trường có giúp tuyển sinh nghề khởi sắc?
Bộ LĐ-TB&XH đang thực hiện quy hoạch lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp thông qua dự thảo đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030.
Học sinh tìm hiểu các chương trình đào tạo nghề tại gian tư vấn của Trường CĐ Quốc tế TP.HCM trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Liệu việc giải thể, sáp nhập này có giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghề và giúp tuyển sinh nghề khởi sắc?
"Nhiều trường nghề hiện nay lấy học bổng ra để "dụ" học sinh. Điều này vô tình góp phần hạ thấp nhận thức của người dân về chuyện học nghề. Vì thực tế người ta thường quan tâm việc học xong sẽ được làm gì, thu nhập ra sao chứ không phải được gì trong lúc học".
Ông Nguyễn Thành Hiệp - nguyên trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Nghĩ "học nghề dành cho học sinh yếu kém", ai chịu học?
Theo nhiều chuyên gia, với chính sách, cách làm hiện nay sẽ khó giải được bài toán phân luồng học sinh vào học ở các trường nghề.
ThS Trần Phương - hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao - cho rằng không phải học sinh không thích học nghề mà chính sách phân luồng học nghề cho học sinh THCS làm chưa hiệu quả.
Thực tế, nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, trường THCS vẫn còn nhận thức "học nghề dành cho học sinh yếu kém". Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra hiện có không ít học sinh không ham thích học văn hóa bậc THPT nhưng vào trường nghề lại trở thành 'sao sáng'.
Trong khi đó phần đông nhiều gia đình vẫn nghĩ bằng tốt nghiệp THPT giúp con họ vào đời thuận lợi hơn, chưa kể họ ngại cho con học nghề vì "sĩ diện".
ThS Nguyễn Xuân Toán - phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cũng nhìn nhận một trong những nguyên nhân khiến việc phân luồng học sinh không hiệu quả do tâm lý chuộng bằng cấp, việc truyền thông về học nghề chưa rõ.
Bên cạnh đó, khi vào học nghề lại phải học một khối lượng kiến thức văn hóa rất lớn theo quy định của Bộ GD-ĐT là hơn 1.200 tiết. "Vừa phải học nghề vừa phải học văn hóa dẫn đến tâm lý chán không học nghề, thời gian để học nghề và văn hóa cho đối tượng 9 3 gần 4 năm nên nhiều em thà đi lao động thời vụ", ông Toán nói.
Nên tích hợp giáo dục hướng nghiệp từ tiểu học
TS Hoàng Ngọc Vinh, phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Việt Nam - cho rằng việc phân loại học sinh khá giỏi để phân luồng không khả thi vì việc đánh giá thi kiểm tra ở phổ thông chưa đảm bảo được độ tin cậy, trong khi tâm lý người dân đều muốn con có bằng tốt nghiệp THPT...
"Việc giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp trong chương trình tiểu học và THCS để dần hình thành ý thích, đam mê nghề nghiệp qua lồng ghép với các môn học khác...
Ở sau THCS và THPT có các chương trình vừa học văn hóa và học nghề, học các kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn của công nghiệp để học sinh có động cơ, thái độ học tốt và học xong có thể gia nhập thị trường lao động được ngay. Kinh nghiệm hầu hết các nước châu Âu, Úc, Mỹ, Hàn Quốc theo mô hình này", ông Vinh cho biết.
Trong khi đó theo nhiều chuyên gia, nước ta gặp khó vì giáo viên phổ thông không có kỹ năng nghề, không có cơ sở vật chất đào tạo nghề, quản lý trường phổ thông không có hiểu biết về giáo dục kỹ thuật... Trường nghề ở địa phương có đủ thầy và cơ sở vật chất lại không can thiệp được vào trường THPT do tách biệt quản lý.
Điểm rắc rối ở đây là chương trình dạy các môn văn hóa và cơ sở nền tảng cho học các môn chuyên môn phải được thiết kế tích hợp gắn với nghề đào tạo. Vấn đề là chương trình ai thiết kế, ai có thể dạy được chương trình ấy và sự công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng nghề nghiệp tương đương như tốt nghiệp THPT không theo định hướng nghề...
Theo quyết định 522 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 phải có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng và đến năm 2025 tỉ lệ này phải lên đến 45%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy chủ trương này rất khó thực hiện.
Theo tuoitre
Acecook chia sẻ bộ kỹ năng 5C giúp sinh viên thành công Tại hội thảo học bổng "Acecook Happiness 2019", Acecook Việt Nam đã chia sẻ bộ kỹ năng 5C và triết lý ikigai giúp sinh viên thành công. Định hướng cuộc đời là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta thành công và hạnh phúc. Bộ kỹ năng 5C và triết lý ikigai được chia sẻ trong hội thảo học...