‘Sai phạm tuyển sinh của trường tôi không lớn’
“Tôi mong sớm có kết quả thanh tra để lấy lại công bằng cho nhà trường. Tôi cũng tin rằng sai phạm trong tuyển sinh của trường nếu có chỉ ở mức độ nhỏ”, nguyên Hiệu trưởng ĐH Lao động Xã hội Nguyễn Tiệp trao đổi với VnExpress chiều 13/10.
- Thưa ông, những ngày qua dư luận xôn xao việc trường đã tuyển hàng trăm sinh viên dưới điểm sàn, điểm chuẩn, thi khác khối hoặc không dự thi đại học nhưng vẫn đỗ vào trường, vậy thực hư chuyện này thế nào?
- Tôi xin khẳng định điều đó là không có bởi quy trình xét tuyển được nhà trường thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi hoàn thành khâu xét tuyển còn phải kiểm dò, gửi danh sách thí sinh trúng tuyển về trường các em dự thi để xin xác nhận và kiểm tra lại một lần nữa bằng phần mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Hơn nữa, mỗi thí sinh có quyền được nộp tới 4 bộ hồ sơ đăng ký dự thi nhưng chỉ được thi một trường nên 3 trường còn lại là ảo. Nếu chỉ kiểm tra một trường không thấy tên thí sinh mà kết luận em ấy không thi đại học là không đúng.
Về khối thi, mỗi thí sinh có thể thi 2 khối, nếu chỉ xác minh một khối rồi kết luận cũng là vội vàng. Mặt khác, nhiều sinh viên của trường thuộc diện cử tuyển, đúp từ khóa trên xuống, hay học hệ trung cấp nên không có điểm dự thi đại học là đương nhiên.
ĐH Lao động Xã hội còn đào tạo theo địa chỉ sử dụng (áp dụng điều 33 quy chế tuyển sinh có điểm ưu tiên cao hơn). Trong năm 2010, Tổng liên đoàn lao động và quân khu 4 chọn những thí sinh thuộc diện này rồi gửi xuống trường đào tạo.
Nguyên hiệu trưởng ĐH Lao động Xã hội cho rằng sai phạm trong tuyển sinh của trường nếu có cũng ở mức độ nhỏ. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Như ông nói hàng trăm trường hợp sai phạm là không có, vậy chính xác có bao nhiêu thí sinh “đỗ vớt” trong 2 năm 2009-2010?
- Một vài em có thể có và nguyên nhân là sai sót. Không có việc gì là toàn vẹn, ngay cả trong tính toán vẫn cho phép sai số cơ mà.
Video đang HOT
Tôi làm hiệu trưởng nhiều năm, từng xử lý nhiều thí sinh không đủ điểm đỗ vẫn được gọi đến nhập học. Sau khi phát hiện, tôi kiên quyết xử lý, nếu đủ điểm vào cao đẳng thì cho học, không đủ thì đành để các em chọn cơ hội khác hoặc thi lại năm sau.
- Trường từng đình chỉ 4 sinh viên nhưng tại sao sau đó các em này tiếp tục đến lớp học bình thường?
- Đầu năm 2010, có đơn tố cáo về việc tuyển sinh của trường, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra trong 6 tháng. Kết quả phát hiện 4 thí sinh năm 2009 sử dụng giấy xét tuyển không hợp pháp để làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng 2, trong đó 2 em sửa đối tượng dự thi và hai em sử dụng giấy chứng nhận giả (photo màu).
Sau khi có kết quả điều tra, ĐH Lao động Xã hội đã xử lý theo quy chế hiện hành, buộc thôi học đối với 4 sinh viên sai phạm. Tuy nhiên, sau đó những sinh viên này có đơn khiếu nại rằng không hề làm sai mà lỗi tại trường các em dự thi đã đánh máy sai. Trước tình hình đó, tôi đã chỉ đạo cấp dưới điều tra xác minh lại.
Trong thời gian đó, các em vẫn đến lớp học bình thường để chờ kết quả. Và khi chúng tôi chưa kịp xác minh lại thì xảy ra chuyện này. Chúng tôi có lỗi là để thời gian xác minh hơi lâu, nhưng phải công bằng mà nói thi hành án nhiều khi cũng bị chậm cơ mà. Việc này lại liên quan đến tương lai của 4 sinh viên nên chúng tôi phải làm cẩn thận.
Trước đó, ĐH Lao động Xã hội bị nghi ngờ có sai phạm nghiêm trọng trong công tác tuyển sinh, như nhận thí sinh trúng tuyển dưới điểm sàn, điểm chuẩn, thi khác khối… Ảnh: Hoàng Thùy.
- Trước những thông tin dồn dập liên quan đến sai phạm trong tuyển sinh, là người từng đứng đầu trường, ông đã chịu áp lực như thế nào?
- Tôi rất buồn và cảm thấy khổ tâm vì mình đã có thời gian dài làm công tác đào tạo, quản lý, đến tuổi nghỉ hưu lại vướng vào chuyện này. Sự việc này làm mất uy tín của nhà trường, của bản thân tôi và ảnh hưởng đến danh dự của đội ngũ cán bộ giảng viên đã về hưu.
Dù dừng công tác quản lý nhưng tôi vẫn tiếp tục giảng dạy nên giờ mỗi lần lên lớp thấy rất ngại với sinh viên. Tôi không thể đi giải thích với từng người rằng mình đúng, mình bị oan.
Tôi mong Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sớm có kết quả thanh tra để lấy lại công bằng cho nhà trường. Mặt khác, nếu thực sự có sai phạm, tôi sẽ chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Những cá nhân trực tiếp sai phạm thì cần xử lý nghiêm khắc theo đúng pháp luật, sai đến đâu thì xử lý đến đó.
Tôi cũng tin rằng sai phạm trong tuyển sinh của trường nếu có cũng ở mức độ nhỏ chứ không lớn như báo chí đã nói.
Ông Nguyến Tiệp tốt nghiệp khoa Toán tại một trường đại học ở Đức. Sau khi về nước ông làm công tác nghiên cứu ở Viện Khoa học lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), kiêm giảng dạy ở ĐH Kinh tế quốc dân. Năm 1996, ông về làm hiệu phó tại trường Cán bộ Lao động – Xã hội (tháng 1/1997 được nâng cấp lên thành CĐ Lao động Xã hội và tháng 1/ 2005 trở thành ĐH Lao động Xã hội). Đầu năm 1999, ông làm hiệu trưởng và ngày 1/10/2011 nhận quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dừng công tác quản lý để nghỉ hưu, nhưng vẫn tiếp tục công tác giảng dạy.
Theo VNE
ĐH Lao động Xã hội lấy cao nhất 19,5 điểm
ĐH Lao động xã hội lấy điểm chuẩn khá cao ở khối C, trong khi khối A, D chỉ dao động ở mức 14,5 - 16,5. Trường có nhiều chỉ tiêu cho NV2.Chi tiết điểm chuẩn đối với cơ sở đào tạo tại Hà Nội như sau:
Đối với cơ sở đào tạo tại Sơn Tây:
Hệ Đại học
ĐH Lao động Xã hội còn dành chỉ tiêu NV2 cho các thí sinh nộp vào cơ sở Hà Nội và Sơn Tây.
Tại cơ sở Hà Nội:
Hệ đại học:
Hệ trung cấp chuyên nghiệp
Tại cơ sở Sơn Tây
Theo VNE