Sai phạm khó hiểu ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi
Chỉ trong một năm học, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.2) đã có đến ba vụ giáo viên đánh học sinh kiểm tra môn toán lớp 2 lại ra kiến thức lớp 3, thậm chí sai kiến thức… Đó là chưa kể, khi giáo viên phát hiện có dấu hiệu sửa điểm thì bài thi bị “mất tích”.
Đánh học sinh, mất bài thi…
Theo đơn phản ánh của cô Võ Thị Thanh Hải, giáo viên (GV) Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi: “Trong năm học 2010-2011, trường có đến ba GV đánh học sinh (HS). Tôi là một trong ba GV có đánh HS và tôi thừa nhận mình sai. Sự việc diễn ra vào ngày 10/11/2010, lúc đó tôi đang theo học lớp bồi dưỡng, không đứng lớp, nhưng trong giờ nghỉ, tôi chứng kiến cảnh sáu em HS khiêng bạn học bỏ vào thùng rác rồi đóng nắp lại.
Tôi đã can thiệp và phạt sáu em HS đó mỗi em hai roi. Tôi nhận khuyết điểm và bị Phòng GD-ĐT Q.2 kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Mức kỷ luật này được lý giải là tội chồng tội vì trước đó đã có một cô giáo khác đánh HS bị kỷ luật khiển trách. Sau đó không lâu, cô Nguyễn Thị Mai Huyền đã tát vào mặt HS và lấy micro đánh lên đầu HS bị phụ huynh (PH) thưa lên nhà trường. Ban giám hiệu xin lỗi nhưng PH vẫn không đồng ý, tiếp tục phản ánh lên Phòng GD-ĐT. Vụ việc kéo dài từ tháng Ba – tháng 9/2011 Hội đồng kỷ luật mới đưa ra mức kỷ luật khiển trách, nhưng thời điểm này, cô Huyền mang thai nên chưa thể ban hành quyết định kỷ luật”.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Cũng trong năm học 2010-2011, cô Hải cho biết, đã nghi vấn có dấu hiệu sửa điểm bài kiểm tra môn toán cuối học kỳ II của 11 HS lớp 3 từ điểm yếu lên điểm trung bình. Ban đầu, khi GV của khối 3 chấm điểm thì toàn khối có khoảng 10 bài điểm dưới trung bình, nhưng không hiểu sao tất cả bài thi khi vào sổ đều đạt từ trung bình trở lên. Cô Hải kể: Trong đó, cá biệt có bài kiểm tra của HS Tr.Đ.K. do chính cô Hải chấm được sửa từ điểm 3 thành điểm 8. Cô Hải đã báo lên ban giám hiệu nhưng không được giải quyết nên tiêp tục phản ánh lên Phòng GD-ĐT Q.2. Khi thanh tra xuống mượn bài thi để xác minh vụ việc thì bài thi của em Tr.Đ.K. lại bị… thất lạc! Đây là một sự thất lạc khó lý giải.
Video đang HOT
Những chuyện “khó hiểu” chưa dừng lại. Trường còn làm mất 13 học bạ của HS. Trước đó, đề kiểm tra môn toán của HS lớp 2 nhiều lần bị ra sai kiến thức. Cụ thể, đề ra “Năm nay anh được 13 tuổi. Anh nhiều hơn em sáu tuổi. Hỏi năm nay em được bao nhiêu tuổi? HS chọn một trong ba đáp án: 17,18 hay 19 tuổi”, trong khi lẽ ra đáp án phải là “bảy tuổi, tám tuổi hoặc chín tuổi”. Thậm chí, những kiến thức như phép trừ có nhớ, bảng nhân 8… phải đến lớp 3 mới học nhưng không hiểu sao hội đồng sư phạm nhà trường lại đưa vào đề kiểm tra lớp 2.
Hiêu trưởng Trần Văn Dàng, cho biết: Ông về trường từ đầu năm học 2011-2012 nên những chuyện diễn ra trước đó ông không biết. Ngoài những bài thi bị mất thì 10 bài còn lại đã chuyển lên phòng từ tháng 11/2011 vẫn chưa thấy trả về và cũng chưa có kết luận chính thức.
Giáo viên bị “đì” vì tố cáo?
Cô Hải bức xúc: Vì liên tiếp tố cáo những chuyện “khó hiểu” của trường nên tôi bị đối xử không công bằng. Cụ thể, cùng tội xâm phạm thân thể HS nhưng hai GV còn lại, đều là đảng viên, chỉ bị khiên trách, trong khi tôi lại chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo. Phó hiệu trưởng là ông Nguyên Tuấn Phương chỉ bị phạt hành chính vì đã để lạc mất bài kiểm tra có dấu hiệu sửa điểm. Bức xúc trước việc bị đối xử không công bằng, giữa năm 2012, cô Hải đã làm đơn lên UBND xin xem xét lại hình thức kỷ luật cho công bằng và trình bày những chuyện bất thường của trường.
Chưa hết, đầu năm học 2011-2012, không rõ vì lý do gì, cô Hải không được đứng lớp mà phân công ra dạy môn thể dục. Đến khi thay hiệu trưởng mới, cô Hải mới được đưa trở về phụ trách lớp. Lý giải vấn đề này, ông Dàng cho biết: Khi tôi về trường, thấy cô Hải GV nữ, lại có tuổi, không phù hợp để dạy thể dục nên đã bố trí lại.
Ông Võ Văn Thắng, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho biết: Vụ việc sửa điểm số của HS thì phải hỏi ông Nguyên Tuấn Phương, Hiệu phó phụ trách chuyên môn, còn muốn biết các vụ việc trên liên quan giải quyết đến đâu thì cứ liên hệ với ông Dàng là Hiệu trưởng hiện nay. Khi chúng tôi liên lạc với ông Phương thì ông không trả lời, cho rằng các vụ việc trên không thuộc thẩm quyền, đề nghị chúng tôi liên hệ với Phòng GD-ĐT. Tiếp tục liên lạc với ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng GD-ĐT Q.2, chúng tôi lại nhận được lời từ chối: “Hồ sơ và các vấn đề liên quan đến vụ việc đều đã chuyển sang UBND Q.2. Quận có đặc thù riêng nên có quy định mọi vấn đề lớn nhỏ, kể cả chuyên môn của ngành giáo dục đều phải do UBND phát ngôn nên tôi không có thẩm quyền trả lời”. Liên hệ văn phòng UBND Q.2, chúng tôi lại được cho biết, vụ việc đang được thanh tra và sẽ báo cáo lên thường trực UBND trước 30/8, dự kiến đến đầu tháng Chín sẽ có kết luận chính thức.
Theo phụ nữ Tp.HCM
Nhầm lẫn lịch sử, tiến sĩ bật cười
"Năm nay, lượng thí sinh để bài thi trắng môn Lịch sử không nhiều. Số bài thi điểm 0 giảm nhưng bài đạt điểm kém chiếm đa số...." - chia sẻ của tiến sĩ chuyên ngành một trường ĐH ở Hà Nội.
Từ kinh nghiệm chấm bài và trao đổi với các đồng nghiệp đều chung nhận định: số bài điểm 0 năm nay có nhưng không nhiều đến hàng ngàn bài như năm trước. Trung bình túi 40 bài chỉ có 5 bài điểm 0. Điểm bình quân năm nay có cao hơn năm ngoái....
Lý giải cho phổ điểm môn Lịch sử có biến động - vị tiến sĩ nói: đề thi năm nay dễ hơn nên hiện tượng thí sinh để giấy trắng không nhiều. Phổ điểm chủ yếu dao động từ 3-4. Điểm cao nhất là 9,5. Số bài đạt điểm 8,9 rất hiếm.
Ở câu 2 đòi hỏi sự khái quát của bài ít em được điểm cao, đa số chỉ được 0,25-0,5 điểm. Việc khái quát những nội dung về những khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng 8 học sinh ít làm được.
Nhiều bài thi thí sinh chép đi chép lại đề hoặc chỉ làm một phần nhỏ rồi chép lặp lại. Thậm chí có em làm được một vài dòng câu này rồi chuyển sang câu khác nhiều lần khiến cho giám thị chấm thi bị ức chế, khó chịu.
Hiện tượng sai kiến thức phổ biến là thời gian. Ví dụ, có những em xác định cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là từ năm 1914 - 1925 Phân chia giai đoạn lịch sử của Việt Nam qua 5 thời kỳ...
"Những bài làm bài ngô nghê, xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử năm nay hầu như không bắt gặp. Chủ yếu là do các em không nhớ kiến thức, viết sai kiến thức" - lời vị tiến sĩ.
Cũng có bài thi khiến người chấm bật cười. Có thí sinh viết: "Tháng 3/1975 Bộ Chính trị TW Đảng đã quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam. Và người đưa ra quyết định này là chủ tịch Hồ Chí Minh vì thế lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực tế Bác đã mất năm 1969. Có em lại nhầm lẫn viết thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh là năm 1945 chứ không phải năm 1975...."
Có trường hợp nhầm tên của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh là Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Minh. Quyết định của Bộ Chính trị TW Đảng giải phóng miền Nam trước mùa mưa thì có em lại nhầm là trước mùa khô.
Có bài nhầm "tổng tiến công" thành "tổng khởi nghĩa", "chiến dịch Hồ Chí Minh" thành "khởi nghĩa Hồ Chí Minh".
Theo vị tiến sĩ, học sinh ngày càng rời xa môn Lịch sử là một thực tế. Việc cần làm là phải thay đổi cách dạy và học Lịch sử ở bậc phổ thông...
Theo VNN
Hết 'mưa' điểm 10 và biến động điểm chuẩn Theo kết quả thi của trên 200 trường ĐH, CĐ công bố, lượng bài thi điểm 10 năm nay giảm đáng kể. Điều này chứng minh hướng ra đề thi năm nay có cải tiến đúng như lời chuyên gia nhận xét: đề thi có tính phân loại, có câu dễ, câu trung bình - khó và rất khó. Điều này đồng nghĩa,...