“Sai phạm 10.000 tỷ đồng tại tập đoàn Sông Đà: Không phải là thất thoát!”
Nhận câu hỏi về trách nhiệm với những sai phạm tại tập đoàn Sông Đà, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng phân trần, con số 10.676 tỷ đồng chưa hẳn là thất thoát. Tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết chưa xử lý trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Đại biêu Trân Minh Diêu (Quảng Bình) nêu vấn đề, những sai phạm tại tâp đoàn Sông Đà thời gian qua gây bức xúc dư luân. Bô Xây dựng là cơ quan trình, tham mưu, bô nhiêm… chức danh chủ tịch và các thành viên Hôi đông thành viên tâp đoàn. Bô trưởng xác định trách nhiêm như thê nào vê những sai phạm tại tâp đoàn này?
Bộ trưởng Xây dựng xác nhận mức độ quan tâm của các đại biểu đối với nhiều vấn đề ở tâp đoàn Sông Đà. Ông Trịnh Đình Dũng phân trần, trước đây, UB Kiêm tra TƯ đã tiến hành kiêm tra với từng tô chức cá nhân tại đơn vị nhưng thời điêm đó không cá nhân nào bị kỷ luật vì qua kiêm tra, đánh giá sai phạm thây rằng không đên mức phải xử lý.
Đại biêu Lê Như Tiên (Quảng Trị) tiếp lời, sai phạm tâp đoàn Sông Đà tại rât nhiêu dự án, chẳng hạn lô 1.200 tỉ đông nhà máy xi măng Hạ Long, chưa trả được nợ nước ngoài của dự án xi măng Đông Bành… Tông vôn nợ đọng thât thoát cân xử lý lên tới 10.676 tỉ đông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kêt luân về việc xử lý tâp đoàn này.
Ông Tiến đặt câu hỏi, có bao nhiêu tâp đoàn thua lô như Sông Đà, trách nhiêm của bô trưởng đên đâu trong việc để xảy ra tình trạng này?
Bộ trưởng Xây dựng phân trần, sô tiên nợ đọng, thât thoát 10.676 tỉ đông là do Thanh tra Chính phủ kêt luân. Đó không hẳn là khoản đã mât đi mà xác định là sai do vi phạm nguyên tắc. Thanh tra yêu câu tâp đoàn nôp vào ngân sách 30 tỉ đông, trong đó tâp đoàn mẹ nôp 7,7 tỉ đông, môt công ty con khác phải nôp lại hơn 23 tỉ đông do được hưởng ưu đãi không đúng quy định.
Ông Dũng khẳng định, Bô Xây dựng đang giao cho tâp đoàn kiêm điêm xem xét những vi phạm, nêu đên mức độ kỷ luât sẽ “xử” theo đúng quy định hiên hành.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Video đang HOT
Tông Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh được yêu cầu “hỗ trợ” Bộ trưởng Xây dựng trong nội dung chất vấn này. Ông Tranh thông tin quá trình thanh tra tâp đoàn Sông Đà từ năm 2011, kêt thúc tháng 3/2012.
Theo đó, vi phạm của tâp đoàn được xác định là 10.676 tỉ đông ở 5 nhóm vi phạm lớn là sử dụng vôn sai mục đích, không tính quỹ dự phòng tôn thât tài chính, đâu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiêp vượt vôn điêu lê, châm nôp ngân sách khoảng 30 tỉ…
Trong tháng 9, đâu tháng 10, Thanh tra Chính phủ đã thành lâp tô thanh tra, đã khắc phục vi phạm khoảng 5.000 tỷ đông, hiên đang khắc phục thêm khoảng 5.000 tỉ đông nữa. Tuy nhiên, ông Tranh cho biết, viêc xử lý kỉ luât cá nhân đên nay chưa tiên hành vì công tác thanh tra còn kéo dài, cần chờ ý kiên các bô rôi trình Chính phủ.
Các đại biểu vẫn đang tiếp tục đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng Xây dựng với những vấn đề phát sinh tại tập đoàn kinh tế lớn này. Sáng mai, phiên chất vấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp tục với phần trả lời các truy vấn.
Theo Dantri
"Không có bão, ai biết tháp truyền hình kém chất lượng!"
"Nói chất lượng công trình cơ bản tốt, ít gặp sự cố nhưng tháp truyền hình Nam Định, nếu không có cơn bão đi qua thì không ai nói nó kém chất lượng" - đại biểu Nguyễn Thành Tâm tranh luận "găng" với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đến nghị trường để trả lời chất vấn (ảnh: Việt Hưng).
Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chiều 112/11, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) khơi lên vấn đề nóng - chất lượng nhà ở tái định cư ở các công trình thủy điện, điện hạt nhân đang trở thành nỗi lo của người dân. Bà Nga "điểm danh" những công trình có "vết" như sự cố rò rỉ thủy điện Sông Tranh 2, vỡ đập thủy điện Đăkrông 3, đổ tháp truyền hình tại Nam Định vừa qua. Theo đại biểu, đây là khu vực nguy cơ tham nhũng rất cao.
"Công trình một tòa nhà cao tầng bị rút ruột, sập đổ gây thiệt hại lớn nhưng còn có thể làm lại, khắc phục. Nhưng nếu vỡ đập thủy điện, hay sự cố điện hạt nhân vì chất lượng công trình thấp thì hệ quả khôn lường" - bà Nga phân tích để truy vấn về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong vấn đề quản lý chất lượng công trình.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cũng nhắc lại sự kiện bão Sơn Tinh gây hậu quả lớn vừa qua. Bão đến quét đi nhiều công trình kém hiệu quả, công trình công cộng như tháp truyền hình, công trình dân sinh và các các công trình để chống lụt bão. Ông Tâm cho rằng có dấu hiệu tiêu cực rõ ràng trong việc này.
"Bão là nỗi sợ của người dân nhưng cũng là cơ hội để xóa đi những dấu vết của tiêu cực, tham nhũng ở đây. Có biện pháp nào để khắc phục tình hình, để quy buộc trách nhiệm các bên liên quan, để quản lý công trình xây dựng, tránh lãng phí, thất thoát, để nếu có thiên tai cũng không thể xóa hết những dấu vết sai phạm ở đây?" - ông Tâm đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng không thể phủ nhận những kết quả, thành tựu của công tác đầu tư xây dựng thời gian qua. Đầu tư xây dựng tạo nên hạ tầng quyết định sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Xây dựng chi phối cả kinh tế như xây dựng công trình cầu đường, cảng biển, sân bay, thủy điện, điện hạt nhân tới đời sống như xây dựng nhà ở, khách sạn, trường học, bệnh viện... tạo cơ sở quan trọng cho sản xuất, phục vụ đời sống và sinh hoạt. Công tác đầu tư xây dựng cũng luôn có quy định đi kèm về quản lý chất lượng, chống lãng phí, thất thoát.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng thừa nhận, đúng như đại biểu đã nói, vấn đề lãng phí thất thoát chất lượng xây dựng kém không phải hôm nay mới nảy sinh mà đã có từ lâu, là bệnh nan giải và khó khắc phục triệt để.
Chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như lỗ hổng quy định khiến khâu nào cũng có những nhân tố gây thất thoát (khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu...), năng lực, phẩm chất cán bộ, thiếu cơ chế kiểm soát, chế tài xử phạt, Bộ trưởng Xây dựng xác nhận: "Chúng tôi có trách nhiệm về tình trạng trên".
Ông Dũng nêu giải pháp trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng, sửa đổi Nghị định về vấn đề này. Theo đó, sẽ khắc phục lỗ hổng về việc quy trách nhiệm cho chủ đầu tư, tăng cường kiểm soát, mở rộng cơ chế giám sát của cộng đồng, cơ chế phản biện độc lập...
Riêng về vụ tháp truyền hình Nam Định bị đổ sau bão, Bộ trưởng Xây dựng thông tin, đây là tháp ăng ten tự đứng 4 chân của chủ đầu tư là Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh Nam Định, "nhập nguyên chiếc" của nước ngoài về đặt trên móng xây dựng trước. Tháp cao 180m bị đổ, thiệt hại sơ bộ tính được 50 tỷ đồng.
Đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tháp đổ. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc này là tham gia cùng các cơ quan xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Ông Dũng đưa ra nhiều khả năng, thứ nhất, do khâu thiết kế sai. Thứ hai, có thể trong quá tình thi công nhà thầu lắp ráp tháp chưa đúng quy định tháp. Thứ ba, có thể tháp phải gánh quá nhiều tải trọng nên không an toàn.
Các lý do sản phẩm kém chất lượng hay có tiêu cực, rút ruột công trình... không được nhắc đến.
Tháp truyền hình Nam Định hiện đại bậc nhất bị gió bão "cắt ngọt".
Ông Nguyễn Thành Tâm "bật" lại: "Nói chất lượng công trình cơ bản tốt, ít gặp sự cố nhưng tháp truyền hình này, nếu không có cơn bão đi qua thì không ai nói nó kém chất lượng. Vấn đề là có cách nào ngăn chặn chứ cứ khi có sự cố mới nói kém chất lượng thì không ai yên tâm được".
Chưa hài lòng với câu trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu ông Dũng đưa ra nhận định chung về chất lượng xây dựng ở Việt Nam hiện tại ở mức tốt, xấu hay trung bình?
Bộ trưởng Xây dựng cho biết, hiện cả nước đang có 54.000 công trình, chất lượng xây dựng các công trình ngày càng tốt hơn, có những cây cầu, khu công nghiệp, công trình dịch vụ, dân dụng chất lượng cao, có tiếng nhưng cũng có công trình chất lượng không đảm bảo, thậm chí có sự cố có thể gây ảnh hưởng tới người dân.
Nhưng những công trình "có vấn đề" chủ yếu là công trình do người dân tự xây. Còn những công trình xây bằng vốn ngân sách thì rất ít khi có sự cố.
"Những vụ việc như sập cầu Cần Thơ, rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2, đổ tháp truyền hình Nam Định... có nhưng không phải là có tỷ lệ lớn" - ông Dũng khẳng định.
Đại biểu Lê Thị Nga phát biểu góp ý lại với người đứng đầu ngành xây dựng. Bà Nga đề nghị Bộ trưởng xây dựng cơ chế để các bộ ngành vừa là cơ quan quản lý chuyên ngành vừa là đơn vị đầu tư những dự án lớn cần tăng cường giám sát đấu thầu và sau đấu thầu, triệt tiêu việc bắt tay, thông thầu, bán thầu dẫn đến chất lượng công trình kém, giá bị vống cao so với thực tế.
"Cũng cần tránh tình trạng ở đâu cũng có Ban thanh tra nhân dân, thanh tra cộng đồng nhưng công trình nào cũng quây rào, treo biển cấm vào khiến "không ai biết đấy là đâu" - đại biểu yêu cầu được biết giải pháp đột phá từ người đứng đầu ngành Xây dựng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đáp, giải pháp đột phá là sửa nghị định về vấn đề này.
Nếu được thông qua, ông Dũng khẳng định, vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước với công trình xây dựng bằng vốn ngân sách hay xã hội đều được kiểm soát cả về chất lượng và chi phí kinh tế.
Ông Dũng giải thích: "Trước nay, việc này chủ yếu do chủ đầu tư tổ chức thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và kinh tế. Sắp tới, trước khi chủ đầu tư duyệt, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phê duyệt trước, tức là cả tiền kiểm chứ không chỉ hậu kiểm. Nếu không thể tự kiểm tra, cơ quan nhà nước được quyền chỉ định đơn vị tư vấn giúp để chống hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu với các nhà tư vấn thiết kế, khảo sát để rút ruột công trình như đại biểu phản ánh hoặc chống việc công tình có thể đảm bảo chất lượng nhưng không cần chi phí cao như vậy".
Theo Dantri
Duy trì hiệu quả tuyến phố văn minh đô thị Sau khi được thành phố Hà Nội phê duyệt đề án xây dựng tuyến phố "Văn minh thương mại - trật tự đô thị" trên 2 tuyến phố Hàng Gai-Hàng Bông (nay là tuyến phố văn minh đô thị) thuộc địa bàn quản lý, UBND và CAP Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm đã phối kết hợp với các cơ quan hữu quan xây...