Sai lầm tai hại khi mang cơm đi làm, đổ bệnh lúc nào không hay
Để có bữa trưa ngon miệng đảm bảo an toàn đồng thời tiết kiệm hơn nhiều người có thói quen mang cơm đi làm tuy nhiên có mọt số lưu ý để hộp cơm khôn nguy hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Cho cơm vào hộp ngay sau khi nấu xong
Rất nhiều người thường xuyên mắc phải lỗi này bởi sự bận rộn không cho phép chúng ta có nhiều thời gian đợi cho cơm nguội hẳn mới cho vào hộp. Cho cơm nóng vào hộp và đóng kín nắp sẽ khiến hơi nước tích tụ và tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc “đóng quân” ở bên trong.
Trong quá trình di chuyển cả một đoạn đường rất xa, các vi khuẩn này được dịp “quậy banh” hộp cơm của bạn khiến chúng dễ ôi thiu, chảy nhớt và bốc mùi hơn bao giờ hết. Đến trưa khi ăn vào, bạn đã hiển nhiên “rước” hàng tá các căn bệnh nguy hiểm vào người trong đó có tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và cả ung thư nữa đấy.
Dùng những chiếc hộp nhựa gọn nhẹ
Những loại hộp này thường là hộp ăn liền ở các quán ăn mà bạn đã mua trước đó. Vì tiết kiệm nên không ít người tận dụng để dùng lại. Tính chất vật lý – hóa học của những chiếc hộp này vốn đã không được an toàn vì chứa các thành phần dễ biến đổi tạo ra các phản ứng gây hại.
Bên cạnh đó, những loại hộp này thường được làm từ nhựa tái chế, khả năng chịu nhiệt thấp nên khi cho thức ăn nóng vào chúng sẽ gây nóng chảy và phát sinh các chất hóa học cực độc. Đây là nguyên nhân gây ung thư, viêm màng não, nhiễm độc cấp tính…
Các tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo không được dùng túi ni lông hoặc hộp nhựa để đựng thức ăn, đặc biệt khi thực phẩm có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn nên dùng hộp thủy tinh chuyên dụng, hộp sứ, silicone hoặc nhựa chịu nhiệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những sai lầm khi mang cơm trưa đi làm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đựng đồ ăn cùng với cơm
Nhiều người để tiết kiệm diện tích của hộp cũng như gia tăng tính gọn lẹ cho các bữa ăn di động mà kết hợp đựng thức ăn chung với cơm trắng. Chúng ta vẫn nghĩ, đồ ăn thì mới nấu, cơm cũng còn nóng lại bảo quản có nửa buổi nên không lo bị ôi thiu. Tuy nhiên, lầm to rồi đấy nhé.
Bản thân cơm là một loại thực phẩm rất dễ ôi thiu và nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cơm trắng nếu để ở nhiệt độ thường trong vòng 5 tiếng đã phát sinh tình trạng nhớt, có mùi chua thiu. Đặc biệt, khi cho chung đồ ăn với cơm càng dễ khiến cho hộp cơm trưa của bạn nhanh hư hỏng và sinh mùi.
Điều đó đặc biệt nghiêm trọng nếu hộp cơm của bạn có các món kho (hâm đi hâm lại nhiều lần) hoặc món rau xào lỏng bỏng nước vì chúng giúp vi khuẩn, tụ cầu và mầm bệnh chết người phát sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Mang đồ ăn thừa từ tối hôm trước
Nhiều người có thói quen dùng đồ ăn thừa từ bữa trước để đem đi làm và dùng vào bữa trưa hôm sau. Buổi sáng thức dậy, mọi người đều bận rộn nên thường không có thời gian để chuẩn bị đồ ăn mới. Vì vậy, thức ăn thừa tuy không ngon nhưng vẫn là lựa chọn tiện lợi.
Khi ăn cơm nguội, thức ăn để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.
Hâm thức ăn sai cách
Khi hâm nóng lại thức ăn vào buổi trưa, một số người cho luôn cả hộp nhựa hoặc để nguyên màng bọc thực phẩm và bỏ vào lo vi sóng. Việc này rất nguy hiểm cho sức khỏe vì những loại nhựa “dởm” có thể chứa chất độc và ngấm vào thức ăn, gây hại cho cơ thể.
Người phụ nữ nhập viện trong đêm vì ngộ độc sau khi ăn đào mua hàng rong
Chỉ 30 phút sau khi ăn trái đào mua ở gánh hàng rong, người phụ nữ 64 tuổi nóng bừng người, nôn, đi ngoài liên tục nhiều giờ đồng hồ và phải nhập viện khẩn cấp ngay trong đêm.
Người phụ nữ nhập viện trong đêm vì ngộ độc sau khi ăn đào mua hàng rong
Đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc thức ăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là xuất phát từ sự bất cẩn của người bệnh, trong việc tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trường hợp của bà T.T.L, 64 tuổi, sống ở Thái Hà (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Theo lời kể của bệnh nhân này, 8 giờ tối 21/6, sau khi ăn 1 bát mì ăn liền, bà L. tráng miệng bằng một quả đào trước đó mua ở xe bán hàng rong. Đáng chú ý, trước khi ăn, bà không hề rửa hay gọt vỏ quả đào này. Và chỉ 30 phút sau, bà L. bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm.
"Ăn xong độ 30 phút, tôi thấy người nóng rực lên, bủn rủn hết chân tay, sau đó cứ nôn và đi ngoài liên tục đến 2 giờ sáng, thấy tình trạng quá nặng, thì người thân mới đưa đến bệnh viện gần nhà để cấp cứu" - Bà L. kể lại.
Được biết, tại cơ sở y tế này, kết quả đo huyết áp của bà L. chỉ đạt 80/50 mmHg. Mặc dù đã được các bác sĩ truyền nước nhưng đến 5 giờ sáng, bệnh nhân vẫn còn bị tiêu chảy và nôn. Thấy tình trạng diễn tiến nặng, đến 3 giờ chiều ngày 22/6, bà L. được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào thời điểm nhập viện, bà L. trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, đặc biệt là bị mất nước rất nhiều do tiêu chảy gây tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
Chuyên gia này nhận định: "Trường hợp của bà L. chúng tôi nghi ngờ là do hóa chất trong trái đào, cũng có thể là do độc tố vi khuẩn nhưng khả năng thấp hơn".
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc đã nhanh chóng cấp cứu ngộ độc thực phẩm cho bà, đến nay, sau 2 ngày điều trị, tình trạng của bà L. đã cải thiện và có thể sớm xuất viện.
Qua đây, BS Nguyên cũng khuyến cáo mọi người, hóa chất còn tồn dư trên các loại thực phẩm, điển hình là trái cây, rất khó để người dân có thể nhận biết. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình, cách tốt nhất là lựa chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, có kiểm chứng và được bán qua các kênh bán hàng uy tín, chính thống.
Giai đoạn nắng nóng cũng là mùa cao điểm ngộ độc thực phẩm
Giai đoạn nắng nóng cũng là mùa cao điểm ngộ độc thực phẩm. Do đó, khi có những triệu chứng điển hình như nôn mửa, tiêu chảy thì cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, bởi ngộ độc thực phẩm trong trường hợp diễn tiến nặng không được điều trị tích cực thì có thể để lại những hậu quả đáng tiếc như suy thận, và thậm chí là nguy cơ tử vong do sốc.
Lợi ích của protein trong việc giúp bạn trông trẻ, khỏe và săn chắc Những cách bạn xây dựng chế độ ăn dưới đây sẽ giúp bạn hình thành một cơ bắp chắc khỏe ngay cả khi bạn chưa bao giờ nâng một nổi một quả tạ. Lợi ích của protein trong việc giúp bạn trông trẻ, khỏe và săn chắc. Ảnh Hab VietNam. Theo The Healthy thông tin, một cuộc khảo sát gần đây của Apeg-Abbott...