Sai lầm khiến bệnh nhân tiểu đường bị hôn mê gan
Người đàn ông bị tiểu đường nhưng không dùng thuốc đúng giờ, ăn uống thất thường. Ông phải nhập viện do biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Theo thông tin từ phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh nhân là H.D.C., nam, 46 tuổi, trú tại huyện Hòa An, Cao Bằng. Ông C. nhập viện ngày 4/4 trong tình trạng nặng, tinh thần lơ mơ, kích thích vật vã.
Ông từng được khám và chẩn đoán mắc đái tháo đường type II. Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân uống rượu nhiều, ăn uống thất thường, dùng thuốc không đúng giờ và có biểu hiện đi ngoài phân đen, lỏng nhiều lần, nôn thức ăn lẫn máu đen.
Sau khi nhập viện cấp cứu, người đàn ông này được chẩn đoán hôn mê gan trên nền đái tháo đường type II. Sau khi xử trí cấp cứu, bệnh nhân hiện qua cơn nguy kịch và tỉnh táo.
Bệnh nhân được bác sĩ khoa Cấp cứu điều trị sau khi nhập viện. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nông Thị Bích Huệ, khoa Cấp cứu, cho biết: “Bệnh nhân mắc đái tháo đường type II nhưng không tuân thủ phác đồ điều trị, đặc biệt còn sử dụng rượu, bia quá nhiều dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, mất nước, tăng lượng đường huyết đột ngột”.
Video đang HOT
Qua đây, bác sĩ Huệ khuyến cáo các bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên, sử dụng thuốc đúng giờ, liều lượng và khám định kỳ theo lịch hẹn. Đặc biệt, bệnh nhân không nên sử dụng rượu, bia do sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
“Rượu, bia khi vào cơ thể tạo điều kiện thuận lợi để mạch máu xuất hiện các cục máu đông, không lưu thông như bình thường. Ngoài ra, loại đồ uống này có thể làm mức đường huyết tăng hoặc giảm tùy lượng nạp. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tiểu đường làm giảm mức đường huyết bằng kích thích tuyến tụy tiết insulin. Khi kết hợp uống thuốc với rượu, bia, cơ thể có khả năng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin, phải cấp cứu”, bác sĩ Huệ giải thích.
Vị chuyên gia này cũng khuyên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, đồng thời giảm muối, chất béo. Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung chất xơ và vitamin.
Ngoài ra, các bệnh nhân đái tháo đường cũng cần tăng vận động, qua đó đẩy lùi biến chứng tim mạch, giảm đường huyết và tính kháng insulin. Việc giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải cũng giúp các bệnh nhân ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm sao?
Hiện các nghệ sĩ và khán giả vô cùng lo cho sức khỏe của nhạc sĩ Phú Quang. Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm và tỷ lệ mắc ngày càng cao, thậm chí nhiều người độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 nổi tiếng với nhiều ca khúc như: Em Ơi Hà Nội Phố, Hà Nội Ngày trở về, Biển Nỗi Nhớ Và Em... Thông tin mới đây về nhạc sĩ Phú Quang được chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để điều trị vì biến chứng của bệnh tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Theo chia sẻ từ người nhà, sức khỏe của ông thời gian qua yếu, phải thở máy.
Nhạc sĩ Phú Quang mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm. Cứ mấy tháng, ông phải vào viện điều trị một lần. Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch do biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nhạc sĩ Phú Quang bị bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn gọi bệnh đái tháo đường là sự dư thừa lượng glucose trong máu. Bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrat, mỡ. Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải này ngày càng nhiều người bị.
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ người bị đái tháo đường ngày càng cao. Nếu như năm 2015, toàn thế giới ghi nhận chỉ có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến năm 2040 tỷ lệ mắc mới sẽ tăng thêm 55%. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính. Bệnh có nguy cơ gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư.
Đáng lo ngại là ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh. Nhiều người ở độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết, thậm chí đã có ghi nhận về trường hợp trẻ nhỏ đã bị đái tháo đường type 2. Một trong những nguyên nhân là do thói quen lười vận động, trong khi ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng, ít rau xanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia...
Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường gây glucose trong máu tăng cao kéo dài, làm rối loạn, suy yếu các cơ quan của cơ thể từ đó gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là suy thận, nhiễm trùng máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng bàn chân dẫn tới cắt cụt chi... Phổ biến hơn cả là biến chứng tim mạch và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở người bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, đa phần người bệnh thường không biết mình mắc bệnh đến khi đã có những biến chứng nặng nề. Số đông bệnh nhân chỉ phát hiện khi được đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám bệnh lý khác.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường biến chứng
Theo Ths.Bs Hoàng Thị Thúy (Bệnh viện đa khoa Medltatec), điều trị tiểu đường ngoài kiểm soát chặt chẽ đường huyết cần phòng ngừa biến chứng bằng cách: Quản lý huyết áp, lipid máu, chỉ số khối cơ thể. Ngoài việc dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, giúp tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
Một nguyên nhân dẫn tới biến chứng nặng ở người bệnh tiểu đường là thói quen dùng thuốc tùy tiện hoặc sử dụng các bài thuốc gia truyền, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng... Dùng các thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc thực sự rất nguy hiểm. Thuốc phải được uống/tiêm đúng, đủ vì nếu không không làm tăng/hạ đường huyết mà còn ảnh hưởng chức năng gan, thận... của cơ thể.
Bằng chứng khoa hoc cho thây, các hành vi nguy cơ nếu được loại trừ sẽ giúp phòng tránh đươc ít nhât 80% bệnh đái tháo đường type 2. Do vậy, chế độ dinh dưỡng với người bệnh tiểu đường rất quan trọng. Người bệnh cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, giảm chất béo, muối và thay vào đó ăn nhiều thực phẩm chất xơ, vitamin. Mọi người nên chia nhỏ bữa ăn ra, ăn nhiều lần trong ngày để phân bổ calo trong các bữa ăn cho hợp lý.
Tăng cường vận động thể lực và giữ trọng lượng cơ thể ổn định cũng rất quan trọng với người bị tiểu đường để giảm đường huyết, tính kháng insulin, đẩy lùi biến chứng tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để bác sĩ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp trong từng giai đoạn.
Thủ phạm khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân Bệnh lý bàn chân ở người mắc tiểu đường nếu không được điều trị có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt, nhiễm trùng, loét, hoại tử. Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin, hoặc cả hai. Theo Liên đoàn Tiểu đường...