Sai lầm khi gội đầu khiến tóc của bạn mất sạch chất dinh dưỡng
Gội đầu là thao tác cơ bản nhất nhằm làm sạch tóc và da đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết gội đầu sao cho đúng cách.
Thói quen gội đầu được hình thành từ khi ta còn nhỏ, bởi đây là cách cơ bản nhất nhằm gột rửa bụi bẩn, giúp tâm trí và tinh thần được thư giãn. Gội đầu giúp mái tóc và da đầu được làm sạch, góp phần tăng hiệu quả của các bước dưỡng tóc. Bởi thế mà nhiều người tích cực gội đầu, nhất là vào những ngày hè nóng nực.
Nhưng theo các chuyên gia, tùy thuộc vào loại tóc, việc gội đầu quá thường xuyên có thể đem tới nhiều tác hại. Dù mái tóc bạn có xoăn, thẳng, xù…. chúng cũng cần được chăm sóc theo cách phù hợp nhất.
Saul Meskin, chuyên gia chăm sóc tóc tại salon Foxy Locks (Mỹ), chia sẻ với trang Express.co.uk: “Tóc của bạn được kết nối với da đầu bởi một lớp nang. Lớp nang này được kết nối với các tuyến sản xuất vitamin và độ ẩm, từ đó đưa dinh dưỡng đi nuôi tóc. Nếu bạn gội đầu quá thường xuyên, bạn sẽ làm trôi hết lượng dầu tự nhiên trên tóc mà cơ thể sản sinh ra, có nghĩa là chúng sẽ không còn truyền lại bất kỳ dưỡng chất nào cho tóc của bạn, khiến tóc khô và thiếu sức sống”.
Chuyên gia về tóc Simone Thomas tại Simone Thomas Wellness (Mỹ), cho biết thêm: “Mất đi lớp dầu tự nhiên, da đầu sẽ trở nên khô và hình thành vẩy gàu. Tóc bạn cũng sẽ khô, giòn và dễ gãy rụng hơn “.
Vậy nên gội đầu bao lâu một lần?
Jon Hala, chuyên gia làm tóc nổi tiếng hạng A cho biết: “Bạn chỉ nên gội đầu khi thực sự cần thiết. Hãy dùng tay vuốt qua tóc, nếu tóc vẫn mềm và bồng bềnh thì có thể là tóc không cần gội. Mặc dù khuyến cáo chung là gội đầu tối đa từ 1 đến 2 lần một tuần, tôi vẫn cho rằng chỉ nên gội khi tóc có nhiều dầu”.
“Nếu da đầu bị ngứa hoặc có dấu hiệu bong tróc do bụi bẩn thì rõ ràng đã đến lúc phải gội đầu. Hãy nhớ rằng, để có một mái tóc khỏe mạnh, da đầu bạn cần có chất nhờn tự nhiên để các nang tóc được nuôi dưỡng. Việc gội đầu quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nuôi dưỡng này”, ông Jon nói thêm.
Làm gì để hạn chế việc gội đầu quá nhiều lần trong tuần?
Simone Thomas cho rằng : “Nếu bạn đang gội đầu hàng ngày, hãy chuyển sang gội đầu cách ngày, sau đó duy trì việc gội rửa từ 2 đến 3 lần một tuần. Nếu tóc bị bết dính, hãy sử dụng dầu gội khô nhằm hấp thụ lượng dầu thừa từ da đầu của bạn và sẽ tăng thêm độ bồng bềnh cho tóc”.
Bạn cũng có thể loại bỏ các loại dầu gội, dầu xả cung cấp quá nhiều độ ẩm. Việc này giúp làm chậm quá trình gây bết dính tóc, từ đó giúp cắt giảm số lần gội đầu. Hãy đảm bảo rằng dầu gội mới của bạn không làm nặng tóc, gây tích tụ nhiều bụi bẩn. Xem xét việc loại bỏ sản phẩm dưỡng tóc gốc dầu nếu cảm thấy cần thiết.
Một số thành phần như dầu dưỡng như argan, jojoba, bơ, hạt hướng dương, panthenol… tất cả đều đem lại lợi ích kinh ngạc trong nuôi dưỡng tóc khô, nhưng khiến tóc nhanh bết dính.
Video đang HOT
Đồng thời, tránh lưu ý thoa trực tiếp dầu xả lên đầu. Khi thoa trực tiếp dầu xả lên da đầu, tóc nhanh bị nhờn, dễ rụng và chỉ khiến bạn nhanh chóng gội đầu lần nữa. Hãy bôi một lượng dầu xả vừa đủ lên đuôi và thân tóc, sau đó ủ trong 5-10 phút rồi xả lại với nước ấm.
Những thói quen gội đầu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn hơn 10 năm
Gội đầu là việc vệ sinh thường xuyên, nhất là đối với nữ giới. Tuy nhiên, nếu gội đầu không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
7 thói quen gội đầu có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn hơn 10 năm
1. Không xả nước tóc trước và dùng quá nhiều dầu gội
Nên xả tóc kỹ trong ít nhất 1 phút trước khi thoa dầu gội đầu để giúp loại bỏ hết bụi bám. Để gội đầu hiệu quả, đầu tiên cần phải có bước xả tóc với nước để tóc ướt hoàn toàn trước khi thoa dầu gội.
Nếu tóc ướt từ trên xuống dưới, dầu gội sẽ tạo bọt tốt hơn và trải đều hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn sử dụng ít dầu gội hơn khi gội đầu.
2. Đổ trực tiếp dầu gội lên tóc
Ảnh minh họa
Một số người khác lại có thói quen đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu mà không tạo bọt ở lòng bàn tay trước khi xoa lên tóc. Đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm vì dầu gội đầu có chức năng tạo bọt để hút các chất bụi bẩn, bã nhờn trên da đầu.
Mặt khác, trong các loại dầu gội thường chứa nhiều hóa chất có tính tẩy rửa nên việc đổ trực tiếp lên tóc sẽ làm hóa chất tập trung nhiều tại một vùng, từ đó khiến tóc dễ gãy rụng trong khi gội và làm hại da đầu của bạn.
3. Chà xát mạnh khi gội đầu
Đừng nghĩ rằng, cứ chà xát thật mạnh thì da đầu của bạn sẽ được làm sạch tốt hơn. Trên thực tế, việc làm này chỉ khiến các sợi tóc bị tổn thương và mất đi lớp bảo vệ bên ngoài, kéo theo tình trạng rụng tóc nhiều hơn.
Cách gội đầu đúng nhất là bạn chỉ nên dùng đầu ngón tay gãi nhẹ nhàng, massage da đầu từ tốn để giúp các dưỡng chất trong dầu gội thấm sâu vào từng sợi tóc. Sau đó hãy xả sạch lại bằng nước.
4. Thoa dầu gội vào đuôi tóc
Ảnh minh họa
Thoa nhiều dầu gội vào phần đuôi tóc và chà xát có thể làm hỏng đuôi tóc. Phần chân tóc thường là nơi chứa nhiều dầu nhờn nhất, cần thoa dầu gội lên da đầu hơn là đuôi tóc. Phần đuôi tóc thường khô hơn và thoa nhiều dầu gội sẽ khiến đuôi tóc trông càng khô hơn.
5. Thoa dầu xả lên da đầu
Thoa dầu xả lên da đầu sẽ khiến chân tóc tiết nhiều dầu hơn. Thoa dầu xả lên da đầu hoặc gần da đầu có thể làm tắc nghẽn nang tóc, làm chậm sự phát triển của tóc và tăng sản xuất dầu. Chỉ phần thân tóc và ngọn tóc cần ngậm nước nhiều nhất, nên chỉ cần thoa dầu xả lên những phần này.
6. Gội đầu bằng nước nóng
Ảnh minh họa
Tốt nhất nên gội đầu bằng nước hơi ấm. Gội đầu bằng nước nóng có thể khiến tóc yếu và dễ bị gãy. Hơi nước ấm giúp mở lớp biểu bì tóc, giúp tóc hấp thụ dầu và tác dụng dưỡng ẩm của dầu xả tốt hơn. Cuối cùng, nên xả sạch tóc bằng nước lạnh, vì sẽ giúp đóng các lớp biểu bì và giữ cho tóc không bị xoăn.
7. Vò tóc bằng khăn khô ngay sau khi gội đầu
Ảnh minh họa
Đây là việc mà gần như ai cũng làm khi gội đầu mà không biết là việc này là việc không tốt cho tóc. Sau khi gội đầu, tóc còn ướt là lúc tóc yếu nhất, lúc này nếu vò tóc mạnh hoặc chải đầu sẽ rất dễ khiến tóc bị gẫy rụng. Thay bằng việc vò tóc để tóc nhanh khô, bạn nên lau nhẹ hoặc quấn khăn ủ tóc khoảng 5-10 phút sau đó sấy tóc ở mức nhiệt mát. Khi đó, tóc sẽ mềm mượt hơn và không bị khô sau khi sấy tóc.
Muốn tóc đẹp cần làm những việc sau đây:
Thời gian gội đầu: 9 giờ tối
Thời gian thích hợp nhất để gội đầu là 9 giờ tối. Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là thời kỳ tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu, việc gội đầu trước thời gian này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đầu. Trên thực tế, gội đầu từ 1 giờ trưa đến 10 giờ tối sẽ phù hợp hơn.
Tần suất: 1 ngày 1 lần đối với tóc dầu
Tóc dầu dễ xuất hiện nhờn và bết dính nên gội 1 lần/ngày. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ khiến tóc bị hư tổn, chẻ ngọn và gãy rụng, đối với tóc khô hoặc trung tính thì nên gội 2-3 lần/tuần có thể làm tóc dày và sáng bóng hơn.
Nhiệt độ nước: 38 C.
Khi gội đầu, nhiệt độ nước có thể cao hơn một chút, nhưng không quá nóng, nói chung là giữ nhiệt độ khoảng 38C. Khi gội đầu, giảm nhiệt độ nước để đóng các lớp biểu bì đã mở trước đó, khóa các chất dinh dưỡng trong lớp biểu bì. Điều này sẽ làm cho tóc của bạn bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Massage da đầu: Hơn 20 lần
Ảnh minh họa
Khi gội, dùng các đầu ngón tay xoa bóp theo vòng tròn trên da đầu, xoa trên 20 lần để da đầu được thư giãn.
Tinh chất dưỡng tóc: Thoa dầu dưỡng cách da đầu 1-2 cm
Nếu thoa trực tiếp dầu dưỡng lên da đầu sẽ làm bít nang tóc và gây rụng tóc.
Xả: Ít nhất 22 giây
Xả tóc với nước trong ít nhất 22 giây, cần xả 2 lần, đảm bảo không còn cặn dầu gội từ chân tóc đến ngọn.
Máy sấy tóc: để cách da đầu khoảng 15cm
Sau khi gội sạch, chải hết tóc về phía trước và sấy khô bằng máy sấy tóc, thổi từ gốc đến ngọn tóc. Máy sấy tóc nên để cách tóc 15cm tránh để máy chạm vào tóc, quá gần sẽ làm tóc bị sun do nhiệt cao.
Nối tóc vui tết, nhiều chị em phụ nữ rụng tóc từng mảng Nối tóc từ lâu không còn xa lạ với các chị em, nhất là trong các dịp lễ, tết. Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ, nhiều chị em bị biến chứng nặng nề, chưa kịp vui đã mất tết. Gần đến tết, ngoài làm đẹp, chăm sóc da, các dịch vụ về tóc cũng đang tung ra nhiều ưu đãi để thu...