Sai lầm khi chọn giày dép mùa hè có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Mùa hè là lúc có rất nhiều loại giày dép mọi người có thể lựa chọn. Tuy nhiên, mọi người dễ mắc phải sai lầm khi chọn giày dép mùa hè và có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Thực tế, việc lựa chọn giày dép để đi lại không chỉ cần chú ý đến mẫu mã, chất liệu, mà còn cần chú ý đến những tiêu chí có liên quan đến sức khỏe, tiện lợi và vệ sinh.
Sai lầm khi chọn giày dép mùa hè có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Đế dép hẹp và nhỏ
Mùa hè, mọi người dễ lựa chọn những kiểu dáng giày dép nhỏ. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm khi chọn giày dép mùa hè. Bản chất việc đi giày dép quá chật cũng là nguyên nhân khiến đôi chân có cảm giác quá khổ. Đồng thời, giày dép nhỏ còn gây áp lực lên bàn chân.
Không những thế, giày dép nhỏ được lựa chọn đi trong mùa hè thậm chí còn có thể gây biến dạng khớp xương và dẫn đến viêm bao hoạt dịch ngón chân cái. Đặc biệt, một số trường hợp giày dép chật còn trở thành nguyên nhân gây hiện tượng móng mọc ngược vào trong và gây dị ứng hoặc vết chai ở chân.
2. Đế giày quá ngắn
Sai lầm khi chọn giày dép mùa hè dễ mắc phải là những đối sandal thường có phần đế ngắn, điều này khiến bạn dễ phải dồn sức vào các đầu ngón chân nhằm đem lại hiệu quả giúp giữ thăng bằng.
Đây là nguyên nhân khiến cơ chân luôn phải căng lên với phần đế tiếp xúc chân không được điều. Do đó, những đôi giày đế quá ngắn có thể khiến bạn bị chấn thương với gót chân.
Video đang HOT
Giày dép nhỏ được lựa chọn đi trong mùa hè thậm chí còn có thể gây biến dạng khớp xương – Ảnh Internet
3. Không vừa tới mu bàn chân
Các trường hợp đế giày không phù hợp là nguyên nhân khiến độ cong của bàn chân và đế giày không khớp nhau. Điều này sẽ khiến bàn chân không thoải mái khi sử dụng giày dép và đặc biệt là đế và gót chân chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, sử dụng giày dép này còn có thể gây ra nhiều vấn đề như tuần hoàn máu dẫn đến ra mồ hôi chân và đau chân.
4. Đế giày dài hơn bàn chân
Hầu hết các loại dép lê cũng như dép tông đều có đế dài. Đối với các loại dép này đều có khoảng cách từ đầu ngón chân đến điểm đầu của dép không quá rộng nhằm tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, khoảng cách phù hợp không nên vượt quá 1cm vì khi khoảng cách này quá lớn có thể khiến việc đi lại trở nên kỳ cục và không an toàn, thậm chí còn có thể dẫn đến các bệnh về khớp, mô thậm chí là nguy cơ trượt khi đi cầu thang.
5. Đi giày chật không vừa chân
Đặc biệt đối với những đôi giày cũ, theo thời gian sẽ khiến giày lỏng lẻo và tuột khỏi chân bạn. Điều này không tốt với sức khỏe người sử dụng vì để giữ giày khỏi tuột các cơ chân phải làm việc quá sức và đồng thời gây trở ngại khi bước đi, kèm theo đó là dáng đi không đẹp mắt.
Ngoài ra, nếu tiếp tục đi giày không vừa chân còn khiến biến dạng khớp, chai chân hoặc đau đầu gối và đau lưng.
6. Giày quá rộng
Lựa chọn một đôi giày rộng không phải lựa chọn nên được sử dụng trong mùa hè. Mang giày quá rộng khi bạn nhấc chân lên sẽ gây ra tình trạng căng cơ để ngăn giày khỏi bị rơi.
Sử dụng giày quá rộng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị vấp ngã, mất thăng bằng. Không chỉ vậy, giày dép có kích cỡ quá lớn cũng có hại giống như giày dép quá chật và có thể hình thành các vết chai chân.
Giày quá rộng hay quá chật đều có hại đối với bàn chân – Ảnh Internet
7. Chất liệu sử dụng làm giày dép không tự nhiên
Những loại giày dép được làm bằng chất liệu tự nhiên như da thật, vải sẽ giúp bạn dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng giày dép có chất liệu giả da vào thời tiết nắng nóng gây nguy hiểm vì nhiệt độ cao còn có thể gây ra biến đổi chất hóa học và thậm chí gây dị ứng với chân. Những đôi giày này còn làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc các bệnh về nấm chân, bí chân cũng như tổn thương.
8. Giày da tự sản xuất
Giày da tự sản xuất nên hạn chế sử dụng trong mùa hè vì loại giày này không có độ lưu thông không khí cao, hấp thụ độ ẩm kém.
Chưa kể, các loại giày tự đóng còn dễ bị hỏng do thay đổi nhiệt độ, tiếp xúc với hóa chất.
9. Đi giày không đi tất
Vì thời tiết mùa hè nóng nên hầu hết mọi người đều đi giày bệt với chân không mà không đi tất. Đây là nguyên nhân khiến chân bị đổ mồ hôi và gây tình trạng viêm da. Vì vậy, dù là mùa hè nhưng bạn vẫn cần đi giày với tất để tránh ảnh hưởng tới bàn chân.
Ngoài ra, nên chọn tất ngắn và mỏng khi hè đến còn giúp tránh tình trạng hôi chân khi đi giày xảy ra.
Đọc thêm: Thích đeo giày nhưng lại bị ra mồ hôi chân mùa hè, đừng bỏ qua 10 mẹo sau
10. Giày đế bằng
Một trong những sai lầm khi chọn giày dép mùa hè mọi người mắc là chọn giày đế bằng. Thực tế, những đôi giày bệt không được thiết kế để làm dịu gót chân trong quá trình di chuyển. Điều này đồng nghĩa là xương luôn nhận những chấn động nhỏ mỗi khi bạn bước đi.
Chưa kể, đi giày đế bằng còn khiến chân bạn luôn chịu nhiều áp lực và làm tăng nguy cơ bị bong gân, chấn thương khi trọng lượng cơ thể không dồn đều vào bàn chân. Để giảm chấn thương do giày đế bằng gây ra, nên chọn đôi giày vừa chân, ôm chân và có đế cao từ 2 đến 4 cm.
Cách trị chứng hôi chân
Do bị chứng hôi chân nên khi mùa hè đến, mồ hôi ra nhiều nên tôi rất thiếu tự tin. Mặc dù tôi đã vệ sinh chân, lựa chọn tất, thay miếng lót giày... nhưng về cơ bản thì mùi hôi chân cũng không được cải thiện là bao. Xin hỏi có thuốc gì để bôi cho hết mùi?
Để hạn chế mùi hôi ở chân, vấn đề vệ sinh là rất quan trọng, nhưng cần đúng cách. Trước hết, bạn cần lựa chọn tất được làm từ vật liệu thấm hút mồ hồi có khả năng giảm mùi khó chịu cho bàn chân. Mỗi ngày nên thay tất nhiều lần, tất thay ra cần được giặt sạch và phơi dưới ánh nắng. Đối với giày, cần được thay đổi mỗi ngày (ít nhất bạn nên có 2 đôi giày để thay đổi) mỗi khi thay cũng nên phơi cho giày khô, chọn giày có lỗ thoáng khí, không đi giày làm bằng nhựa, cao su, giả da... Miếng lót giày cũng cần được thay hằng ngày.
Trước khi đi tất, giày, bạn có thể sử dụng sản phẩm xịt khử mùi có chứa nhôm clorua hexahydrat. Chất này có thể giúp giảm quá trình tiết mồ hôi ở chân, giảm mùi hôi và tránh tình trạng ẩm ướt khó chịu. Ngoài ra thành phần này còn có chức năng kháng khuẩn, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm nấm và viêm da. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một số sản phẩm tinh dầu như: bạc hà, quế, trà xanh... để khử mùi hôi.
Nếu các biện pháp trên không giúp hạn chế được mùi hôi, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn, bởi tình trạng hôi chân của bạn quá nặng sẽ cần sử dụng đến biện pháp y khoa. Tùy từng tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa hôi chân bằng một trong những cách sau:
Chạy ion: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cho một dòng điện nhẹ chạy qua bàn chân để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi chân, theo thời gian, mùi hôi chân sẽ được kiểm soát.
Tiêm botox: Phương pháp này được áp dụng cho những người có mùi hôi chân rất nặng. Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng để tiêm botulium hoặc botox vào bàn chân. Dù có tác dụng ức chế mùi hôi chân nhanh chóng nhưng những mũi tiêm này có thể gây đau. Phương pháp này sẽ hạn chế mùi hôi khoảng 3-4 tháng, sau đó mùi hôi trở lại và có thể bạn sẽ cần tiêm tiếp tục để điều trị.
Thích đi giày nhưng lại bị ra mồ hôi chân mùa hè, đừng bỏ qua 10 mẹo sau Bị ra mồ hôi chân mùa hè khiến bạn luôn trong tình trạng khó chịu. Thậm chí về lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. 1. Bị ra mồ hôi chân mùa hè có phải là bị bệnh không? - Ra mồ hôi mùa hè nhưng không có mùi hôi Đây được coi là một tình trạng bình...