Sai lầm của người mẹ ngày con vào lớp một khiến bé sợ đi học
Thả con trước cổng trường, người mẹ ở TP HCM vội đến chỗ làm, con chị lúc đó đã nghĩ bị mẹ bỏ rơi ở một nơi hoàn toàn mới.
Trong chuyến về nước mới đây, Nam Anh, TP HCM, hiện là du học sinh Mỹ, lần đầu tiên thổ lộ với mẹ mình, chị Ngọc Mai, 53 tuổi về cái ngày từng ghim một nỗi sợ vào lòng cậu. Đó là ngày đầu vào lớp một, 20 năm trước.
“Mẹ có biết vì sao bao năm qua con rất sợ đi học không? Đó là vì ngày khai giảng khi con vào lớp một, mẹ đã đưa con đến trường và nói dối con là ở lại đây chơi một lát rồi mẹ đón! Cái câu ‘lát mẹ đón’ kéo dài đến chiều và lúc ấy con đã vô cùng sợ hãi trước những người xa lạ, không được chạy nhảy mà bị cô bắt ngồi yên trên ghế. Giờ con đã xóa được nỗi sợ hãi trong tiềm thức nên mới có thể kể với mẹ”, chàng du học sinh 25 tuổi nói trong sự sững sờ của mẹ cậu.
“Bao năm qua cứ ngỡ con mình không thích học là do con thiếu chăm chỉ. Tôi không bao giờ ngờ được những năm tháng đi học u ám của con đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của mình”, chị Mai nói.
Theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (TP HCM), sai lầm của người mẹ này là đã không chuẩn bị kỹ năng vào lớp một cho con, không tạo cho con sự háo hức trong môi trường mới mà lại lừa đứa trẻ ở lại trong ngày đầu tiên tới trường, từ đó gây ra cho trẻ tâm lý sợ trường lớp.
Trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, sẽ không thể tránh những khó khăn đến với trẻ. Việc xây dựng cho con các kỹ năng để con vượt qua là vô cùng quan trọng. Chuyên gia huấn luyện tâm lý Trần Kim Thành – tác giả cuốn Dạy con tự học - kể, năm con trai chị vào lớp một được vài ngày thì bị cô giáo tát do mất trật tự trong giờ học. Thằng bé sợ cô giáo, sợ đi học.
Qua trò chuyện, hỏi con và dẫn dắt, chị Thành giúp con hiểu ra nguyên nhân của sự việc là do con không tuân thủ kỉ luật của lớp và cô giáo thì không kiểm soát tốt cảm xúc được nên đã có hành vi không phù hợp với con. Chị cũng giúp con cảm thông với cô hơn vì ở nhà chỉ có mẹ với mấy con mà nhiều khi ầm ĩ quá còn rất mệt, trong khi ở lớp cô phải quản lý hơn 50 học sinh, càng khó khăn hơn.
Khi mẹ hỏi: “Làm thế nào để lần sau con không bị cô giáo tát nữa?” thì con xin mẹ chuyển lớp hoặc chuyển trường. Lúc này, chị Thành nói: “Cách của con hay đấy! Mẹ có thể chuyển lớp mới, trường mới cho con. Nhưng mẹ không đảm bảo chắc chắn rằng cô giáo mới có làm chủ cảm xúc tốt hay không. Mẹ không chắc chắn được nếu con nói chuyện riêng trong giờ, cô có quá nóng mà tát con hay không. Con còn có cách nào khác hay hơn không?”.
Sau cùng, cậu bé nhận ra để không bị cô đánh nữa chỉ còn cách phải giữ im lặng trong giờ học. Từ đó, cậu bé cố gắng giữ trật tự trong lớp hơn, nhờ đó vượt qua được thời điểm khó khăn, chỉ sau một tháng trở thành học sinh được cô chủ nhiệm quý.
“Chúng ta có thể dàn xếp, bảo vệ con nhưng làm vậy là đang đánh mất cơ hội cho con tự xử lý vấn đề. Đường đời dài, cha mẹ không thể như máy xén cỏ, dọn mọi chướng ngại, chỉ có cách trao cho con kỹ năng tự giải quyết vấn đề”, chuyên gia Kim Thành nói.
Chị Nhàn (Hà Đông, Hà Nội) đã chuẩn bị kỹ năng, tinh thần cũng như đọc viết cơ bản cho con trai trước khi bé vào tiểu học. Ảnh: Lê Nhàn.
Năm học 2019 sắp tới, sẽ có khoảng một triệu trẻ bước vào lớp một. Trong quan điểm của nhiều người, năm đầu cấp tiểu học này thực sự quan trọng vì là khởi đầu hoàn toàn mới trong cuộc đời trẻ, có thể ảnh hưởng đến tương lai học hành sau này. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khởi đầu này không quan trọng lắm, bởi học tập là sự nghiệp cả đời và việc “thua ở vạch xuất phát” cũng không có nghĩa lý gì, không cần vội vàng. Điều quan trọng là chuẩn bị cho con một con đường dài, đặt mục tiêu lớn, thì dù bé có vấp ngã ở giai đoạn nào vẫn còn thời gian để làm giai đoạn sau.
Video đang HOT
Vì thế theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên thì trước khi con vào lớp một, không chỉ chuẩn bị trường lớp, sách vở, điều quan trọng hơn là luyện cho con những kỹ năng “đường dài”, từ lâu trước khi con vào lớp một:
1. Dạy trẻ kỹ năng tự học:
Để huấn luyện trẻ tự học, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là dành thời gian chơi với trẻ mỗi ngày, ít nhất một tiếng với trẻ dưới 3 tuổi và 30 phút với trẻ dưới 6 tuổi. Đây là bước chuẩn bị tạo dựng năng lực ngôn ngữ và kỹ năng tự học.
Trong cuốn Dạy con tự học, tác giả Trần Kim Thành đưa ra ba câu hỏi cha mẹ nên áp dụng để giúp trẻ hình thành thói quen tự học một cách tự nhiên, ham học và thói quen, tư duy vượt ngưỡng.
- “Kể cho bố mẹ nghe với?”. Chủ đích cho thấy sự quan tâm của bố mẹ, con sẽ hứng thú kể lại, qua đó giúp con có kỹ năng giao tiếp, xâu chuỗi vấn đề.
- “Chỉ cách giúp bố mẹ với?”. Chủ đích câu này là ngầm khen ngợi, khích lệ con, qua đó giúp con tự tin suy nghĩ và đưa cách thức của con. Con sẽ thích học hỏi, khám phá nhiều hơn để được “làm thầy giáo” của bố mẹ những lần sau.
- “Lần sau con có thể làm việc này thế nào cho kết quả tốt hơn?”. Câu này không chỉ đòi hỏi kỹ năng tổng hợp thông tin mà còn tìm cách sáng tạo để thúc đẩy trẻ tìm cách làm tốt hơn vào lần sau. Cũng như khiến trẻ luôn biết cầu tiến, học hỏi thêm, không tự mãn, tự kiêu sau khi đã biết, đã học, đã làm được gì đó.
Lúc đầu có thể sẽ khó khăn, cần sự kiên nhẫn của phụ huynh để luyện kỹ năng, nhưng qua giai đoạn này trẻ đã biết tự học, tự khai thác tài liệu thì cha mẹ sẽ rất nhàn. “Mỗi đứa trẻ học ít nhất 12 năm phổ thông, nếu không rèn con tự học ngay từ bé thì hơn bốn nghìn ngày trước mắt cha mẹ sẽ phải ức chế, mệt mỏi với con xoay quanh chuyện học hành”, chuyên gia Kim Thành nói.
2. Dạy trẻ không trốn chạy khó khăn
Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình học trong môi trường ổn định, chơi với nhóm bạn đã quen. Nếu phải chuyển lớp thì sẽ nghĩ con phải khó khăn bắt đầu, môi trường lạ khó sống. Thực tế đứa trẻ cần phải được va vấp. Trong tinh thần của “global citizen” – công dân toàn cầu – thì trẻ phải có khả năng sống thoải mái trong mọi sắc tộc, tôn giáo, con người, thích nghi với mọi thứ.
Khi bé gặp khó khăn với thầy cô, bạn bè hoặc môn nào đó, cha mẹ hãy sát cánh cùng con, hướng dẫn con cách đối mặt, vượt qua, thay vì trốn chạy.
3. Dạy trẻ làm việc có kế hoạch. Nên luyện từ trước khi trẻ vào lớp một, bằng việc cùng con ngồi lại, dùng giấy bút tự vẽ ra. “Theo con, mình nên đến lớp trước bao nhiêu phút?”. Nếu con chọn trước 15 phút, hỏi tiếp: “Vậy mình sẽ từ nhà lúc nào, sẽ dậy lúc nào để con kịp rửa mặt, ăn sáng?…”. Bằng phương pháp lùi để tính ra thời khoá biểu cho trẻ.
Những ngày đầu cha mẹ theo sát, nhắc nhở. Có thể dùng sticker mặt cười để biểu dương nếu con làm tốt. Khoa học đã chứng minh thói quen sẽ được hình thành nếu thực hiện liên tục sau 21 ngày.
4. Luyện cho trẻ ham đọc sách: Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy hình thành thói quen đọc sách cho con, bằng việc kể chuyện mỗi tối khi con đi ngủ, dần dần trẻ sẽ quen được kể chuyện, đọc sách thì mới ngủ được.
Khi trẻ đã biết mặt chữ, tự đọc được sách, ban đầu hãy nói với con đọc to lên cho cha mẹ cùng nghe. Tiếp theo bảo con hãy đọc thầm rồi sau đó nói lại. Bằng cách này trẻ học được kỹ năng tổng hợp vấn đề, ghi nhớ và giao tiếp. Bản thân cha mẹ cũng phải đọc sách thường xuyên làm gương cho con, dạy con thấy rằng “sách là phần thưởng”, không phải cha mẹ bắt đọc. Việc đọc sách cũng giúp tăng khả năng ngôn ngữ và kỹ năng tự học cho trẻ.
5. Dạy cho con tư duy tích cực, lạc quan
“Ngày hôm nay con có vui không? Điều gì con làm tốt nhất?”, cha mẹ hãy hỏi câu hỏi này sau một ngày đi học. Qua đó giúp trẻ luyện khả năng hồi tưởng, ghi nhớ, dạy cho con tư duy tích cực, lạc quan. Dần dần, mỗi ngày con có điều gì khiến con vui, điều gì con làm tốt đều sẽ ghi nhớ về kể cho cha mẹ.
Câu hỏi này còn giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái, qua đó cha mẹ kịp thời nắm bắt được những vấn đề con đang gặp phải.
Phan Dương
Theo VNE
Trong cuộc chiến lớp 1, con lẫn cha mẹ đều khổ
Nhớ lại, con gái tôi khi bước vào lớp 1 một chữ bẻ đôi không biết nên lơ ngơ như gà mắc tóc. Trải qua học kỳ đầu tiên, ngày nào con cũng căng thẳng và sợ đi học.
Cuộc "chạy đua" trên lớp của con khiến cả nhà mất ăn mất ngủ - Ảnh: TRUNG NGHĨA
Vợ chồng tôi cũng stress theo và chủ đề học của con khiến chúng tôi mất ăn mất ngủ. Có lúc vợ tôi trách móc vì đã không đồng ý cho con học trước, để giờ con khổ, con thiệt thòi.
Xuất phát điểm của con chậm hơn các bạn. Cứ như vậy, khi bước vào lớp 1, con luôn cảm thấy hụt hơi và học đuổi theo các bạn. Do chương trình học rất nặng, buổi tối con học có khi đến 10h30 tối mới được đi ngủ.
Suốt học kỳ một của năm lớp 1, con học khá vất vả. Con học, phụ huynh cũng học theo. Con khổ, phụ huynh cũng khổ theo. Mỗi tối, nhà tôi vang lên những tiếng ê a ghép vần, bố đọc trước, con đọc sau.
Cứ như vậy, tôi và vợ thay nhau vào vai những "học sinh lớp 1", cũng ngồi học cộng, trừ cùng con. Con cố gắng viết phải đẹp, phải thẳng hàng thẳng lối và nếu chữ không đẹp, không tròn trịa, con sẽ hậm hực, vội vã dùng bút xóa và ánh mắt sợ hãi nếu bố hoặc mẹ... soi.
Có lần con thú nhận: "Con sợ mắt cô nhìn con nếu lỡ con làm sai". Tôi ôm con vào lòng và không hiểu sao khi đó tôi cảm thấy rất đau.
Nếu như những phụ huynh khác không cho con đi học từ sớm, có lẽ chúng tôi đã không phải chạy đua cùng con, đánh vật cùng chương trình lớp 1 thế này. Nếu như những trẻ khác cũng đi học đúng tuổi như con, thì giờ đây con đâu có phải học đuổi bạn thế này?
Trong cuộc chiến học lớp 1 này, cả con lẫn cha mẹ đều khổ. Tôi chẳng hiểu với một đứa trẻ lớp 1 thì học đến tận khuya để làm gì? Nhưng vì chưa đi học trước lớp 1, lúc nào con cũng cảm thấy hụt hơi, cộng với những lời phàn nàn thường xuyên của cô giáo nên tôi biết con đã trải qua những cảm xúc không dễ chịu.
Tôi phát hoảng tự hỏi mình đã sai ở đâu? Phải chăng vì không cho con đi học trước là cái sai lớn nhất? Tôi nợ con một lời xin lỗi. Đến trường là để con học và khám phá những kiến thức mới mẻ, những điều hay lẽ phải. Vậy vì đâu con trở nên sợ đi học và sợ khi cô giáo nhìn mình?
Từ thực tế trên có thể nói, trẻ em Việt đang lâm vào "bể khổ" vì bị ép học từ quá sớm. Trong khi đó, viết chữ đẹp hay làm toán nhanh, biết nói tiếng Anh từ sớm không đánh giá được sự thành công và năng lực thực sự của một đứa trẻ trong tương lai.
Ở nhiều nước, trẻ không học chữ vào giai đoạn mầm non mà dành nhiều thời gian học kỹ năng và tập sống tự lập. Do kiến thức nhẹ nhàng nên các em ít khi bị khủng hoảng.
Nhưng rõ ràng ở nước ta, trẻ phải học toán và làm bài tập rất nhiều. Nếu trẻ không theo kịp thì phải đi học thêm. Nếu không đi học thêm sẽ tụt hậu so với các bạn trong lớp. Cứ như vậy, phụ huynh dù muốn hay không vẫn phải cho con đi học trước lớp 1.
Thường các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy không yên tâm khi con không đi học sớm, không theo kịp bạn bè. Nỗi lo sợ của phụ huynh cứ kéo từ năm này qua năm khác để rồi luôn ép con phải học sớm, học trước từ bé cho đến khi trưởng thành.
Và không ít đứa trẻ đang phải "nạp" vào đầu lượng kiến thức khổng lồ ngay từ khi lên 3. Xuất phát điểm sớm vậy nhưng nhiều trẻ em lại về đích muộn vì yếu và thiếu kỹ năng.
Có lẽ, cha mẹ thường sốt ruột mong muốn con giỏi giang, đứng đầu lớp. Và vì thế, nhà nhà đua nhau cho con đi học từ rất sớm. Giáo dục bị thiên lệch ngay từ khi trẻ còn bé và vì thế từ những quan niệm chưa đúng đắn, cho trẻ khởi đầu từ sớm nhưng kết quả thu về lại bết bát, nói đúng hơn là về đích muộn.
Vậy học nhiều để làm gì khi trẻ lên hai, lên ba đã mướt mồ hôi bên bàn học, ở các lớp học thêm thế nhưng đến khi bước vào tuổi 18, đôi mươi vẫn chưa trưởng thành?
Phải chăng cha mẹ đang tùy tiện cho con học, tùy tiện đánh cắp đi thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của con? Để rồi, khi trưởng thành nhiều bạn trẻ vẫn ngây ngô, lúng túng không biết xử lý những tình huống gặp trong cuộc sống?
Theo tuoitre
Chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ chỉ trong một học kỳ: Nộp đi, đừng sợ! Dương Thùy Trang (còn gọi là Trang Dương) sinh ra và lớn lên ở TP. Vũng Tàu, hiện là du học sinh Mỹ. Năm vừa rồi, Trang xuất sắc giành học bổng 220,000 USD (tương đương hơn 5,1 tỷ đồng) cho 4 năm học tại Bryn Mawr College (trường đại học top 27 của Mỹ). Đáng chú ý, lúc nộp hồ sơ, Trang...