Sai lầm của cha mẹ khiến IQ của con thụt lùi
Cha mẹ nào cũng muốn con thông minh, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, nhiều hành động sai lầm của phụ huynh lại khiến chỉ số IQ của trẻ nhỏ giảm dần.
Các nhà khoa học khuyến cáo, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng những phương pháp nuôi dạy con trẻ.
1. Bà bầu cần nghe nhạc Mozart
Nhiều chị em sống tại thành phố thường truyền cho nhau bí kíp rằng, mẹ bầu cần nghe nhạc giao hưởng, đặc biệt là nhạc Mozart sẽ giúp em bé sinh ra sau này thông minh hơn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Vienna (Áo) đã thực hiện trên 40 công trình nghiên cứu và kết luận rằng, chưa có bất kể bằng chứng nào cho thấy thai nhi nghe nhạc Mozart sớm sẽ cải thiện khả năng nhận thức sau này.
Trí thông minh của trẻ có cải thiện chút ít sau khi nghe nhạc nhưng chỉ khi trẻ đã chào đời, chứ không phải trong bụng mẹ. Vì vậy, muốn con sau này thành nhà toán học thiên tài, việc cha mẹ nên làm là cho trẻ tiếp xúc sớm với các trò chơi luyện óc phán đoán, quan sát ngay từ những năm đầu đời.
Nhiều phụ huynh có niềm tin mù quáng rằng thiết bị số là phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Ảnh minh họa.
2. Cho trẻ xem chương trình dành cho thiếu nhi trên tivi, smartphone để tăng cường khả năng ngôn ngữ
Nhiều ông bố, bà mẹ bận rộn hoặc cho rằng để trẻ học theo cách “trực tuyến” với những ứng dụng giáo dục nổi tiếng, hoặc thầy cô giáo chuyên môn sẽ giúp trẻ sớm biết nói, nói tiếng Anh giỏi hoặc biết được nhiều từ mới. Thực chất đây chỉ là những công cụ hỗ trợ giúp trẻ có thêm hình thức vui chơi, học tập.
Video đang HOT
Còn trên thực tế trẻ chỉ học tốt, đặc biệt là học ngôn ngữ thông qua môi trường giao tiếp, tương tác cụ thể giữa người với người (tivi không thể làm thay). Việc giao tiếp trực tiếp cũng giúp trẻ tiếp thu nhiều kỹ năng mới, tăng cường trí tuệ ngay từ nhỏ.
3. Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt
Nhiều bố mẹ tạo cho trẻ áp lực học tập khi chúng chỉ là trẻ con. Việc học ngoại ngữ được khuyến khích với trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên, nhưng thực tế lúc này học thêm ngôn ngữ mới chỉ nên vừa học vừa chơi, giúp trẻ làm quen và có hứng thú học tập.
Trẻ cần không gian thoải mái để tự do sáng tạo và bộc lộ tiềm năng ngôn ngữ thay vì lịch học ngoại khoá dày đặc do cha mẹ đề ra.
4. Khen sẽ giúp con tự tin, bản lĩnh
Đây là việc làm cần thiết nhưng các bậc phụ huynh không nên lạm dụng lời khen. Sự khen ngợi, động viên cần phải đúng lúc, đúng chỗ vì nếu không trẻ sẽ trở thành người tự mãn, luôn cho rằng mình là người tài giỏi, mọi người phải ca ngợi mình là điều đương nhiên, từ đó trở thành người tự phụ, khó hoà đồng với bạn bè xung quanh.
Thậm chí, trẻ cho rằng mình đã tài giỏi và không cần phải học tập, cố gắng thêm nữa.
5. Bảo vệ con an toàn tuyệt đối
Thay vì luôn đóng cửa cài then, nhốt con trong 4 bức tường, hay con đi đâu bố mẹ theo đó, bạn hãy để trẻ được ở nhà hoặc ra ngoài chơi một mình. Đứa trẻ thông minh chính là đứa trẻ năng động.
Cha mẹ luôn quan tâm và mong muốn con cái được an toàn nhưng đừng quá bao bọc để trẻ ỷ lại và dựa dẫm vào gia đình. Đôi khi sự vấp ngã và thất bại trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp trẻ tránh được những sai lầm và tự tin trưởng thành.
6. Để con ăn thật no
“Con phải ăn thật no” là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì bữa ăn no có hại đến trí thông minh của trẻ rất nhiều. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng, việc ăn quá no gây giảm sự hấp thu máu đến thần kinh trung ương, xơ cứng động mạch não từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ.
Việc thường xuyên ăn no còn khiến não bộ sớm lão hoá, tư duy bị trì trệ, ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Vì vậy, chỉ cần trẻ ăn đủ khẩu phần ăn hàng ngày, không nên bắt ép trẻ ăn cố, ăn thêm thì cha mẹ mới yên tâm.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Tiền lì xì của con sao phải đưa mẹ?
Những năm con trai còn ở lứa tuổi mầm non, vợ chồng tôi thường dặn con mỗi khi tết đến: "Có ai lì xì cho con thì đưa mẹ giữ giùm chứ không là con làm rơi mất đấy!".
3 tuổi, 4 tuổi rồi đến 5 tuổi, cháu đều làm đúng như lời mẹ dặn. Nhưng từ khi vào lớp 1, bạn ấy bắt đầu thắc mắc: "Mọi người lì xì cho con tức là tiền của con. Thế thì con phải giữ chứ sao lại phải đưa cho mẹ?". Tôi có giải thích: "Mẹ chỉ giữ giùm con thôi chứ không tiêu tiền lì xì của con. Mẹ sợ con giữ thì sẽ làm mất. Nếu con làm rơi, làm mất sẽ rất xui xẻo".
Năm ấy con chấp nhận đưa tiền lì xì cho tôi với điều kiện: "Tiền của con thì con phải được toàn quyền sử dụng đấy nhé". Tôi hỏi con muốn tiêu như thế nào, không cần suy nghĩ, anh chàng đọc một lô một lốc tên các loại đồ chơi: nào là siêu nhân, nào là robot, máy bay điều khiển... rồi phần còn lại thì để đi ăn ở căngtin trường.
Bao lì xì là niềm vui của trẻ em trong dịp Tết. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tôi giải thích: "Các loại đồ chơi đó rất mắc, tiền lì xì đâu có đủ để mua! Vả lại ông bà, các bác, các cô chú lì xì cho con đâu phải chỉ để mua đồ chơi".
Tôi hướng cháu đến nhiều nội dung khác như chỉ mua một món đồ chơi với số tiền vừa phải thôi, còn lại để dành mua sách, quần áo, giày dép... Nhưng cháu phản ứng kịch liệt, bảo chỉ thích mua đồ chơi thôi: "Những năm trước không có tiền lì xì thì mẹ vẫn sắm quần áo cho con được".
"Đúng là như vậy! Nhưng nếu có tiền lì xì của con thì ba mẹ đỡ phải lo lắng nhiều cho việc kiếm tiền để mua áo mới cho con".
Tưởng như thế là ổn, không ngờ mùng 1 tết năm ấy con trai đã làm tôi bẽ mặt với đại gia đình bên chồng. Sau khi nhận khá nhiều phong bao đỏ tươi từ ông bà nội, cô, chú, bác, anh, chị, cháu chạy thẳng đến chỗ tôi nói với giọng ấm ức: "Đây! Cống nạp hết cho mẹ đấy".
Cả nhà cười ồ, hỏi sao con lại nói như vậy, bé trả lời: "Mẹ bắt con phải cống nạp hết cho mẹ chứ không được giữ". (Cũng may hôm ấy toàn người trong gia đình chứ không thì tôi chẳng biết trốn vào đâu!).
Tết năm bé học lớp 2, tôi có thỏa thuận với con là mẹ chỉ giữ giùm, khi hết tết chúng ta cùng đếm xem tổng cộng có bao nhiêu (lúc này bạn ấy đã làm phép cộng rất giỏi, biết tiêu tiền và biết giá trị từng tờ tiền). Từ đó chúng ta sẽ bàn đến việc tiêu như thế nào.
Cứ tưởng mấy ngày tết trôi đi một cách êm ả. Nhưng không, cũng lại vào ngày mùng 1 tết, sau khi nhận phong bao đỏ là bé mở ra xem ngay: "Mẹ ơi, ông bà nội lì xì cho con 50.000 đồng lận!". Vợ chồng tôi cùng yêu cầu bé không được làm như vậy trước mặt mọi người, rất kỳ cục. Nhưng bé nghe lời bằng cách vô nhà vệ sinh xem rồi đi ra thì thầm với mẹ: "Chú út thật là ki bo mẹ ạ, lì xì cho con có 20.000 đồng".
Tôi giải thích hết lời: "Tục lệ lì xì có ý nghĩa là mừng tuổi cho trẻ em, để trẻ em gặp được điều may mắn, tốt lành trong năm mới. Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà người lớn sẽ quyết định số tiền lì xì cho trẻ em. Nó thể hiện tấm lòng của người lì xì là mong muốn điều tốt lành đến với người được cho chứ không phải nhiều tiền hay ít tiền". Nhưng con tôi vẫn không đồng ý: "Nhưng nhà chú út to hơn, đẹp hơn nhà ông nội mà. Sao chú lì xì cho con ít hơn ông nội?".
... Sau ngày đầu tiên trở lại trường học, về nhà bé thắc mắc: "Sao bạn Anh Khôi được lì xì 16 triệu mà con chỉ có 3.700.000 đồng?". Rồi bé than: "Con rất buồn. Các bạn trong lớp ai cũng có nhiều tiền lì xì hơn con". Và bé còn kết luận: "Con thật xui xẻo! Toàn gặp những người ki bo nên mới lì xì ít thế". Đến đây tôi đành phải nhờ cô giáo chủ nhiệm giảng cho tất cả các bé trong lớp một bài học về tiền lì xì và cách tiêu tiền lì xì.
Ước được ăn thoải mái ở căng-tin
Sau buổi sum họp gia đình, ba chồng tôi gọi cháu vào phòng riêng tâm sự, thì ra anh chàng ước ao có tiền để đi ăn ở căngtin trường một cách thoải mái (tôi không cho con tiền mang đi học, chỉ thỉnh thoảng dẫn cháu vào căngtin ăn dưới sự kiểm soát của mẹ thôi), ước ao có máy bay điều khiển từ xa và mang đến lớp chơi để các bạn thèm thuồng. Món này bé nói thích từ đầu năm học.
Tôi thường không chiều ý con một cách dễ dãi. Tôi bảo con phải cố gắng học giỏi thì đến ngày sinh nhật vào cuối năm học ba mẹ sẽ tặng. Thì ra ở lớp của con, một số bạn con nhà giàu thường mang những loại đồ chơi đắt tiền đến lớp chơi một mình chứ không cho bạn khác chơi chung
Theo Phương Lê/Tuổi Trẻ
Phụ huynh tranh luận giao bài tập về nhà dịp Tết Bên canh nhiêu phu huynh mong muôn cô giao giao bai tâp vê nha trong dip nghi Têt dài ngày, cung co y kiên cho răng không cân thiêt. Lịch nghỉ Tết năm nay dài, nhiêu phu huynh mong muôn cô giao giao bai tâp vê nha đê tre giư đươc thoi quen hoc tâp cho các con. Duy trì "phong độ" Năm...