Sai lầm cơ bản khiến bạn lộ thông tin cá nhân, mất tiền trong thẻ
Số thẻ tín dụng có thể bị lộ do bản thân người dùng sơ suất, hoặc khả năng bảo mật kém từ những nhà cung cấp dịch vụ mua hàng online.
Thời gian gần đây, các thông tin cá nhân được cho là của khách hàng FPT Shop và Thế Giới Di Động liên tục bị đăng tải lên diễn đàn r***.ms, nơi chuyên chia sẻ những dữ liệu mật được khai thác từ trên mạng. Những thông tin này bao gồm email, số điện thoại, tên và cả số tài khoản ngân hàng.
Điều này dấy lên nhiều lo ngại về vấn nạn đánh cắp dữ liệu cá nhân từ các tin tặc. Thậm chí, nhiều người dùng cũng cho biết bản thân đã bị lừa sạch tiền trong tài khoản khi giao dịch qua Internet. Dưới đây là những chiếc “bẫy thông tin” cơ bản khiến người dùng có thể trở thành nạn nhân của kẻ gian.
Lộ số thẻ vì chủ quan
Nguyên nhân đầu tiên của việc lộ thông tin có thể đến từ những thói quen hàng ngày của người dùng.
Việc sử dụng các loại thẻ ATM hoặc Visa trong quá trình mua sắm, thanh toán các hóa đơn đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có ý thức bảo mật thông tin trên thẻ trong các giao dịch thường ngày. Họ thường có thói quen đưa thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng cho nhân viên thanh toán nhưng không kiểm soát quá trình quẹt thẻ. Việc này có thể dẫn đến nhiều rủi ro không thể lường trước.
Đối với thẻ tín dụng, người dùng nên ghi nhớ ba số bảo mật sau thẻ (số CCV) vào một nơi an toàn. Sau đó, người dùng có thể cạo sạch ba số này để phòng rủi ro khi bị mất thẻ. Hạn chế chia sẻ ảnh chụp thẻ và chia sẻ lên mạng xã hội.
Một bức ảnh bao gồm cả thông tin khách hàng, mã số sản phẩm và chứng minh thư của khách bị chia sẻ trên diễn đàn.
“Trong trường hợp chủ thẻ mất kiểm soát hoặc không biết thẻ được mang đi đâu, các thông tin trên thẻ từ có thể bị sao chép lại để làm thẻ giả. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nó cũng đang trở thành vấn nạn khắp nơi trên thế giới”, ông Rahn Wood, phó Giám đốc Phụ trách khối Khách hàng bán lẻ Eximbank cho biết.
Thêm vào đó, hiện nay khi đi mua sắm, đặc biệt là mua hàng trả góp, người dùng sẽ phải để lại nhiều thông tin cá nhân như số căn cước, số điện thoại, email… cho các nhà bán lẻ. Nếu nhà bán lẻ bảo mật kém, hacker có thể sẽ tấn công những hệ thống này và lấy đi toàn bộ số thông tin nhạy cảm.
Bên cạnh đó, một số cửa hàng cũng yêu cầu người mua để lại thông tin cá nhân như email, họ tên, số điện thoại, ngày sinh… để có thể hưởng các chính sách khuyến mãi. Người dùng nên cân nhắc kỹ và hạn chế cung cấp thông tin dạng này. Hacker khi có dữ liệu này trong tay có thể áp dụng các kỹ thuật xã hội để dò mật khẩu các tài khoản quan trọng khác, tìm thêm các thông tin liên quan và ra tay khi ở thời điểm chín muồi.
Tải các tập tin lạ từ Internet, dùng phần mềm bẻ khóa
Video đang HOT
Khi tải các tập tin không rõ nguồn gốc từ Internet, người dùng có khả năng bị lây nhiễm mã độc được cài cắm sẵn và rất dễ lây lan sang các thiết bị khác.
Với tập tin được cho là thông tin liên quan đến khách hàng của FPT Shop do một thành viên trên diễn đàn r***.com đăng tải, khi người dùng mở các tập tin này, máy tính của người dùng sẽ bị lây nhiễm mã độc đã được đính kèm trong các tệp tin thực thi. Thông tin này được đại diện Cục ATTT xác nhận.
Ảnh cho thấy hacker đã cài mã độc vào tập tin được cho là dữ liệu thông tin của khách hàng FPT Shop.
Khi đó, thông tin trên máy tính của người dùng có thể bị chiếm đoạt, mã hóa, bị xóa toàn bộ. Tệ hại hơn, máy tính của người dùng có thể bị lợi dụng để tấn công sang máy tính, hệ thống khác.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người sử dụng máy tính tại Việt Nam có thói quen tải các ứng dụng lậu, phần mềm bẻ khóa trôi nổi trên các diễn dàn. Những phần mềm này nhiều khả năng ẩn chứa mã độc của tin tặc và chúng sẽ đánh cắp dữ liệu hay có thể chiếm luôn quyền kiểm soát máy tính.
Nhập thông tin thẻ vào các web lừa đảo
Đầu tháng 10 vừa qua, hàng loạt người dùng Facebook cho biết đã bị kẻ gian lừa đảo bằng hình thức tạo các trang web giả, sau đó lấy cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Theo đó, kẻ gian sẽ gửi cho nạn nhân những đường link trang web như: https://westernunion-confirm.weebly.com/ hoặc https://nhantienonlinequocte.weebly.com/internetbanking.html và yêu cầu đăng nhập các thông tin để thực hiện giao dịch.
Sau khi truy cập theo đường dẫn trên, nạn nhân được chuyển đến một trang web có giao diện tương tự trang web của công ty Western Union có trụ tại Mỹ. Thực chất, đây đều là những trang giả mạo.
Tại đây, trang web lừa đảo này sẽ yêu cầu nạn nhân điền thông tin tài khoản ngân hàng và mật khẩu để đăng nhập. Tiếp đó, nạn nhân sẽ cần điền đầy đủ thông tin và mã xác nhận OTP của tài khoản ngân hàng đang sử dụng.
Chỉ vài phút sau khi nhập mã OTP, số tiền trong tài khoản của những người này lập tức bị trừ sạch. Thủ đoạn trên không mới, bởi dùng hình thức “phishing” (tạo website giả mạo), nhưng vẫn lừa được những nạn nhân ít kinh nghiệm giao dịch trực tuyến.
Kẻ gian tạo trang web giả để lừa lấy mã OTP tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Trong một email gửi đến Zing.vn cuối 2017, ông Sabbir Ahmed – Giám đốc khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ một số khuyến cáo đến người dùng để bảo vệ thông tin cá nhân.
Nguyên tắc quan trọng nhất là người dùng cần giữ thẻ cẩn thận như giữ tiền trong túi, luôn mang theo thẻ và không bao giờ đưa thẻ cho người khác sử dụng, hoặc chia sẻ thông tin về thẻ như số thẻ, ngày hết hạn, số PIN, số CVV (ba chữ số ở mặt sau thẻ).
Khi mua hàng trực tuyến, chủ thẻ nên kiểm tra xem trang web đó có phải là trang web được bảo mật hay không. Dấu hiệu để nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ. Chỉ nên giao dịch với những trang web có uy tín. Một số trang web mua hàng có thêm các tính năng như “Được xác nhận bởi Visa” hay “Mã bảo mật của MasterCard”. Đây là biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ.
Đồng thời, các chủ thẻ cũng cần lưu ý đến những tin nhắn điện thoại thông báo giao dịch và kiểm tra kĩ sao kê. Khi thấy nghi ngờ về bất kì giao dịch nào, chủ thẻ cần báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt. Nếu chủ thẻ thận trọng và báo cáo kịp thời các giao dịch có dấu hiệu bất thường với ngân hàng càng sớm, ngân hàng sẽ có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
Theo Báo Mới
Khách bực bội vì Starbucks bắt buộc nạp tiền vào thẻ thành viên
Việc doanh nghiệp phát hành thẻ thành viên và yêu cầu khách phải nạp tiền vào mới được thanh toán khi mua hàng và tích điểm thực chất là hình thức huy động vốn. Bên cạnh đó, cần nhìn nhận đây cũng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhiều khách hàng của Starbucks Việt Nam đang tỏ ra khá bất ngờ với chính sách mới của thẻ thành viên. Cụ thể, thương hiệu này vừa nâng cấp Starbucks Rewards, chương trình tích điểm, đổi thưởng với thẻ Starbucks thành viên mới vào tài khoản hiện tại của khách. Có điều, điểm chỉ có thể được tích lũy khi khách hàng thanh toán bằng thẻ Starbucks đã được đăng ký.
Và như thế những chiếc thẻ thành viên mà khách hàng sở hữu trước đó mặc định trở thành thẻ cũ. Khách phải đến cửa hàng đăng ký kích hoạt thẻ mới, đồng thời tải app của Starbucks về để thanh toán khi thường xuyên sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng Starbucks Vietnam.
Hơn nữa, hiện tại ứng dụng Starbucks Vietnam chưa có chức năng nạp tiền trực tiếp từ thẻ ngân hàng vào tài khoản càng dễ làm cho việc hoạt động chuyển tiền của khách thêm bất tiện.
Là một khách hàng thường xuyên của Starbucks, anh Bá Dương (Q.3, TP.HCM) tỏ ra băn khoăn với NLĐO về chính sách mới này vì phải nạp tiền vào thẻ rồi mới được mua hàng và tích điểm chứ quán không nhận tiền mặt. Nếu khách muốn xem lịch sử giao dịch, số dư trong thẻ phải đăng nhập vào tài khoản trên hệ thống Starbucks.
"Phải chăng đây là một cách huy động vốn không tốn chi phí của doanh nghiệp?", anh này đưa ra thắc mắc với NLĐO.
Thanh toán qua app là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay
Xác nhận đây là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, chuyên gia tài chính - TS Huỳnh Trung Minh phân tích rõ trên NLĐO rằng: "Thẻ thành viên có thể nhận tiền nạp vào nhưng không thể quy đổi điểm trong thẻ thành tiền mặt, khác với ví điện tử. Doanh nghiệp phát hành thẻ thành viên, cho phép khách hàng nạp tiền thực chất là một dạng huy động vốn nhàn rỗi của khách hàng, nhất là với những thương hiệu có lượng khách hàng lớn. Doanh nghiệp sẽ có ngay nguồn vốn lớn để sử dụng mà không phải trả lãi. Đổi lại, ở góc độ khách hàng cũng có lợi vì thẻ thành viên thường được giảm giá, khuyến mại để khuyến khích người dùng nạp tiền nhiều hơn".
Theo đó, ví điện tử là một ứng dụng trên điện thoại di động, có thể liên kết với thẻ ngân hàng để chuyển tiền, thanh toán trực tuyến nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khách nhau.
Như trường hợp của GrabPay ban đầu dùng cho thanh toán nội bộ Grab, nhưng sau đó hãng này liên kết với Moca cho ra đời ví điện tử GrabPay by Moca để mở rộng thanh toán nhiều dịch vụ khác.
Nhiều người dùng trước đó từng thấy rất bất tiện và rắc rối với phương thức thanh toán mới của Grab thông qua GrabPay by Moca, vì ví điện tử này không cho sử dụng thẻ Visa và Master Card, mà khách buộc phải có thẻ ATM.
Phản hồi người dùng, Grab nói theo quy định của pháp luật Việt Nam, người dùng cần liên kết tài khoản ngân hàng với ví điện tử. GrabPay by Moca là ví điện tử của Grab cho nên người dùng phải có thẻ ATM từ những ngân hàng có liên kết với Grab mới kích hoạt thanh toán được.
Tuy nhiên, Grab cũng nói nếu không có thẻ ATM được hỗ trợ để liên kết với GrabPay by Moca, người dùng có thể thanh toán trực tiếp từng chuyến đi bằng thẻ Credit/ Debit Quốc tế phát hành bởi tất cả các ngân hàng khi thêm các loại thẻ này vào ứng dụng Grab.
Tương tự, một chuyên gia tài chính nói với NLĐO rằng việc thẻ thành viên có tính năng nạp tiền và thanh toán như trường hợp của Starbucks Vietnam hiện khá phổ biến trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Có thể lấy thẻ N KID Family của hệ thống khu vui chơi cho trẻ em TiNiWorld làm ví dụ. Đây là loại thẻ dùng để thanh toán cho tất cả dịch vụ của TiNiWorld, gồm cả chi phí vào cổng.
Theo dõi trên fanpage của Starbucks Vietnam sẽ thấy đa phần người dùng trẻ lại tỏ ra khá háo hức với chính sách thẻ thành viên mới của chuỗi quán cà phê Mỹ nổi tiếng này. Bởi đi kèm theo đó là những phiên bản thẻ "giới hạn", những quà tặng độc đáo theo mùa nhằm đánh trúng tâm lý của giới trẻ hiện nay. Họ thậm chí có thể chấp nhận nạp 2 triệu tiền mặt vào thẻ thành viên Starbucks Vietnam mới chỉ để nhận một món quà theo sở thích. Một bạn trẻ cho biết Starbucks Trung Quốc đã áp dụng hình thức thanh toán qua app từ lâu, rất nhanh chóng, tiện dụng và nay mới có mặt tại Việt Nam.
Ở một diễn biến khác liên quan, tại cuộc gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ hồi đầu tháng 9, đại diện Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cho biết Lotte Card sẽ tập trung phát triển tài chính tiêu dùng không sử dụng tiền mặt, ứng dụng công nghệ tài chính (fintech, findata) tại Việt Nam.
Theo đó, hiện Lotte Card đã có khoảng 1,5 triệu khách hàng tại các siêu thị, trung tâm mua bán ở Việt Nam. Việc Lotte Card mua lại Công ty tài chính TechcomFinance của Techcombank trong tháng 3.2018 là cơ sở quan trọng để Lotte Card phát triển hơn nữa.
Điều này có thể dự báo một loại thẻ thành viên thanh toán nội bộ thương hiệu tương tự Starbucks, TiNiWorld có thể sẽ xuất hiện trong tương lại gần, hoặc đó sẽ là một loại hình ví điện tử khác tương tự GrabPay by Moca.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng và chủ trương được Nhà nước ủng hộ. Điểm quan trọng là sự nở rộ của các loại thẻ thành viên có tính năng như thẻ thanh toán góp phần khuyến khích thúc đẩy các kênh thanh toán không dùng tiền mặt, bên cạnh sự phát triển của ví điện tử và các ứng dụng thanh toán qua ngân hàng.
Theo Báo Mới
Ứng dụng thanh toán điện tử mới sắp ra mắt tại Châu Á Ứng dụng Payasian bao gồm các chức năng E-Wallet: Ví điện tử thanh toán châu Á, chấp nhận các đồng tiền tệ khác nhau và cả tiền điện tử; Exchange: Trung tâm trao đổi tiền tệ quốc gia và ngược lại; Payment: Thanh toán Mobile - Internet; Social: Mạng xã hội chia sẻ. Tại sự kiện, ông Vũ Mạnh Hùng - Thành viên...