Sai lầm chết người khi ăn trứng gà sống
Có nhiều người cho rằng, dù chế biến trứng theo cách nào thì khi ăn vào cũng hấp thụ dinh dưỡng như nhau, trên thực tế điều này không đúng.
Trứng gà là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có thể cung cấp cho bạn vô số những lợi ích sức khỏe. Trứng gà sống có tác dụng tương tự như trứng gà chín.
Trung bình một quả trứng sống (khoảng 50g) chứa các thành phần dinh dưỡng như:
Calo: 72
Protein: 6g
Chất béo: 5g
Folate: 6% RDI (*)
Vitamin A: 9% RDI
Phốt pho: 10% RDI
Selenium: 22% RDI
Vitamin B5: 8% RDI
Video đang HOT
Vitamin B2: 13% RDI
Vitamin B12: 7% RDI
* RDI (Reference Daily Intake): Mức độ tiêu thụ hàng ngày của một chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, một quả trứng sống còn chứa 147 mg choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp não khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe của tim.
Trứng gà là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, ngoài ra trong trứng còn chứa nhiều axit amin thiết yếu mà con người cần.
Trứng sống cũng chứa nhiều lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt của bạn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung ở lòng đỏ, phần lòng trắng trứng chủ yếu chứa protein.
Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Trên thực tế, ăn trứng sống không chỉ mất vệ sinh, mà còn rất dễ ăn phải các vi khuẩn truyền nhiễm, lại chỉ thu được từ 30-50% dinh dưỡng vốn có trong quả trứng.
Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol.
Trong một nghiên cứu, ăn hai quả trứng mỗi ngày trong sáu tuần đã tăng mức HDL lên 10%, đây là tác dụng tuyệt vời mà trứng mang lại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó trong lòng trứng gà sống có chứa một số hợp chất như Avidin, Trypsin inhibitor. Hợp chất này có thể khiến đường tiêu hóa của bạn bị ức chế khó tiêu, đồng thời nó còn gây cản trở sự hấp thụ Biotin khiến cho bạn dễ bị chán ăn, mất ngủ, rụng tóc, chậm phát triển, thiếu máu nếu như ăn trứng gà sống trong một thời gian dài.
Liệu ăn trứng gà sống có phải là một cách hay?
Có người cho rằng ăn trứng sống tốt hơn ăn trứng đã nấu chín, có tác dụng nhuận phổi hoặc làm trong giọng nói.
Trên thực tế, một vài nghiên cứu khác lại cho thấy trứng gà sống có khả năng gây nhiễm khuẩn cao cho người sử dụng.
Trứng gà sống rất khó kiểm soát về chất lượng. Bạn rất khó để phân biệt trứng gà từ những con gà khỏe mạnh hay mang mầm bệnh và những trứng gà mới hay để lâu ngày.
Do vậy khi ăn trứng gà sống, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn cao do vi khuẩn bên ngoài vỏ trứng. Chưa kể đến vỏ trứng còn chứa nhiều vi khuẩn Salmonella – yếu tố gây nên ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là nguy hiểm đến trẻ nhỏ đến cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
Đặc biệt lưu ý những người trên 65 tuổi thường có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn ở thực phẩm. Do đó, những người này ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính cũng không nên ăn trứng sống.
Những ai còn thắc mắc có nên ăn trứng gà sống không thì từ bỏ ngay ý định này nhé!
Sĩ tử mùa thi có nên ăn trứng?
Quan niệm học sinh thi cử ăn trứng sẽ bị điểm kém vì trứng có hình tròn giống số "0", ăn chuối thì trượt, ăn xôi đỗ sẽ "đỗ"... là sai lầm về dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Thi cử là thời điểm bước ngoặt của học sinh, đặc biệt là giai đoạn thi vào lớp 10 và thi kết thúc lớp 12. Nhiều cha mẹ và học sinh kiêng khem ăn trứng, ăn chuối... là không đúng.
Trứng là thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao. Trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol... Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.
Chuối cung cấp nhiều năng lượng, vitamin và muối khoáng chất. Đây là thức ăn thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Một loại quả ngon có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ em, những người lao động thể lực cần bồi dưỡng sức khỏe.
Đồng thời, chuối chín được cơ thể tiêu hóa nhanh và cung cấp nguồn năng lượng đáng kể. Chỉ cần ăn quả chuối chín, cơ thể được cung cấp ngay hàng trăm kcal, do đó nó rất cần cho học sinh trong mùa thi.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển lứa tuổi vị thành niên, trước hết là đảm bảo bổ sung năng lượng từ 2.000 đến 2.300 kcal mỗi ngày đối với nữ và 2.100-2.800 kcal một ngày với nam. Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu năng lượng khác nhau. Để đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ cần ít nhất ăn 3 bữa một ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.
Hàng ngày nhu cầu chất đạm khoảng 70 g với nam và 60 g với nữ. Năng lượng từ chất đạm cung cấp chiếm 17% tổng năng lượng của khẩu phần. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc...
Nhu cầu chất béo của cơ thể hàng ngày 60-70 g. Chất béo từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K.
Mùa hè, nắng nóng làm cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon... đặc biệt là học sinh trong mùa thi. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Nếu chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.
Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm. Trong mỗi bữa ăn nên có 4-5 món ăn: món cơm, món chất đạm, rau xanh, canh và hoa quả để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nhu cầu nước cho cơ thể.
Trong mùa thi học sinh phải thức khuya, dậy sớm lao động trí óc mệt mỏi. Cần bổ sung thêm các thực phẩm tiêu hóa và hấp thu nhanh như sữa , sản phẩm của sữa. Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các loại nước xay sinh tố rau xanh và hoa quả như rau má, cà chua, cà rốt, cam, đu đủ, xoài...
Những ai không nên ăn nhiều trứng gà? Những người bị bệnh thận, tiểu đường, mắc bệnh gan và người mẫn cảm với protein cần hạn chế hoặc không nên ăn trứng gà để bảo đảm sức khỏe. Trứng gà là thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi gian bếp gia đình Việt Nam. Với sự đa dạng về cách chế biến và có hàm lượng dinh dưỡng cao như protein,...